Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. Học sinh học tập môn Sinh học, đa số các em cho là môn học phụ và có nhiều em chán học, không tích cực với môn học.
Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm
Chất lương môn học còn rất thấp
Nhiều học sinh phần lớn chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên,.
2. Nguyên nhân của sự việc trên do:
- Một vài giáo viên chưa thật sự đầu tư, chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh hoặc một ấn tượng nào.
- Học sinh thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà.
– ĐHSP. TPHCM - Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH GDCD trường THCS - Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân 6 năm học 2011-2012 của giáo viên Đỗ Thị Phương Tần trường THCS Thị Trấn- Dương Minh Châu. 2.5 Vấn đề nghiên cứu : Việc ứng dụng giáo án điện tử có làm tăng kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 7ª 5 trường THCS Thạnh Đức hay không? 2.6 Giả thuyết nghiên cứu: Việc ứng dụng giáo án điện tử có sử dụng hình ảnh có nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động , âm thanh có làm tăng kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 7ª 5 trường THCS Thạnh Đức. 3. Phương pháp 3.1 Khách thể nghiên cứu: Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 7ª 5 và 7ª6 trường THCS Thạnh Đức vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả phía đối tượng học sinh và giáo viên. Chọn 2 lớp: lớp 7ª 5 và lớp 7ª 6, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: sĩ số lớp, trình độ học sinh, số lượng, giới tính, độ tuổi, dân tộc,... Hơn nữa, đây là hai lớp được tôi trực tiếp giảng dạy trong quá trình nghiên cứu. Những yếu tố đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi. Tôi chọn lớp 7ª 5 làm lớp thực nghiệm, lớp 7ª 6 làm lớp đối chứng. Lớp Tổng số học sinh Nam Nữ Dân tộc Kinh Lớp 7ª 5 37 16 21 37 Lớp 7ª 6 36 17 19 36 Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực, chủ động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn một số học sinh năng lực tư duy hạn chế, thụ động, ít tham gia các hoạt động chung của lớp. Kết quả học tập của học sinh môn Giáo dục công dân hai lớp gần giống nhau trong HKI ( 2012-2013) Xếp loại học lực môn GDCD HKI năm học 2012-2013 Tổng số Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Lớp 7a 5 7 11 4 15 37 Lớp 7a 6 7 8 16 5 36 3.2 Thiết kế nghiên cứu Chọn hai lớp 7a 5 và 7a 6 là hai lớp nguyên vẹn của trường THCS Thạnh Đức. Lớp 7a5 là lớp thực nghiệm, lớp 7a6 là lớp thực đối chứng. Lấy kết quả bài kiểm tra học kỳ I của cả hai lớp để làm bài kiểm tra trước tác động. BẢNG KIỂM CHỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM TƯƠNG ĐƯƠNG Thực nghiệm Đối chứng Gía trị Tb 6,5 5,7 Lệch GT-TB 2,0 Giá trị P 0,08 Giáo viên sử dụng kết quả bài kiểm tra này và nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm chứng T-test độc lập ở bài kiểm tra trước tác động ( p=0.08 (>0,05)). Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của cả hai nhóm và còn suy ra sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa. Kết luận được kết quả học tập 2 lớp trước tác động là tương đương nhau. Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm tương đương: Sau đó giáo viên cho làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì II và lấy kết quả bài kiểm tra làm bài kiểm tra sau tác động . Cụ thể: - Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm. - Bài kiểm tra sau tác động giáo viên cho một đề cho hai lớp cùng làm. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài. Bảng thiết kế nghiên cứu: Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Lớp 7a5 ( TN ) O1 Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học O3 Lớp 7a6 ( ĐC ) O2 Không sử dụng giáo án điện tử trong dạy học O4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. 3.3 Quy trình nghiên cứu - Chuẩn bị bài của giáo viên Tôi trực tiếp giảng dạy lớp đối chứng : Khi giảng dạy lớp đối chứng tôi thiết kế bài học không có sử dụng giáo án điện tử, các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường. Đối với lớp thực nghiệm : Tôi trực tiếp giảng dạy. Tôi đã thiết kế bài học bằng giáo án điện tử. Giáo viên thực hiện các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường, chỉ chú trọng trực quan theo hướng sử dụng triệt để công cụ hỗ trợ từ giáo án điện tử: gồm các hình ảnh đẹp, bài hát,…Giáo viên sưu tàm các tài liệu, hình ảnh ở các website thuviengiaoduccongdan.com, baigiangbachkim.com,… - Tiến hành thực hiện Giáo viên dạy lớp 7a5: Tổ chức dạy học có sử dụng giáo án điện tử ( khai thác triệt để các hình ảnh, video clip, âm thanh nhạc cụ …có thể khai thác trên mạng Internet,...). Thời gian thực hiện vẫn theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu Lấy kết quả bài kiểm tra học kỳ I, đề chung là kết quả bài kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì II .Bài kiểm tra sau tác động gồm 03 câu tự luận và giải quyết một tình huống. Tiến hành kiểm tra và chấm bài kiểm tra Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng . 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận Phân tích dữ liệu Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Lớp thực nghiệm (7a5) Lớp đối chứng (7a6) Điểm trung bình cộng 6,5 7,7 5,7 6.9 Độ lệch chuẩn 2,0 1,8 2,1 1,0 Giá trị P của T-test 0,024 Mức độ ảnh hưởng 1,00 7a5 7a6 Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữ hai lớp trước và sau tác động. Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu (cột 1 và 4) trước tác động là hoàn toàn tương đương. Sau khi có sự tác động bằng phương pháp giảng dạy mới giáo án điện tử cho kết quả hoàn toàn khả quan (cột 2 và cột 5). Bằng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình cho kết quả p = 0,024 <0,05 cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Điều này minh chứng là điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự tác động. Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD): SMD = 1,00 nên mức độ ảnh hưởng của tác động khi sử dụng giáo án điện tử trong dạy học là lớn. Giả thuyết được kiểm chứng: “Sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 7ª 5”. Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết quả của lớp thực nghiệm 7ª1 Lớp 7a5 Theo thang bậc điểm Cộng Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Trước TĐ 0 4 12 10 4 30 0% 13.33% 40.00% 33.33% 13.33% 100% Sau TĐ 0 2 7 15 6 30 0% 66.67% 23.33% 50.00% 20.00% 100% Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động của lớp thực nghiệm 7a5. Bàn luận - Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, chênh lệch điểm số là 7,7-6,9 =0,8 - Độ chênh lệch điểm trung bình tính được SMD = 1,00 chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. - Mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn, p = 0,024 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động mà có. - Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: yếu, trung bình, khá. Số học sinh yếu giảm nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể, đặc biệt có học sinh đạt kết quả giỏi. Hạn chế - Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn đôi chỗ lúng túng, việc thu thập các hình ảnh trong cuộc sống hằng ngày, các bài hát và âm thanh nhạc cụ,… còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên cần phải có kỹ năng thiết kế bài trình chiếu điện tử, kỹ năng tìm và chia xẻ tư liệu trên mạng Internet… 5. Kết luận và khuyến nghị Kết luận Việc sử dụng giáo án điện tử có sự hỗ trợ của các tranh ảnh có nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động , âm thanh ( dưới dạng Flash) đã làm tăng kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 7A 5 trường THCS Thạnh Đức. Khuyến nghị Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như: trang thiết bị máy tính, máy chiếu cho nhiều phòng học trên lớp,.... cho các nhà trường mở các lớp bồi dưỡng về ứng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Đối với giáo viên: tích cực tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet. Tài liệu tham khảo - Sách giáo viên GDCD7- NXB giáo dục - Sách giáo khoa GDCD7- NXB giáo dục - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS- NXB giáo dục - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 7- NXB giáo dục - Sách thực hành GDCD 7- NXB giáo dục - Một số tài liệu từ Internet - Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Phụ lục ( Kèm theo): * Các bài KT trước tác động của 2 lớp TN và ĐC. KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2012 _ 2013 Môn thi : GIÁO DỤC CÔNG DÂN _ K7 Thời gian 45 phút Câu 1 : Thế nào là sống giản dị ? Biểu hiện của sống giản dị là gì ? (2đ) Câu 2 : Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với : các nhân, gia đình và xã hội ( 3đ ) Câu 3 : Tình huống : ( 2đ ) Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi Toán, còn Hưng lại học kém môn này. Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn lại làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao ? Câu 4 : Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi gia đình cần đạt những tiêu chuẩn nào ? Vì sao phải xây dựng gia đình văn hóa ? (3đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2012_ 2013 Môn : GDCD _ K7 Thời gian : 45 phút Câu 1 : (2đ ) - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân, gia đình và xã hội. (1đ) - Biểu hiện : Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. (1đ) Câu 2 : (3đ) Đối với cá nhân : Khi có lòng tự trọng con người sẽ nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự hoàn thiện mình, luôn vươn lên để sống tốt đẹp hơn, cao cả hơn. ( 1đ ) Đối với gia đình : Không làm điều gì xấu ảnh hưởng đến thanh danh gia đình, dòng họ, để gia đình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. ( 1đ ) Đối với xã hội : Cuộc sống tốt đẹp mọi người đối xử với nhau có văn hóa, văn minh. ( 1đ ) Câu 3 : (2đ) -Em không tán thành việc làm của Tuấn. ( 1đ ) - Vì như vậy không phải là Tuấn giúp đỡ cho Hưng mà là làm hại Hưng đã học yếu mà không chịu khó làm bài chỉ ỷ vào Tuấn thì Hưng sẽ càng học yếu hơn nữa. ( 1đ ) Câu 4 : (3đ) Tiêu chuẩn: (2đ) - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ, không mê tín dị đoan, xây dựng kinh tế ổn định. - Đoàn kết xóm làng, giúp đỡ nhau khi khó khăn. - Thực hiện tốt
File đính kèm:
- nghien cuu KHSPUD sinh 9.doc