Kế hoạch chăm sóc giáo dục chủ đề: bản thân

I. MỤC TIÊU:

 1.Phát triển thể chất:

A.Giáo dục sức khỏe: -Trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn sức khỏe và có nề nếp thói quen vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh môi trường.

-Biết 4nhóm thực phẩm, biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, đúng giờ có ý thức vệ sinh trong ăn uống.

-Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

B.Phát triển vận động: -Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân: đánh răng, rửa mặt, tự xúc cơm, cất đồ chơi, tự đi giày dép.

-Phát triển sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa tay và mắt qua các vận động.

-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động:

 2.Phát triển nhận thức:

*KPKH: -Khơi gợi trẻ tính tò mò khám phá 1 số kiến thức sơ đẳng về bản thân: tên, tuổi, giới tính, sở thích.

-Biết tên gọi, tác dụng, cách chăm sóc các bộ phận cơ thể. Nhận biết các giác quan, cách bảo vệ các giác quan, có thể sử dụng các giác quan nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh.

-Có 1số hiểu biết về 1số loại thực phẩm, biết ích lợi của nó đối với cơ thể.

*Làm quen với toán: -Biết phân biệt tay phải, tay trái của bé. Nhận biết được màu sắc đồ dùng đồ chơi. Biết sử dụng đúng 1số từ chỉ phương hướng: phía trên-phái dưới, phía trước-phía sau của bản thân trẻ.

-Nhận ra ký hiệu đồ dùng cá nhân, 1số ng.tắc chung của lớp.

 3.Phát triển ngôn ngữ:

-Trẻ có khả năng nghe và hiểu lời nói, biết sử dụng từ ngữ để kể về bản thân, các giác quan, cách giữ vệ sinh thân thể.

-Biết kể chuyện, đọc thơ, đồng dao về chủ đề bản thân, lắng nghe và trả lời lịch sự với mọi người.

-Trẻ có khả năng bày tỏ tình cảm, suy nghĩ và nhu cầu của mình với mọi người qua cử chỉ lời nói.

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục chủ đề: bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận thức:
-KPKH: Những bộ phận trên cơ thể bé, Quần áo của bé. Tìm hiểu các giác quan, tác dụng, cách chăm sóc, bảo vệ.
TC: Cái túi kỳ lạ, Nhận biết đồ vật bằng các giác quan...
-TOÁN: Nhận biết, phân biệt tay phải tay trái, ôn các phía trên dưới, trước sau của trẻ.
Phát triển thẩm mỹ:
-ÂN: Hát và VVĐMH: Tay thơm tay ngoan, Nào chúng ta cùng tập thể dục.
NH: Thật đáng chê, Trống cơm.
TC: Tai ai tinh.
-TH: Tô màu đôi bàn tay, Bé nặn vòng đep tay tặng bạn.
Phát triển tình cảm-xã hội:
-TC: Mẹ con(chăm sóc, tắm rửa, vệ sinh cơ thể).
Phòng khám: đến bác sỹ khám mắt, răng, khám bệnh.
Bán hàng: Cửa hàng bán hoa, thực phẩm tốt cho cơ thể.
-TCVĐ: Chó sói xấu tính, Về đúng nhà, Mèo đuổi chuột.
Biết tự vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bảo vệ các giác quan. Biét báo cho người lớn biết khi mình khó chịu trong cơ thể.
IV. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
-Đv cô giáo: Hình ảnh, tranh liên quan đến chủ đề.
 Đĩa VCD có 1số chuyện về chủ đề: Cậu bé mũi dài, Mỗi người một việc, một số bài thơ: Đôi mắt của em, Bé ơi...
Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động: giấy khổ to, bìa lụch, tranh ghép hình cơ thể bé, tranh cho trẻ chơi: tôi còn thiếu bộ phân nào.
Sưu tầm trò chơi câu chuyện liên quan đến chủ đề.
-Đv trẻ: Tích cực tham gia vào các hoạt động tổ chức ở lớp.
-Đv phụ huynh: mang kem đánh răng và khăn cho trẻ.
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh: CƠ THỂ BÉ CÓ GÌ ?
Thực hiện tuần 1, từ ngày 10.10 - 14.10.2011
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe trẻ. Cho trẻ soi gương và nhận biết bộ phân cơ thể trẻ.
-Giới thiệu về thời tiết và cách ăn mặc cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
-Chơi trong góc: Xếp hình bé tập thể dục.
THỂ
DỤC
SÁNG
Tập các động tác với vòng thể dục theo nhịp hô:
-Hô hấp: Làm gà gáy.
-Tay : Hai tay đưa trước, lên cao.
-Chân : Ngồi khụy gối.
-Bụng : Nghiêng người sang 2 bên.
-Bật : Bật ra vào vòng.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
PTVĐ:
Vận động viên tí hon. (Chuyền bóng qua phải qua trái).
TC:Tín hiệu
KPKH: 
Những bộ phận trên cơ thể bé.
PTNT:
Toán: Tay phải tay trái của bé.
PTNN: Thơ: Đôi mắt của em.
PTTM:
ÂN: Tay thơm tay ngoan.
Vđ minh họa.
NH: Thật đáng chê.
TC: Tai ai tinh.
PTTM:
TH: Tô màu đôi bàn tay.
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
-Góc phân vai: Mẹ con, cô giáo, bán hàng, phòng khám.
-Góc xây dựng: Xây nhà cho bé, xếp hình bé tập thể dục.
-Góc học tập: Ghép tranh các bộ phận còn thiếu của bé, ghép hình bạn trai, bạn gái. Xem sách truyện tranh Cậu bé mũi dài, Mỗi người 1 việc.
-Góc nghệ thuật: TH: Di màu tay phải, tay trái, Dán các bộ phận còn thiếu.
 ÂN: Hát múa, vđ các bài hát về chủ đề: Tay thơm tay ngoan, Nào chúng ta cùng tập thể dục.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
-QS: Cái miệng.
-TC: Có bao nhiêu cách cười.
-Chơi tự do.
-QS: Đôi bàn tay của bé.
-TC: Về đúng nhà.
-Chơi tự do.
-QS: Cái mũi.
-TC: Qua cầu hái quả.
-Chơi tự do.
-QS: Thời tiết trong ngày.
-TC: Về đúng nhà.
-Chơi tự do.
-Nghe kể chuyện: Mỗi người một việc.
-TC: Chó sói xấu tính.
-Chơi tự do.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
-Vận động nhẹ.
-Làm quen trò chơi Bịt mắt bắt dê.
-Vận động nhẹ.
-Hát: Tay thơm tay ngoan.
-Vận động nhẹ.
-Ôn bài thơ: Đôi mắt của em.
-Vận động nhẹ.
-Đọc đồng dao tay đẹp.
-Vận động nhe.
-Biểu diễn văn nghệ.
-Nêu gương cuối tuần.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh 2: CƠ THỂ BÉ CÓ GÌ ?
Thực hiện tuần 2, từ ngày: 10-14.10.2011.
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.GÓC
PHÂN
VAI
 (Mẹ con, phòng khám bệnh,Bán hàng, Cô giáo).
-Về đúng vị trí góc.
-Chơi lâu với vai đã nhận.
-Búp bê, bộ đồ chơi nấu ăn.
-Các loại rau,quả, thực phẩm cần thiết cho gia đình.
-Dụng cụ y tế: kim tiêm, ống nghe...
-Aó quần,giày túi để chơi đóng vai.
-Cô yêu cầu trẻ về đúng nhóm chơi.
-Cô gợi ý công việc sẽ làm trong nhóm: Ai sẽ đóng mẹ? Ai sẽ đóng vai con? Ai đóng vai bố? Ai đóng vai bác sĩ? Khám bệnh cho bệnh nhân phải như thế nào? Cô bán hàng định bán những hàng hóa nào? Giao tiếp với khách hàng ra sao?
-Cô đóng 1vai chơi cùng trẻ, giúp đỡ trẻ lúc khó khăn.
2. GÓC XÂY DỰNG 
(Xây nhà cho bé, Xếp hình bé tập thể dục).
-Biết đặt các khối xếp chồng, xếp cạnh vào nhau để xây nhà cho bé.
-Trang trí hoa cây xanh phù hợp.
-Biết dùng các hình que để xếp hình bé tập TD.
-Cổng, gạch, hàng rào, cây xanh, hoa nguyên liệu thiên nhiên.
-Các hình que bằng xốp.
-Các khối gỗ, lon yến, bảng từ''ngôi nhà của bé''.
-Gợi ý trẻ phân công việc cho các bạn trong nhóm cùng chơi.
-Cô đóng vai chơi cùng trẻ, HD trẻ sắp xếp cho phù hợp.
-Nhắc trẻ giữ trật tự trong khi chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.
3. GÓC HỌC TẬP
(Xem truyện tranh, ghép hình, đo chiều cao)
-Biết chơi cùng bạn. Biết cầm và giở sách đúng, gọi tên hình ảnh có trong sách.
-Biết giữ gìn góc sách sạch sẽ.
-Sách truyện theo chủ đề.
-Tranh ghép hình bằng bìa cứng cơ thể bé.
-Bảng đo chiều cao.
-Cô HD trẻ cách mở sách xem từ trái sang phải. Khuyến khích trẻ vừa xem vừa trao đổi hình ảnh trong tranh.
-Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết, nhắc trẻ giũ gìn góc sách sạch sẽ.
-HD trẻ chơi ghép tranh và chơi đo chiều cao.
4. GÓC NGHỆ 
THUẬT
(Di màu bàn tay. Dán các bộ phận còn thiếu. Hát vđ các bài hát.
-Hứng thú tham gia hoạt động TH: biết cầm bút vẽ, di màu, dán tranh.
-Thích thú nghe nhạc, NH, biểu diễn ca hát, vđ cùng nhạc cụ.
-Màu tô, tranh mẫu, tranh có hình đôi bàn tay, hình rời các bộ phận của cơ thể, giấy, hồ dán.
-Đĩa VCD, nhạc cụ: phách gỗ, xắc xô, song loan, mũ múa, hoa nơ.
-Cô HD trẻ cách chọn đồ chơi cho buổi chơi. Gợi ý trẻ cách tô màu, dán các bộ phận còn thiếu.
-Cô gợi ý trẻ các bài trong chủ đề cho trẻ biểu diễn:''Tay thơm tay ngoan''. Bật nhạc cho trẻ hát theo và minh họa sáng tạo.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
 Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011
*HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
HĐTD: VẬN ĐỘNG VIÊN TÍ HON.
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức:
-Trẻ biết chuyền bóng qua phải qua trái cho bạn bên cạnh.
-Biết đứng theo hàng ngang, 2 tay cầm bóng rồi chuyền cho bạn bên cạnh.
 2.Kỹ năng:
-Phát triển tố chất: khéo léo, khả năng định hướng trong không gian.
-Phát triển khả năng phối hợp vận động với giác quan: tay và mắt.
-Chuyền bóng cho bạn mà không làm rơi bóng.
 3.Thái độ:
-Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
-Tính kỷ luật, ý thức trong luyện tâp.
II.CHUẨN BỊ:
-Bóng đủ cho cô và trẻ.
-Xắc xô, băng keo.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
 1.Hoạt động 1: Ổn định trẻ:
-Cô lắc xắc xô tập trung trẻ thành vòng tròn, hết hợp đi các kiểu chân khác nhau: đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh...
-Cô cho trẻ chuyển đội hình, tập BTPTC.
 2.Hoạt động 2: Bé tập thể dục:
Trọng động.
*BTPTC:
-Cô gọi tên động tác: vừa hô vừa tập cùng trẻ.
+Động tác tay: Xoay cổ tay (4l x 2n).
+Động tác chân: Đứng khụyu gối. Đứng 2 chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông, nhún xuống, đầu gối khuỵu rồi đứng lên. (4l x 2n).
+Động tác lườn: Nghiêng người sang 2 bên (4l x 2n).
+Động tác bật: Bật tại chỗ.
-Nhận xét, tuyên dương trẻ và chuyển đội hình tập VĐCB.
 3.Hoạt động 3: Vận động viên tí hon.
-Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau sau vạch kẽ.
-Cô giới thiệu tên VĐCB: Chuyền bóng qua phải qua trái.
-Cô làm mẫu: +Lần 1: Làm mẫu toàn phần.
 +Lần 2: Làm mẫu kết hợp với giải thích: Cô đứng đầu hàng, cầm bóng bằng 2tay dưa chuyền ngang sang cho trẻ đứng cạnh. Trẻ đón lấy bóng bằng 2 tay rồi chuyền tiếp cho bạn bên cạnh, tiếp tục chuyền cho đến bạn cuối hàng thì chuyền ngược lại.
-Cô cho trẻ thực hiện theo hàng 3-4 lần, thực hiện theo nhóm.
-Tong quá trình trẻ tập luyện, cô quan sát, HD, sửa sai động viên trẻ luyện tập.
-Cô nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan, tích cực thực hiện tốt và nhắc nhở 1 số trẻ chưa tích cực lần sau cố gắng hơn.
 4.Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Tín hiệu.
-Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
-Trong lúc trẻ chơi, cô bao quát, động viên hướng dẫn trẻ chơi.
-Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
*Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
*HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1.Vận động nhẹ.
2.Cho trẻ làm quen trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
-Cô giới thiệu tên trò chơi.
-Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.Nêu gương cuối ngày.
4.Vệ sinh trả trẻ.
* ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
1. Hoạt động học:
- Sức khỏe:...........................................................................................................................
- Trạng thái:..........................................................................................................................
- Kiến thức- Kỹ năng:............................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Hoạt động chơi: 
- HĐG : .................................................................................................................................
- HĐNT:.................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 12 tháng 10 năm 2011.
*HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH.
Phát triển nhận thức:
TOÁN: TAY PHẢI TAY TRÁI CỦA BÉ.
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Dạy trẻ nhận biết tay phải, tay trái
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, phát triển tai nghe, ngôn ngữ.
-Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ tay phải, tay trái.
Bút.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
 1.Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện.
-Trò chuyện về chủ đề bản thân.
-Đọc thơ"Cô dạy''.
-Cô hỏi trẻ: +Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
 +Bài thơ nói gì?
 +Tay dùng để làm gì?
-GD trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẽ.
 2.Hoạt động 2: Nhận biét tay phải, tay trái.
-Chơi''Trời tối trời sáng''.
-Cô xuất hiện cây bút trên tay phải.
-Cô hỏi trẻ: Cô cầm gì? Đây là tay gì? Dùng làm gì?
-Cô dạy trẻ tay cầm bút là tay phải, dùng để viết, tô màu.
-Cô đưa tay còn lại

File đính kèm:

  • docchu de ban than lớp bé nhánh 1, 2.doc