Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Nguyễn Văn Hiện

CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM

HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM

I. MỤC TIÊU

- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.

- GD học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26, 5 cm.

- Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp chung HS từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng HS.

- Thông tin về các cá nhân HS, các tổ và lớp.

- Bút màu, keo dán.

IV. CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống của lớp và cùng HS trao đổi, thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền thống.

- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4 x 6 và viết một vài dòng tự giới thiệu về mình như: Họ và tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Năng khiếu, sở trường; Môn học yêu thích nhất; Môn thể thao, nghệ thuật yêu thích nhất; Thành tích về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,

- Các tổ chuẩn bị:

+ Chụp một bức ảnh chung của tổ

+ Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình. Ví dụ: Tổ gồm có bao nhiêu HS? Trong đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Tổ trưởng là ai? Tổ phó là ai? Tổ có những thành tích nổi bật gì? Có những đặc điểm nổi bật nào?.

 

doc43 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Nguyễn Văn Hiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến sĩ nơi biên giới, hải đảo.
Bước 2: Tổ chức đọc và gửi thư
- Ổn định tổ chức (có thể hát bài hát liên quan đến chủ đề).
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- BTC thông báo số lượng thư đã nhận được của HS.
- Một số HS/ nhóm HS có thể đọc thư của mình đã viết cho cả lớp cùng nghe.
- Đóng gói các bức thu và chuyển giao cho nhân viên bưu điện.
- Hát và đọc thơ về “anh Bộ đội”.
- GV phát biểu ý kiến; cảm ơn tình cảm tốt đẹp của HS đối với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đạo và nhấn mạnh rằng các lá thư của các em sẽ có tác dụng động viên rất lớn đối với các anh bộ đội. 
Lưu ý: Địa điểm tổ chức đọc và gửi thư nên được trang hoàng các tranh ảnh , tư liệu, bài báo về các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo.
THÁNG 12/ 2012
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
HOẠT ĐỘNG 3: THĂM GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ,
CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước.
- Giáo dục HS lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Hoa, tặng phẩm để tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng.
- Một số bài hát ca ngợi công lao của các thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
- Liên hệ trước với chính quyền địa phương, thôn xóm để lập danh sách các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tiêu biểu ở địa phương.
- Thành lập Ban tổ chức cho buổi thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gồm:
+ GVCN lớp (trưởng ban tổ chức)
+ Đại diện Hội cha mẹ HS
+ Ban cán sự lớp
+ Tổ trưởng các tổ trong lớp
- Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm.
* Đối với HS:
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, tạo không khí vui tươi, sinh động cho buổi thăm hỏi như: “Bà ơi bà”, “Chú thương binh”, 
- Mua hoa, tặng phẩm.
Bước 2: Tổ chức thực hiện (hoạt động này nên tổ chức vào trước hoặc đúng ngày 22 – 12)
- Tập kết HS tại trường hoặc tại trụ sở của chính quyền xã/ phường
- HS theo các nhóm đã được phân công đến thăm, trao quà, hát, đọc thơ tặng cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.
- Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, tười rau, nhổ cỏ vườn, cho gà ăn, cho lợn ăn,...
- Chào tạm biệt các gia đình và ra về.
Bước 3: Tổng kết đánh giá
- Sau các hoạt động này, BTC tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở các em tiếp tục thường xuyên thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể.
THÁNG 1/ 2013
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 1: TIỂU PHẨM “MỒNG MỘT TẾT”
I. MỤC TIÊU
- Thông qua tiểu phẩm “Mồng một Tết”, HS hiểu mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà, đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người VN.
- HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Kịch bản “Mồng Một Tết”
- Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết
- Ảnh chụp ngày Mồng Một Tết con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ của gia đình HS (nếu có).
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV nghiên cứu trước kịch bản, có thể sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
- Lựa chọn một số HS có khả năng diễn xuất tốt, cung cấp kịch bản, phân vai và hướng dẫn các em tập tiểu phẩm.
- HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết.
Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm
HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm.
Bước 3: Thảo luận lớp
Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?
- Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?
- Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết?
- Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì?
- GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người xưa có câu: “Mồng Một Tết nàh cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày xum họp mừng năm mới.
KỊCH BẢN: MỒNG MỘT TẾT
* Các nhân vật: Bố, Mẹ, Thiện An, MC
- MC: Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đều mặc quần áo mới.
- Bố: Mẹ con chuẩn bị xong chưa? Mình đi chúc Tết ông bà.
- Mẹ: Em chuẩn bị xong rồi. Ở nhà ông bà về, buổi tối cả nhà mình đi chơi.
- Thiện An: Ứ! Con không về ông bà đâu. Con đã hẹn bạn đi chơi rồi. Nhà ông bà chẳng có gì chơi. Không có cả máy chơi game
- Bố: Ơ! Con dám nói thế hả? Lớp mấy rồi? Học đến lớp 4 rồi mà còn ăn nói như đứa trẻ mẫu giáo
- Mẹ: Thôi, anh đừng giận con. Thiện An à, chiều mồng Một Tết cả nhà mình phải về chúc Tết ông bà chứ, con. Ông bà đang mong gia đình mình lắm đấy!
- Thiện An: Nhưng tuần nào nhà mình chẳng về thăm ông bà. Hôm nay, mồng Một Tết, con đã hẹn các bạn rồi.
- Mẹ: Chắc các bạn con chưa biết đấy thôi. Gia đình nào cũng thế, theo truyền thống Việt Nam, sáng mồng Một Tết cúng tổ tiên, chiều mồng Một Tết con cháu quây quần về chúc Tết ông bà, cha mẹ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà con.
- Thiện An (phụng phịu): Thế là con không được chơi với bạn
- Mẹ: Có điện thoại kìa, anh!
- Bố (nghe điện thoại): Dạ, con chào bố mẹ. Vợ chồng con đang chuẩn bị về chúc tết bố mẹ đây ạ Dạ, cháu An đây, An này! Ông bà nói chuyện với con.
- Thiện An (nghe điện thoại): Dạ, con đây
- Tiếng ông: Từ sáng đến giờ ông bà ngóng cháu mãi. Cháu ông năm nay học giỏi, ông bà mừng lắm. Cháu vẫn nói với ông, muốn mời các bạn đến nhà chơi. Ông cháu mình chọn mồng Ba Tết nhé. Ông có nhiều quà đấy
- Thiện An: Cháu cảm ơn ông. Để Cháu điện thoại cho các bạn Dạ. Cháu về ngay đây  (gác điện thoại).
- Mẹ: Đấy. Con thấy không, ông bà lúc nào cũng nhớ con, lo cho con
- Thiện An: Con biết rồi ạ. Mẹ đừng nói với ông bà hổi nãy con không muốn về Thật ra con rất yêu ông bà.
- Mẹ: Mẹ biết, con chỉ ham chơi thôi. Nhưng con phải nhớ, nếu không có ông bà thì làm gì có bố mẹ
- Thiện An: Con xin lỗi bố mẹ. Con cũng có quà cho ông bà, để con vào lấy
- Bố: Quà gì vậy, con?
- Thiện An: Bí mật
THÁNG 1/ 2013
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 2: GẶP MẶT ĐẦU XUÂN
I. MỤC TIÊU
- HS biết tổ chức họp mặt đầu xuân vào buổi học đầu tiên sau những ngày nghỉ Tết.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Những món quà góp vui liên hoan.
- Con lợn nhựa tiết kiệm chung của lớp.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Ngày học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, GV phổ biến:
- Buổi học đầu tiên sau ngày nghỉ Tết, lớp sẽ tổ chức buổi liên hoan gặp mặt đầu xuân. Để góp vui cho cuộc họp mặt, nhà bạn nào có điều kiện sẽ mang quà tết đến lớp cùng chung vui.
- Theo phong tục cổ truyền, đầu năm mới có tục “mở hàng”, lớp ta sẽ “mở hàng” cho chú lợn (heo) nhựa giúp các bạn HS nghèo. Các em hãy xin phép bố mẹ, trích tiền mừng tuổi, mừng cho chú lợn của lớp “hay ăn, chóng lớn”.
- Mỗi người hãy chuẩn bị kể cho các bạn nghe, mình đã làm những việc gì để chuẩn bị đón Tết cùng bố mẹ, mình đã đi chơi những nơi nào trong dịp Tết
- Cử (chọn) bạn điều khiển chương trình.
- Phân công trang trí lớp và kê dọn bàn ghế.
Bước 2: Gặp mặt đầu xuân
- MC tuyên bố lí do, thông qua chương trình buổi gặp mặt đầu xuân.
- GVCN lên chúc năm mới và tặng quà cho cả lớp.
- Đại diện CB lớp lên chúc Tết thầy cô giáo và các bạn trong lớp.
- Liên hoan bánh kẹo, quà Tết do GV và HS mang đến.
- Trong quá trình liên hoan, HS kể chuyện ngày Tết của gia đình mình và hát mừng năm mới.
- Sau khi trò chuyện, MC giới thiệu chú lợn nhựa, ý nghĩa của việc “mở hàng” cho chú lợn.
- Cả lớp lên cho chú lợn “ăn” và cùng hát bài “Con heo đất”.
- MC mời thầy cô giáo lên phát biểu. Thầy cô giáo cám ơn những tấm lòng nhân hậu giúp các bạn HS nghèo. Hoan nghênh những HS trong lớp đã có hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ gia đình trong những ngày Tết và chúc các em HS rèn luyện sức khỏe tốt, học hành giỏi giang, làm được nhiều điều tốt đẹp.
- Tuyên bố kết thúc buổi họp mặt đầu xuân. 
THÁNG 1/ 2013
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 3: HỘI HOA XUÂN
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây không những đem lại lợi ích về kinh tế mà còn làm đẹp cho mỗi gia đình, cho đất nước.
- HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây ở nhà, ở trường
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh, ảnh chợ hoa Tết, hội hoa xuân.
- Sản phẩm cây hoa.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 2 tuần, GV phổ biến cho HS:
- Để hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”, lớp sẽ tổ chức “Hội hoa xuân” để trưng bày những cây (khuyến khích là cây hoa) các em đã chăm sóc. Cây đó có thể của cá nhân hay một nhóm.
- Mỗi tổ có một trang sưu tầm tranh ảnh chợ hoa Tết, hội hoa xuân.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
Bước 2: Hội hoa xuân
- Địa điểm tổ chức nên đặt ngoài sân, có bảng kẻ chữ: HỘI HOA XUÂN – LỚP 4
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, công bố thời gian dành cho việc trưng bày và trang trí sản phẩm, tư liệu theo đơn vị tổ.
- Các tổ trưng bày và trang trí cây của tổ mình. Mỗi cây đều ghi rõ tên cây gì? Của ai? Tổ nào?
- GV cùng MC hướng dẫn cả lớp tham quan từng góc sản phẩm. Khi đoàn tham quan đến tổ nào, đại diện tổ sẽ giới thiệu các sản phẩm của tổ mình.
- Đoàn tham quan chọn sản phẩm đẹp trưng bày lên góc chung của cả lớp.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng “Hội hoa xuân”, nhấn mạnh: Với việc làm hôm nay, các em đã góp phần tạo thêm màu xanh, thêm sắc hoa rực rỡ cho đất nước. Khen ngợi những cá nhân có sản phẩm đẹp được cả lớp bình chọn. Khuyến kh

File đính kèm:

  • docke_hoach_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_nguyen_van_hien.doc
Giáo án liên quan