Kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy - Học năm học 2014 – 2014

I. Thực trạng về chất lượng dạy và học năm 2013-2014:

 1. Giáo dục đạo đức học sinh:

 - Nhà trường đã tập trung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học, đặc biệt là thông qua môn GDCD và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

 - Nhìn chung hạnh kiểm của học sinh toàn trường đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Phần lớn học sinh ngoan hiền, chăm chỉ trong học tập và tham gia tốt các hoạt động do nhà trường tổ chức.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy - Học năm học 2014 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh toàn trường đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Phần lớn học sinh ngoan hiền, chăm chỉ trong học tập và tham gia tốt các hoạt động do nhà trường tổ chức. 
	- Tuy nhiên vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm nội quy nhà trường và quy chế thi cử.
	Kết quả:
	 Loại Tốt: 389 – 89,27 %
	 Loại Khá: 39 – 9,9 %
	 Loại TB: 01 – 0,23%
	 Loại Yếu: 0
	So với cùng kỳ năm qua: Hạnh kiểm Khá, Tốt tăng 6%
	Hạn chế: Học kỳ số học sinh vi phạm nhiều, đang còn tình trạng HS bỏ học vô lý do: phần lớn là do điều kiện gia đình - phụ huynh ít quan tâm, Bố mẹ đi làm ăn xa. Do tác động mặt trái của xã hội, điều kiện hoàn cảnh gia đình.
	2. Các môn văn hóa.
	- Học sinh xác định được động cơ học tập, tinh thần thái độ học tập tốt, nắm vững phương pháp tự học và kiến thức chuẩn qua hướng dẫn của thầy cô giáo. Ngoài ra, nhiều em cũng đã biết tự học Toán và T.Anh qua Internet để tự bồi dưỡng kiến thức học tập. 
	Kết quả chung:
	 Giỏi : 20 – 4,66 %
	 Khá : 152 – 35,43 %
	 TB : 174 – 40 ,06 %
	 Yếu : 62 – 14,5 %
	 Kém: 0
	So với cùng kỳ năm qua:
	 Học lực Giỏi: 13 Tăng 7- 1,36 %
 Học lực Khá: 105 Tăng 47- 8,53 %
 Học lực TB: 186 giảm 12- 6,46 %
 Học lực Yếu: 86 giảm 24- 8 %
 Học lực Kém: 0 %
Nguyên nhân: Có được kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm qua do:
- Đa số học sinh có động cơ học tập tốt hơn. 
- Năm đầu tiên áp dụng dạy học theo nội dung chương trình giảm tải theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
- Thầy cô giáo có nhiều cải tiến trong phương pháp soạn giảng và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN và nội dung chương trình giảm tải.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của tiêu chí xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia thì chưa đạt yêu cầu. Học sinh yếu chiếm 14,5% (vượt 10%)
	II. Những giải pháp nâng cao chất lượng dạy - học năm học 2014-2015.  	Để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2014-2015, nhiệm vụ trước mắt cần tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu-kém ở các môn, tỷ lệ học sinh bỏ học. Nhà trường xác định những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học trong năm học 2014-2015 như sau:
	1. Tiếp tục thực hiện 2 cuộc vận động lớn và phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
	Ban giám hiệu nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên trong đơn vị tiếp tục thực hiện 2 cuộc vận động lớn của ngành (cuộc vận động “Hai không”, “Học tập và làm theo tấm gường đạo đức Hồ Chí Minh”) và phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
	Việc tuyên truyền, giáo dục các nội dung trên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm củng cố lòng yêu ngành, yêu nghề, ý thức tu dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống và ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đội ngũ. Trên cơ sở làm tốt công tác tư tưởng đội ngũ giáo viên đề cao trách nhiệm đối với học sinh trong giảng dạy.
	Một trong những yêu cầu về “trường học thân thiện, học sinh tích cực” là giáo viên phải thật sự thân thiện với học sinh trong quá trình giảng dạy, từ đó tạo cho học sinh lòng tin trong quá trình học tập, không mặc cảm và có ý thức vươn lên trong học tập.
	2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là động lực để nâng cao chất lượng dạy-học:       
	- Tích cực động viên cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đồng thời tạo điều kiện tốt cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp với tình hình của trường, lớp, bộ môn, nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính để soạn bài và thiết kế bài giảng có UDCNTT. 
	- Nâng cao chất lượng đội ngũ còn được thể hiện ở nhận thức của giáo viên về chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn mình giảng dạy.
	- Việc nâng cao chất lượng đội ngũ được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau như phong trào tự học, phong trào hội giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm thông qua nội dung sinh hoạt các tổ, nhóm chuyên môn. 
	3. Tích cực đổi mới công tác giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
	Tiếp tục đổi mới việc giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng và rèn luyện khả năng tự học đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
	Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT trong giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ giáo viên.
Cần coi trọng phương pháp giảng dạy theo hướng thân thiện, bồi dưỡng tình cảm, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Giáo viên phải thể hiện sự quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh kịp thời nắm bắt những nhu cầu về học tập của học sinh.
	Việc kiểm tra đánh giá, cho điểm phải thiết thực động viên được ý thức học tập của học sinh, không vì kiểm tra mà làm cho học sinh chán nản học tập, tạo mọi cơ hội cho học sinh vươn lên, động viên, khuyến khích các em dù chỉ là tiến bộ rất nhỏ trong học tập. 
	4. Giảm thiểu học sinh lưu ban và chống bỏ học:
	Hoạt động dạy và học cần chú ý quan tâm đến cả ba đối tượng học sinh, vừa quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi vừa tăng cường phụ đạo học sinh yếu, kém.
	Thực hiện dạy và học đầy đủ các môn, kết hợp thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình với chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn. Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động”. 
	Tiếp tục dạy phụ đạo cho học sinh lớp 6,7,8, 9 thuộc các môn: Toán, Ngữ văn, Hóa học, T.Anh và Vật lý , động viên GV đăng ký mở các lớp dạy phụ đạo thêm ngoài kế hoạch nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm..
	Tích cực vận động chống bỏ học giữa chừng bằng nhiều hình thức, đặc biệt đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự xứng đáng là người phụ trách trực tiếp, gần gũi và thân thiện với các em, kịp thời nắm bắt hiện tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh nghỉ học, tìm cách động viên, thuyết phục, vận động học sinh trở lại lớp học.
	5. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học:
	Thực hiện đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học được xác định là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
	Việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
	- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của BGH, tổ trưởng chuyên môn về việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên.
	- Tích cực kiểm tra việc thực hiện nội dung giảng dạy, ra đề kiểm tra, chấm bài kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.
	- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các tổ, nhóm chuyên môn làm cho sinh hoạt chuyên môn trở thành diễn đàn trao đổi, bàn bạc, thống nhất cách dạy, cách ra đề kiểm tra, cách chấm bài kiểm tra phù hợp với tình hình, đặc điểm của đối tượng học sinh. 
	6. Tích cực đầu tư CSVC, thiết bị dạy học:
	- Nhà trường có kế hoạch về xây dựng, bảo đảm đủ chỗ ngồi, ánh sáng, sữa chữa các công trình vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh học đường.
	- Xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị, thanh lý những loại hóa chất, thiết bị hư hỏng không còn sử dụng được. Tích cực mua săm và sửa chữa CSVC, thiết bị dạy học phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động dạy và học.
	- Có kế hoạch nâng cấp thư viện đạt chuẩn, bổ sung các loại sách tham khảo. Nâng cao khả năng hoạt động của thư viện để thu hút và tạo điều kiện cho học sinh tham gia đọc sách, tích lũy kiến thức từ thư viện.
	7. Các chỉ tiêu phấn đấu cuối năm học 2014-2015: 
	Về hạnh kiểm : 
	Loại tốt : 95%
	LoạiKhá :5% 
	Về học lực :
 	Giỏi : 25 – 5 %
	 	 Khá : 180 – 36 %
	 	TB : 270 – 54 %
	 	Yếu : 25 – 5 %
	 	 Kém: 0
	III. Tổ chức thực hiện 
	1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu:
	- Xây dựng kế hoạch, kèm theo những giải pháp cụ thể và triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị.
	- Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo trang cấp thêm những thiết bị dạy học, có kế hoạch thanh lý những thiết bị không còn sử dụng được, đồng thời lập kế hoạch mua sắm phù hợp điều kiện nhà trường để ứng nhu cầu sách, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
	- Xây dựng các kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động chuyên môn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi các hoạt động chuyên môn, đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tổ chức, quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn một cách có nề nếp, khoa học và hiệu quả. Quản lý tốt hoạt động dạy thêm, học thêm sao cho việc tổ chức dạy thêm, học thêm vừa có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, vừa bảo đảm tính nguyên tắc không làm trái với quy định Nhà nước, không gây phiền hà cho nhân dân.
	- Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua học tập trong học sinh. 
	3. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn:
	- Xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động chuyên môn của tổ, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi hoạt động chuyên môn của các thành viên trong tổ
	- Sắp xếp các nhóm chuyên môn một cách hợp lý, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho tổ, nhóm thiết thực có hiệu quả theo tinh thần đổi mới.
	- Có kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức học tập, trao đổi về việc dạy và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
	4. Trách nhiệm của Tổng Phụ trách Đội:
	- Thường xuyên giáo dục động cơ, thái độ học tập cho học sinh thông qua lễ chào cờ đầu tuần, có những hình thức giáo dục học sinh phong phú, hiệu quả, tích cực tham gia vận động học sinh chống bỏ học.
	- Phát động phong trào “Xây dựng tủ sách dung chung”, mỗi học sinh góp một đầu sách tham khảo để nâng cấp Thư viện nhà trường. 
	5. Trách nhiệm của giáo viên:
	- Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình, nghiên cứu và thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn. Tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp dạy và học theo phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động”.
	- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn đặc biệt chú

File đính kèm:

  • docke hoach nag cao chat luong thcs.doc
Giáo án liên quan