Kế hoạch năm học 2014-2015

1. Học sinh :

Tổng số hs đầu năm học : 277 hs , nữ : 138 , Dân tộc TN :

2. Số lớp :

Tổng số : 08 , chia làm 4 Khối ( 6.7.8.9) mỗi khối 02 lớp. Bình quân học sinh/lớp : 34.6.

3. Đội ngũ : Tổng số : 36/37 chỉ tiêu . Trong đó CBQL : 03, Giáo viên : 22, nhân viên : 11 người ( Thiếu Nhân viên Y tế). Cơ cấu giáo viên : Đủ các bộ môn. Trình độ chuyên môn : Đạt và trên chuẩn 100%. Trong đó trên chuẩn 16/22 đạt tỷ lệ 76%. Có 10 gv giỏi cấp Huyện, 17 giáo viên giỏi cấp trường.

4.Về cơ cấu Tổ chức :

Chi bộ Đảng : 16 Đảng viên. Chính thức 14, dự bị : 02. Tỷ lệ : 16/36 đạt 44.4%.

Công Đoàn, Đoàn Thanh niên CS và Liên Đội TNTP HCM.

Ban thường trực Hội CMHS : 07 người.

Trường chia làm 6 Tổ quản lý : gồm có 4 Tổ chuyên môn, 01 Tổ HC-VP và 01 Tổ quản lý KTX và HS nội trú.

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục
1.1. Chương trình giáo dục chính khóa :
Các tổ (nhóm) chuyên môn, chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I có 19 tuần, học kỳ II có 18 tuần) phù hợp với điều kiện của trường, đảm bảo hoàn thành chương trình học kỳ I và hoàn thành chương trình vào cuối năm học đúng thời gian quy định thống nhất trên toàn tỉnh, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kỳ; 
Tuần học thứ nhất từ 18/8/2014; nghiên cứu kỹ các hướng dẫn chuyên môn các bộ môn của Sở GDĐT để xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng tổ, nhóm chuyên môn trong năm học 2014 – 2015.
1.2. Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới nhằm giúp học sinh làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả của học sinh, đặc biệt đối với các lớp đầu cấp. Thời gian tổ chức lồng ghép vào tuần đầu năm học (từ 18/8/2014 đến 23/8/2014).
1.3. Duy trì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: căn cứ công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT ngày 01/11/2010 “về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, THPT”, Nội dung dạy học 2 buổi/ngày cần chú trọng các yêu cầu: phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; dãn thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Ngoài các nội dung dạy học đã nêu trên cần tập trung vào việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống... cho học sinh. 
1.4. Trên cơ sở rà soát, đánh giá chương trình, sách giáo khoa theo văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo hướng tinh giản do Bộ GD-ĐT ban hành, các Tổ chuyên môn cần quán triệt đến từng giáo viên; chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng yêu cầu của Bộ; đảm bảo tăng thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành. 
1.5. Thực hiện tốt việc dạy học tự chọn, cụ thể: 
- Dạy học chủ đề tự chọn bám sát để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn nâng cao, chủ đề tự chọn bám sát các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông của Bộ GD-ĐT. 
1.6. Tổ chức dạy học ngoại ngữ 
1.6.1. Môn tiếng Anh: 
	+ Thực hiện theo hướng dẫn dạy học tiếng Anh năm học 2014 - 2015 của Sở GD-ĐT Lâm Đồng; Tổ tham mưu cho trường chuẩn bị điều kiện cho học sinh và giáo viên, về CSVC để chuyển sang dạy học theo chương trình mới khi có chỉ đạo của Sở GDĐT.
 + Chú ý thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng : Nghe và nói cho học sinh dân tộc trên cơ sở : học đến đâu nói đến đó ( Thực hành ), tăng cừơng dạy vốn từ cho học sinh đầu cấp.
 + Tổ chức ôn tập từ đầu năm cho đội tuyển chuẩn bị thi IOE trong năm học tới.
 + Tăng cường tiết học Tiếng Anh cho các khối lớp theo chỉ đạo của Sở ( Mỗi lớp 1 tiết)
1.6.2. Tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động như: Hội thi hùng biện tiếng Anh, cuộc thi tiếng Anh trên Internet (IOE) cấp trường ; tạo môi trường, cơ hội giao lưu và khuyến khích học sinh sử dụng ngoại ngữ nhằm tăng cường rèn luyện và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Tích cực chuẩn bị các điều kiện để tham gia hội Hội thi hùng biện tiếng Anh cấp huyện và Tỉnh trong năm học 2014-2015 sắp tới.
1.7. Tổ chức tốt Cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” cấp cơ sở dành cho học sinh THCS – THPT và tích cực tham gia Cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. 
1.8. Tiếp tục thực hiện tích hợp ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục: tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông …theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
 1.9. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hướng nghiệp 
Thực hiện theo Công văn số 8608/BGDĐT- GDTrH ngày 16/8/2007 và Công văn số 10945/BGDĐT- GDTrH ngày 27/11/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Sở GDĐT tại công văn số 769/SGDĐT- GDTrH, ngày 13/5/2014 về “Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông năm học 2014 - 2015”. 
-Chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy nghề của trường nộp cho TTGDTX Bảo Lâm thẫm định và trình Sở GD-ĐT phê duyệt.
- Bố trí giáo viên đúng chuyên môn, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất thực hành. 
- Phân công giáo viên phụ trách công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, góp phần phân luồng và chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn các chương trình học ở trường THPT hợp lý, động viên học sinh DTNT tích cực học tập để đủ điều kiện tuyển vào trường THPT DTNT Đateh ; tư vấn giúp học sinh lựa chọn ngành nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động phù hợp với năng lực bản thân, yêu cầu nhân lực của địa phương và cả nước. 
 1.10. Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: Thực hiện theo Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong quá trình thực hiện cần lưu ý:
	+ Tích hợp với bài giảng, lồng ghép các nội dung gắn liền với địa phương Lâm Đồng hay Huyện Bảo Lâm, Thị Trấn Lộc Thắng giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
+ Nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực tiễn. Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của địa phương ngay trong bài dạy, còn phải thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các tiết học (bài, môđun, chủ đề ...) đã quy định trong phân phối chương trình hoặc đưa nội dung giáo dục địa phương thành một phần của tiết học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Trong năm học 2014 – 2015 trong khi Sở GDĐT đang tiến hành xây dựng tài liệu giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong thời gian chờ phát hành bộ tài liệu chính thức giáo viên bộ môn cần chủ động sưu tầm tư liệu và sử dụng phương pháp tích hợp để lồng ghép các nội dung liên hệ, giáo dục về địa phương sao cho phù hợp với đặc thù nội dung môn học. Việc giảng dạy phần lịch sử địa phương cần chú ý giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng tỉnh Lâm Đồng cho học sinh.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
2.1. Đổi mới phương pháp dạy học
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh.
- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học…( nếu có) 
2.2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
- Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học ảo;... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động như: “Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh”, “Hội thi tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên”, “Ngày hội công nghệ thông tin”, “Ngày hội sử dụng ngoại ngữ”… nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh tăng cường sử dụng hợp lý, khai thác tối đa tác dụng của các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; chủ động tự làm thiết bị dạy học. 
- Tổ chức và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học theo công văn số: 5111/BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT. 
- Tiếp tục tổ chức và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi giải Toán và tiếng Anh qua mạng Internet.
- Tổ chức cho học sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Lâm Đồng, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Lâm Đồng do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học Công nghệ và Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng tổ chức hàng năm.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tại địa phương.
- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu,… phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. 

File đính kèm:

  • docKE HOACH NAM HOC 20142015.doc
Giáo án liên quan