Kế hoạch hoạt động thư viện
A. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH :
I. CÁC CHỈ THỊ HƯỚNG DẪN
-Căn cứ vào Chỉ thị số 4899/CT-BGD ĐT ngày 04 tháng 08 năm 2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 - 2010;
- Căn cứ vào kế hoạch số 1495/KH-SGD-ĐT ngày 11 tháng 08 năm 2009 của Sở Giáo dục & Đào tạo Cà Mau về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010;
- Căn cứ vào Nghị quyết số 03/NQ-HDT ngày 16 tháng 09 năm 2009 về việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường năm học 2009 - 2010;
- Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 được thông qua trong Hội nghị cán bộ công chức ngày 27 tháng 9 năm 2009;
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục của địa phương và đặc điểm của nhà trường về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, về số lượng học sinh trong năm học mới.
ên, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, về số lượng học sinh trong năm học mới. II. CÁC ĐIỀU KIỆN. 1 Cơ sở vật chất : - Có 18 phòng học, 06 phòng làm việc, 02 phòng máy vi tính, 01 phòng thí nghiệm thực hành môn sinh, 01 phòng thí nghiệm- thực hành môn lý, 01phòng thí nghiệm thực hành môn hóa, thư viện có 02 phòng thông nhau phòng đọc và kho sách, 01 phòng thiết bị dùng chung. - Có hàng rào cơ bản mặt tiền và một phần giáp dân. - Có sân lót đan diện tích 3.300m2, quy hoạch trồng cây xanh và cây bóng mát xung quanh trường. - Nhà tập thể thầy cô giáo có 06 căn, đủ chỗ cho giáo viên ở xa về công tác. - Hai khu nhà vệ sinh, một của học sinh, một của giáo viên. - Các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học: * 02 máy phô tô * Một số đồ dùng trực quan và dụng cụ dạy và học. * Tủ bàn ghế giáo viên và học sinh đủ đảm bảo cho nhà trường hoạt động. * Có hồ chứa nước mưa, phục vụ nước uống cả hai mùa mưa nắng. - Có 38 căn nhà trọ thu hút được 46 học sinh vào ở. 2. Cơ cấu tổ chức học sinh: * Toàn trường có 18 lớp với 625 học sinh / 247 nữ; con dân tộc 02 em, con thương binh 12 em, con hộ nghèo 10 em, học sinh khuyết tật 05 em, con mồ côi 02 em, đoàn viên 187 em. + Khối 10 : 8 lớp với 277 học sinh /118 nữ + Khối 11 : 6 lớp với 206 học sinh / 82 nữ + Khối 12 : 04 lớp với 142 học sinh / 47 nữ 3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số: 44/13 nữ Trong đó có: - Hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng - Giáo viên 35: Văn 05 đ/c; Sử 03 đ/c; Địa 03 đ/c; GDCD 02 đ/c; Toán 05 đ/c; Lí 05 đ/c; KTCN 01 đ/c; Hóa 04 đ/c; Sinh 02 đ/c; Ngoại ngữ 04 đ/c; Thể dục 02 đ/c - Nhân viên: Kế toán 01; Thủ quỹ 01; văn phòng 01; Thư viện 01; Bảo vệ 01; tạp vụ 01. - Đảng viên 07 đ/c - Đoàn viên 31 đ/c 4. Kế hoạch hoạt động của thư viện và thực trạng học sinh của trường: - Thời gian: + Sáng từ 7 giờ đến 10 giờ 30 phút. + Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút. - Thư viện hoạt động suốt từ thứ 2 đến thứ bảy hàng tuần, cùng với tổ cộng tác viên thư viện giám sát và hoạt động sử dụng các loại tài liệu trong thư viện. 4. Thống kê đầu năm theo số lượt học sinh đến thư viện: KHỐI 10 KHỐI 11 KHỐI 12 Ghi chú Lớp (%)/tháng Lớp (%)/tháng Lớp (%)/tháng 10C1 4,3 11C1 4,2 12C1 8,2 10C2 3,4 11C2 4,9 12C2 8,9 10C3 2,9 11C3 4,7 12C3 8,6 10C4 3,7 11C4 4,5 12C4 8,7 10C5 3,6 11C5 4,3 10C6 2,1 11C6 4,8 10C7 1,9 10C8 2,5 CÔNG 24,4% 27,4% 34,4% 86,2%/ tháng B. NỘI DUNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CƠ SỞ VẬT CHẤT NĂM HỌC 2009 - 2010 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc dạy và học. - Sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, chính quyền địa phương về sự phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường. - Sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân về vật chất, tinh thần ngày càng nhiều. - Cơ sở vật chất của nhà trường trong năm học vừa qua được tăng cường nhiều, từng bước đáp ứng nhu cầu của dạy và học. 2. Khó khăn: - Tất cả cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường điều là bạn đọc của thư viện. Bên cạnh đó còn có một số học sinh cá biệt ở lớp (chủ yếu là học sinh lưu ban của năm trước) khi đến thư viện thường gây ồn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. - Do học sinh ở xa trường, điều kiện đi lại khó khăn nên việc đến thư viện sau giờ học chính khóa còn hạn chế. III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Nhiệm vụ: - Người cán bộ thư viện trường học có nhiệm vụ to lớn là góp phần cùng giáo viên, học sinh toàn trường nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện. Muốn vậy cần: - Làm tốt các khâu tổ chức kỹ thuật, xây dựng thư viện hoàn chỉnh, phục vụ cho yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh. Công việc này cần đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, cần cù, chịu khó, hiểu rỏ mục tiêu đào tạo và chương trình học tập của nhà trường (nhất là trong khâu bổ sung sách, báo, xây dựng mục lục, biên soạn thư mục) - Tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường (Chi bộ, Ban giám hiệu, Hội đồng giáo viên) đề xuất những ý kiến xây dựng và kiện toàn thư viên, vận động giáo viên, học sinh đọc và làm theo sách. Chủ động phát động những phong trào đọc sách, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn hoặc phục vụ các đợt học tập chính trị, bồi dưỡng hè a. Yêu cầu: Để đáp ứng những nhiệm vụ trên, vươn lên hoàn thành tốt chức năng giáo dục học sinh bằng phương tiện sách, báo, người cán bộ trường học luôn luôn tu dưỡng, phấn đấu về mọi mặt để đạt được những yêu cầu sau: - Là người cán bộ có tư tưởng vững vàng, hết lòng vì học sinh thân yêu, luôn luôn suy nghĩ và hành động phục vụ con em nhân dân theo mục đích, phương châm, đường lối giáo dục của Đảng. - Người cán bộ thư viện phải thường xuyên học tập chính trị, đường lối, chính sách của Đảng, nhất là những quan điểm giáo dục, mục tiêu đào tạo của nhà trường, trên cơ sở đó phương hướng xây dựng, tổ chức hoạt động thư viện đạt kết quả tốt. - Có nhiệt tình và lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức trong sáng và toàn tâm, toàn ý với công việc của mình. b. Biện pháp: - Phối hợp với Hội đồng giáo viên thành lập mạng lưới giới thiệu, tuyên truyền sách, báo trong giáo viên, học sinh hoặc tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày sách phục vụ giảng dạy, học tập của nhà trường. - Theo dõi và giúp đỡ học sinh đọc sách, giúp các em tìm chọn những quyển sách phù hợp với lứa tuổi có thể vận dụng vào học tập. Hướng dẫn và giáo dục học sinh làm quen với thư viện, có thói quen đọc sách và phương pháp đọc khoa học. - Giáo dục và vận động bạn đọc giữ gìn sách báo, bảo vệ và xây dựng thư viện bằng cách: đóng góp sách, báo cũ, tham gia tu sửa giá, tủ, bàn ghế thư viện, đóng bìa sách, phục chế sách rách nát - Thực hiện tốt việc cho học sinh mượn và phát không sách giáo khoa, kết hợp với việc bán lẻ sách giáo khoa cho học sinh dùng riêng như quy định trong Thông tư 5/VP ngày 10-7-90, Quyết định 692/QĐ ngày 9-7-90 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 30/TT-LB ngày 26-7-90 của liên Bộ Tài chình – Giáo dục và Đào tạo. 2. Biện pháp thực hiện: a. Yêu cầu: - Tổ chức sắp xếp công tác trong thư viện hợp lý hóa các khâu kỹ thuật, phục vụ bạn đọc một cách có hiệu quả. Nhiệm vụ chính trị của nhà trường là “Thầy dạy tốt, trò học tốt”. - Tổ chức công tác trong một thư viện nhà trường gồm 2 mặt liên quan mật thiết với nhau: + Tổ chức kho sách và hệ thống mục lục (tức là tiến hành các khâu kỹ thuật thư viện). + Tổ chức phục vụ bạn đọc (Công tác đối với người đọc). b. Biện pháp: - Tạo điều kiện lưu thông sách báo nhanh nhất, phù hợp với trình độ, tâm lý đọc sách của giáo viên và học sinh. - Bảo đảm nhanh chóng các khâu kỹ thuật để sách có thể đưa ra phục vụ lâu dài và có hiệu suất cao. - Cân đối lao động giữa hai mặt công tác: kỹ thuật và phục vụ bạn đọc. 3. Chỉ tiêu: - Theo thống kê đầu năm: + Khối 10 đạt 24,4% + Khối 11 đạt 27,4% 86,2%/ tháng + Khối 12 đạt 34,4% - Chỉ tiêu cuối năm: + Khối 10 đạt 21,9% + Khối 11 đạt 34,7 % 97,5%/ tháng + Khối 12 đạt 41,6% 4. Công tác phục vụ bạn đọc: Việc phục vụ bạn đọc trong thư viện được thực hiện ở 2 phòng công tác: Phòng đọc và phòng mượn. Nếu tổ chức như thế thì rất khó khăn, đòi hỏi điều kiện vật chất (sách, báo, phòng, kho tàng, giá, tủ), người phục vụ phải làm đầy đủ. Với thực tế của nhà trường hiện nay chúng ta chỉ có khả năng thực hiện một kho sách chung cho cả 2 yêu cầu đọc và mượn. a. Đối với giáo viên: * Yêu cầu: - Đến thư viện phải chấp hành nội quy của thư viện và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ thư viện. - Có thể phát huy phong trào đọc sách cho học sinh bằng cách giới thiệu những quyển sách mà mình xem là tâm đắc nhất có thể phục vụ trong quá trình học tập của học sinh. - Có ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng để thư viện ngày càng phát triển. b. Đối với học sinh: * Yêu cầu: Học sinh phải đăng ký mượn sách và được phát thẻ do nhà trường cấp. Đối với học sinh có thể mượn cá nhân hoặc theo tổ, theo lớp. Khi đến mượn đọc tại chổ hoặc đem về nhà phải xuất trình thẻ và ghi phiếu yêu cầu đúng quy định. Cán bộ thư viện giử phiếu đăng ký bạn đọc và sắp xếp khoa học để tiện theo dõi. Có 2 hình thức đọc đó là: đọc tại chổ và cho mượn sách về nhà. IV. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1. Xây dựng đội ngũ: Phải xây dựng bằng được tổ cộng tác viên trên tinh thần đoàn kết nhất trí, để việc tuyên truyền sách, báo đến đọc giả được nhanh nhất. Cần tăng cường thêm giáo viên cho tổ cộng tác viên để phục vụ thư viện hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. 2. Cơ sở vật chất: - Có 05 kệ sách, 01 tủ mục lục, 01 tủ sách pháp luật, 01 tủ sách giáo khoa từ các nguồn cho tặng. Với 25 chỗ ngồi cho giáo viên và học sinh. - Có phòng đọc dành cho học sinh. - Có đủ các tài liệu tham khảo cho giáo viên đặc biệt là các tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo chương trình thay sách giáo khoa THPT. 3. Chế độ chính sách: Cán bộ thư viện được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định hiện hành. V. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN - Kế hoạch cụ thể tháng, tuần sát thực tế. - Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của tổ cộng tác viên thư viện. - Tăng cường công tác giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tháng và công tác điểm sách để đọc giả cảm thấy hứng thú và tìm đến quyển sách đó để xem. VI. KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG CẶP THÁNG * Chủ điểm: “Phát huy truyền thống nhà trường – Chăm ngoan học giỏi” (theo kế hoạch chuyên môn của nhà trường). + Giới thiệu sách theo chủ điểm. + Bố trí phân công công việc cho các thành viên trong tổ cộng tác viên thư viện. + Xây dựng nền nếp cho học sinh khi vào đọc sách. + Xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch học kỳ. + Lập kế hoạch tháng, tuần cho thư viện hoạt động. + Kiểm kê lại kho sách thư viện để phục vụ cho giáo viên và học sinh. Tháng 11 + 12 * Chủ điểm: “Tôn sư trong đạo – Uống nước nhớ nguồn”. + Tiếp tục giới thiệu sách theo chủ điểm. + Phối hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi tìm hiểu về người thầy lập thành tích Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. T
File đính kèm:
- Ke hoach Thu vien 20092010.doc