Kế hoạch tiếp tục thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm học 2013–2014
I. Mục đích, yêu cầu.
- Tiếp tục làm cho toàn ngành giáo dục và đào tạo nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, nhà giáo và học sinh; góp phần hạn chế, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
- Tiếp tục đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, nội dung thiết thực, tác động đến mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và học sinh hưởng ứng cuộc vận động, tạo ra phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát hiện và nhân rộng điển hình gương người tốt, việc tốt.
ức Hồ Chí Minh trong toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và học sinh: - Đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức: Trọng tâm của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rèn luyện tư cách, phẩm chất thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành pháp luật, không vi phạm đạo đức, thường xuyên học tập nâng cao trình độ. - Đối với học sinh: Tiếp tục triển khai các hoạt động theo chủ đề “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Triển khai chương trình, tài liệu giáo dục đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh do Trung ương biên soạn. 2/ Tiếp tục đưa các hoạt động giáo dục, phê bình về đạo đức, lối sống vào nền nếp: - Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường xuyên. Mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều phải có bản đăng ký học tập với nội dung cụ thể theo chủ đề học tập từng năm. Hàng tháng, trong sinh hoạt Chi bộ, cơ quan, trường học chú trọng thực hiện nội dung nhận xét về tình hình thực hiện đạo đức, lối sống. - Cuối năm có tổng kết, kiểm điểm việc thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức đã đề ra. Đẩy mạnh phê bình, tự phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ. - Cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng, đưa kết quả thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức, lối sống vào tiêu chuẩn đánh giá xếp loại của cơ quan, trường học. 3/ Tổ chức cho toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức và viên chức học tập chủ đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “Là đạo đức, là văn minh “ và phong cách của Bác Hồ. III. Thực hiện triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn kết chặt chẽ, thực hiện đồng bộ với chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; cuộc vận động “hai không” với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1/ Tiếp tục giới thiệu, học tập về thân thế, sự nghiệp và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phổ biến Quy định đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Triển khai thực hiện bộ tài liệu hướng dẫn lồng ghép nội dung cuộc vận động vào giảng dạy một số môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa. - Bằng những hoạt động cụ thể, lập thành tích hướng tới kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2/ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, với các yêu cầu: Mỗi thầy giáo, cô giáo đều thực hiện tốt Quy định về đạo đức nhà giáo; tự học để nâng cao trình độ, đặc biệt là về ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới trong dạy - học và quản lý giáo dục. - Tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Triển khai thực hiện các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và qui định về đạo đức nhà giáo. Kiên quyết chấn chỉnh các vi phạm đạo đức nhà giáo. 3/ Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không”; - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt trong cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh nhằm: + Nhận dạng đầy đủ và sâu sắc hơn các tiêu cực trong giảng dạy, học tập, quản lý giáo dục. + Xác định trách nhiệm của thầy cô giáo, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc triển khai các cuộc vận động, tất cả vì tương lai của học sinh, vì tương lai của đất nước trong thời kỳ hội nhập. + Hoàn thành cơ bản nội dung “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” để thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung vào việc giảm thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra, đánh giá và tiêu cực trong tuyển sinh đầu cấp; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học. - Xác định các biện pháp, tạo điều kiện phù hợp để nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân và ngăn chặn hiện tượng nhà giáo vi phạm pháp luật, đạo đức; phấn đấu để “Mỗi nhà giáo là một tấm gương đạo đức và tự học cho học sinh noi theo”, phát huy tốt “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. - Tiếp tục cải tiến công tác thi đua, khen thưởng, khắc phục bệnh thành tích, chấn chỉnh kỷ cương trong nhà trường để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phát huy tối đa vai trò công cụ quản lý, động lực của công tác này. - Thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách luân chuyển giáo viên theo Quyết định 862/QĐ-UBNDcủa UBND huyên. 4/ Xây dựng bổ sung và ký kết, triển khai Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, Công đoàn và Đội TNTP Hồ Chí Minh về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Hàng năm tổ chức các cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở cho học sinh khó khăn nhằm thực hiện được yêu cầu “3 đủ” đối với học sinh: “đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở” để không còn học sinh bỏ học vì thiếu sách vở, thiếu quần áo hoặc thiếu ăn. - Tổ chức lễ khai giảng năm học mới có cả phần “Lễ” và phần “Hội”, tổ chức bàn giao chất lượng ngay từ đầu năm học. - Tiếp tục triển khai phong trào trồng cây xanh phù hợp và có hiệu quả tốt cho môi trường. Các công trình, di tích lịch sử văn hóa, nghĩa trang liệt sỹ được trường nhận chăm sóc. - Hàng năm tổ chức đánh giá việc đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các tiêu chí đã ban hành. 5/ Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục: - Triển khai và áp dụng Quy định về chuẩn giáo viên; chuẩn hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng - Chuẩn hóa trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từng bước xây dựng nguồn học liệu mở hỗ trợ giảng dạy và học tập (xây dựng tư liệu về văn hóa, lịch sử, địa lý, danh nhân của địa phương). - Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; học tập các nghị quyết của Trung ương, luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các bộ phận chuyên môn, của cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự chuyển biến trong lề lối làm việc, phong cách ứng xử, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân trong trường học để từ đó tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. - Tiếp tục triển khai thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện 3 công khai để người học và xã hội giám sát: công khai chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai thu chi tài chính. Thực hiện 4 kiểm tra. - Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý và tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ. 6/ Đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và công tác kiểm định chất lượng đào tạo. Tăng cường đổi mới có hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá học sinh; kết hợp hình thức thi; đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng phát huy được tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh. Thường xuyên rà soát chất lượng học sinh, có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém kịp thời và đồng bộ. Kiên quyết không để học sinh bỏ học, không đủ tiêu chuẩn lên lớp. 7/ Tiếp tục đầu tư giữ vững trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đã được UBND tỉnh công nhận năn 2012. 8/ Củng cố kết quả và nâng chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt mức độ 2. 9/ Triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/2009/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 10/ Thực hiện chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức Công đoàn, Đội TNTP Hồ Chí Minh. IV. TIẾP TỤC TỔ CHỨC SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM CỦA TỪNG THÁNG - Tháng 01: Ngày sinh viên-học sinh (09/01). - Tháng 02: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02). - Tháng 3: Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3). - Tháng 4: Ngày giải phóng Miền Nam (30/4). - Tháng 5: Ngày Quốc tế lao động (01/5); Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5). - Tháng 6: Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6). - Tháng 7: Ngày Thương binh-liệt sĩ (27/7). - Tháng 8: Ngày toàn quốc kháng chiến (19/8). - Tháng 9: Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9). - Tháng 10: Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10). - Tháng 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). - Tháng 12: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12). V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1/ Làm tốt công tác tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, tới cha mẹ học sinh và các tầng lớp trong xã hội hiểu được mục đích, yêu cầu nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí, hành động, quyết tâm thực hiện các cuộc vận động. 2/ Tăng cường đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá học sinh, đánh giá kết quả giáo dục. Xây dựng phương án tổ chức t
File đính kèm:
- Ke hoach hoctapdao ducHCM_2013-2014.doc