Kế hoạch dạy học tuần 5 năm 2014 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Một chuyên gia máy xúc

Nghe-viết: ột chuyên gia máy xúc

Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học tuần 5 năm 2014 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- Nhắc đề bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Sung, Lượng, Huệ tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung và quan sát
- Nhóm trưởng Quyên, Thư, Châu điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Tư, Tài, Thơ Tiếp nối nhau đọc.
- Học sinh theo dõi.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Tư: 24/09/2014
 Môn: Toán -Tiết: 23-Tuần: 5
 Luyện tập
 *****
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- Cả lớp làm bài tập 1, 3; HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS:
 + Đọc bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự xuôi, ngược.
 + Làm lại BT 2, 3 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về đơn vị đo cũng như cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông qua bài Luyện tập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1: 
 + Yêu cầu đọc bài tập 1.
 + Ghi bảng tóm tắt và nêu câu hỏi hỗ trợ HS yếu:
 . Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
 . Em có nhận xét gì về các đơn vị đo trong bài ?
 . Để tìm được số cuốn vở sản xuất được, em cần biết gì ?
 + Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng.
1tấn 300kg =1300kg
2tấn 700kg = 2700kg
Số giấy vụn cả hai liên đội thu được:
1300 + 2700 = 4000 (kg) hay 4 tấn
4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
Số vở sản xuất được là:
50 000 2 = 100 000 (cuốn vở)
 Đáp số: 100 000 cuốn vở
- Bài 2: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu cách làm.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
Đổi 120 kg = 120000 g
Đà điểu gấp chim sâu số lần là :
120000 : 60 = 2000( lần )
Đáp số : 2000 lần
- Bài 3: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Vẽ hình và hỗ trợ HS yếu:
 . Hình vẽ mảnh đất gồm những hình nào ?
 . Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
 + Yêu cầu 1 HS giải trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
14 x 6 = 84 ( m2 )
Diện tích hình vuông NCEM là :
7 x7 = 49 ( m2 )
Diện tích mảnh đất là :
84 + 49 = 133 ( m2 )
Đáp số : 133m2
- Bài 4: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS khá giỏi trình bày cách vẽ. 
 + Nhận xét, sửa chữa. 
:+ Diện tích hình chữ nhật ABCD đã cho .
 + Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 
 4 x 3 = 12 ( m2 )
 Nhật xét : 12 = 6 x 2 = 2 x 6 =12 x 1 = 1 x 12
Vậy có thể vẽ các hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm , chiều rộng là 2 cm hoặc chiều dài 12 cm , chiều rộng 1 cm . Hs tự vẽ
4/ Củng cố 
Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
Yêu cầu học sinh nêu lại bảng đơn vị đo diện tích 
Vận dụng kiến thức đã học, các em sẽ giúp bố mẹ để tính toán dất đai của mình.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Làm lại các bài tập vào vở. 
- Chuẩn bị bài Đề-ca-mét vuông.Héc-tô-mét vuông.
-
- HS được chỉ định Đoan, Dũng thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc đề bài.
- 2 HS Đoan, Thảo đọc to.
- Suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời.
- Học sinh Nghĩa lên bảng làm bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HSLộc, Tín đọc to. 
- HS khá giỏi nêu. 
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to. 
- Quan sát hình và suy nghĩ, trả lời.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Tư: 24/09/2014
 Môn: Lịch sử -Tiết: 5-Tuần: 5
 Phan Bội Châu và phong trào Đông du
************
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
	+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt tòm con đường giải phóng dân tộc.
	+ Từ năm 1905-1907, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp, cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
	- HS khá giỏi biết được vì sao phong trào Đông du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình trong SGK. 
- Phiếu học tập.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
 + Từ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện những ngành kinh tế nào ?
 + Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội ?
- Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp nhưng các phong trào đấu tranh đều thất bại. Đấu thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo khuynh hướng mới, khuynh hướng đó các em sẽ được biết qau bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 .
- Cho xem ảnh Phan Bội Châu và giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và trình bày: 
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì ?
+ Mục đích là cứu nước.
 + Kể lại những nét chính về phong trào Đông du. 
+ Đưa những người yêu nước sang đào tọa ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức khoa học, kĩ thuật; sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước.
 + Nêu ý nghĩa của phong trào Đông du.
 + Khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta
- Nhận xét, treo bản đồ cho xem tranh và chốt ý.
* Hoạt động 2 
- Yêu cầu suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 
 + Tại sao Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp ?
+ Từ một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam, Nhật Bản tiến hành cải cách và đã trở nên cường thịnh. Do đó Phan Bội Châu hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp
 + Phong trào Đông du kết thúc như thế nào ?
 + Nêu câu hỏi, yêu cầu HS khá giỏi trả lời: Tại sao phong trào Đông du thất bại ?
+ Phong trào Đông du thất bại.
 + Do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
 + Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng của nước ta ?
- Nhận xét, tuyên dương HS nêu ý đúng và chốt lại ý đúng. 
- Yêu cầu đọc nội dung ghi nhớ.
4. Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Giới thiệu con đường mang tên nhà yêu nước Phan Bội Châu ở thành phố Sóc Trăng.
 5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài đã học và ghi vào vở nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc đề bài.
- Quan sát và lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành phiếu học tập dựa vào SGK và cử đại diện nhóm trình bày:
.
 - Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, lần lượt phát biểu ý kiến.
.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau Tình, Tâm Tín đọc trong SGK.
- Học sinh Luân, Lộc nêu lại.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Năm: 25/09/2014
 Môn: Tập làm văn -Tiết: 9 -Tuần: 5
 Luyện tập làm báo cáo thống kê
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết thống kê hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
	- HS khá giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN :
-Tìm kiếm và xử lí thông tin.
-Hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu, thông tin).
-Thuyết trình kết quả tự tin.
III. CÁC PP KĨ THUẬT DẠY HỌC
-Phân tích mẫu
-Rèn luyện theo mẫu
-Trao đổi trong nhóm tổ
-Trình bày một phút
IV. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm kẻ bảng thống kê.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu nêu tác dụng của bảng thống kê. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Luyện tập báo cáo thống kê sẽ giúp các em biết cách trình bày kết quả điểm số của mình cũng như của các bạn trong tổ bằng biểu bảng thống kê.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1:
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 + Hướng dẫn: Đây là dạng thống kê đơn giản, các em chỉ cần trình bày theo hàng ngang.
 + Yêu cầu 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, sửa chữa.
- Bài tập 2:
 + Nêu yêu cầu đề.
 + Lưu ý HS: 
 . Kẻ bảng thống kê đủ hàng, đủ cột.
 . Trao đổi bảng thống kê điểm với các bạn trong tổ.
 + Yêu cầu 2 HS thi kẻ bảng thống kê trên bảng.
 + Nhận xét, treo bảng nhóm kẻ sẵn mẫu lên.
 + Chia lớp thành 4 nhóm, phát bảng nhóm và yêu cầu thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng và có kết quả học tập tốt.
4/ Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tác dung của bảng thống kê.
 Biết cách lập bảng thống kê, các em sẽ thống kê được điểm số của mình cũng như của các bạn trong tổ để theo dõi. Từ đó đề ra hướng phấn đấu học tập cho bản thân.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Viết lại bảng thống kê vào vở và ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
- Chuẩn bị bài Trả bài văn tả cảnh.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc đề bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, góp ý.
- Thu Thảo, Quyên Xác định yêu cầu.
- Chú ý.
- Xung phong thi kẻ bảng thống kê.
- Quan sát.
- Nhóm trường điều khiển nhóm hoạt động.
- Đại diện nhóm treo bảng, trình bày.
- HS khá giỏi Tài, Dũng nối tiếp nhau nêu.
- Nhận xét, góp ý.
- Học sinh Quyên, Châu nêu.
- Chú ý theo dõi.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Năm: 25/09/2014
 Môn: LTVC-Tiết: 10 -Tuần: 5
 Từ đồng âm
 *****
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong 3 số từ ở BT 2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và qua các câu đố.
- HS khá giỏi làm đầy đủ BT 3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.	
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh các sự vật, hiện tượng, hoạt động … 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 5 2014 thanh pho Tuy Hoa.doc
Giáo án liên quan