Kế hoạch bộ môn Thể dục 9

KẾ HOẠCH BỘ MÔN THỂ DỤC 9

Môn đào tạo: Đại học sư phạm – Khoa Giáo dục Thể chất

Nhiệm vụ giảng dạy được phân công: Chủ nhiệm; Lớp 9E – Dạy thể dục lớp; 9A - 9B - 9C - 9D - 9E - 9G - 7E

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM, CUỐI NĂM ĐƯỢC GIAO

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Thể dục 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh chân.
- Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao).
2. Mục đích: 	- Biết cách thực hiện các giai đoạn kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh chân.
- Hiểu một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao).
- Thực hiện cơ bản đúng hoàn chỉnh các giai đoạn kĩ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiết đất.
- Vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luện và thi đấu.
3. Phương pháp: 	- Dạy nhảy cao lớp 9 nhằm giúp HS hoàn thiện kiểu nhảy “Bước qua” và nâng cao thành tích vì vậy cần sử dụng nhiều động tác, bài tập khác nhau như ở sách Thể dục (6,7,8,9)
- Nắm được khâu yếu của học sinh để tìm phương pháp luyện tập phù hợp đạt hiệu quả.
- Cung cấp những tin về kĩ lục nhảy cao trong và ngoài nước, mẩu chuyện về lợi ích của nhảy cao trong đời sống, những điểm cơ bản trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao)...Có biện pháp đảm bảo an toàn cho HS.
- Chia nhóm, tổ để học sinh tập luyện để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao mật độ động trong giờ học.
Chương vi: nhảy xa
1. Nội dung: 	- Kĩ thuật nhảy xa kiểu ”Ngồi” (chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất).
- Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật.
- Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa).
2. Mục đích: 	- Biết cách thực hiện các giai đoạn kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh chân.
- Hiểu một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa).
- Thực hiện cơ bản đúng hoàn chỉnh các giai đoạn kĩ thuật: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiết đất.
- Vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luện và thi đấu.
- Đạt tiêu chuẩn RLTT (bật xa).
3. Phương pháp: - Dạy nhảy xa lớp 9 nhằm giúp HS hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” và tiếp tục rèn luyện sức mạnh chân , tập trung rèn luyện kĩ thuật nâng cao thành tích; Sử dụng nhiều động tác, bài tập khác nhau như ở sách Thể dục (6,7,8,9)
- Nắm được khâu yếu của học sinh để tìm phương pháp luyện tập phù hợp đạt hiệu quả.
- Cung cấp những tin về kỉ lục mới, những mẩu chuyện về lợi ích, tác dụng của nhảy xa...
- Những điểm cơ bản trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao)...Có biện pháp đảm bảo an toàn cho HS.
- Chia nhóm, tổ để học sinh tập luyện để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao mật độ động, giảm thời gian chờ đợi, tăng cường hình thức tập có thi đua hoặc thi đấu theo luật, cho một số học sinh làm trọng tài.
Chương vii: ném bóng
1. Nội dung:
- Kĩ thuật ném bóng xa có đà (Chuẩn bị- Chạy đà- Ra sức cuối cùng- Giữ thăng bằng).
- Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh tay.
- Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần ném bóng).
2. Mục đích: 	- Biết cách thực hiện các giai đoạn kĩ thuật ném bóng xa có đà. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh tay.
	- Hiểu một số điểm trong Luật Điền kinh (phần ném bóng).
	- Thực hiện cơ bản đúng hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật ném bóng xa có đà: Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, chạy đà, ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng.
	+ Vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luyện, thi đấu.
	+ Đạt tiêu chuẩn RLTT (ném bóng trúng đích).
3. Phương pháp: 	- Chia nhóm tổ cho học sinh tự ôn luyện (không ném bóng), kết hợp phương pháp thi đấu để phát huy tính tích cực, khả năng tự quản của học sinh.
Tập luyện phân chia hợp nhất: Tập giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn chạy đà, giai đoạn ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng sau đó tập phối hợp cả 4 giai đoạn trtên.
- Khi học sinh ném cần chú ý sắp xếp đội hình và kĩ luật tập theo lệnh thống nhất để đảm bảo tuyệt đối an toàn.
	- Coi trọng việc giao bài tập và chỉ dẫn cho HS cách tự tập ở nhà bằng các bài tập bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh tay – vai – ngực.
Chương viii: đá cầu (Môn TT tự chọn).
1. Nội dung: 	- Ôn tập những nội dung đã học
- Một số động tác kĩ thuật: Phát cầu thấp chân nghiêng mình, phát cầu cao chân chính diện.
- Một số chiến thuật thi đấu đôi: Phát cầu có người che, phân chia khu vực kiểm soát trên sân, phản công bằng chắn cầu.
- Một số điểm trong Luật Đá cầu.
2. Mục đích: 	- Biết cách thực hiện: Di chuyển đơn bước ra sau chếch phải, chếch trái. Phát cầu thấp chân nghiêng minh, phát cầu cao chân chính diện, một số bài tập phối hợp. Đấu tập theo luật.
- Hiểu một số chiến thuật và một số Điểm trong Luật Đá cầu.
- Thực hiện cơ bản đúng những bài tập trên.
- Vận dụng những hiểu biết về chiến thuật và luật khi tập luyện, thi đấu
3. Phương pháp: 	- Chia nhóm, tổ tập luyện dưới sự điều khiển của cán sự lớp, tổ. Sau khi HS được tập luyện đến một trình độ nhất định thì sử dụng phương pháp trò chơi, thi đấu để từng cá nhân hoặc tổ nhóm trình diễn hoặc thi đấu với nhau.
	- Để giúp HS nắm và vận dụng được kĩ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình và phát cầu cao chân chính diện thì cần tiến hành các bước sau:
+ Tập tâng cầu lên cao sao cho khi cầu rơi xuống nằm trong khu vực được tạo bởi hai trục bàn chân và cách xa mu bàn chân đá cầu khoảng 60-80cm (phát cầu thấp chân nghiêng mình). Phát cầu cao chân chính diện; Tập tung cầu lên cao khoảng 30cm, khi đá cầu cần nâng trọng tâm lên cao, bàn chân chạm cầu ở độ cao trên đầu gối.
+ Tập lăng chân đá cầu và tập động tác lăng chân đá vào quả cầu tưởng tượng (cách người khoảng 50cm).
+ Tập tiếp xúc với cầu: Có thể treo cầu cách mặt sân khoảng 20-30 (phát thấp chân), 60-80cm (phát cầu cao chân). VĐV đứng ở tư thế chuẩn bị và thực hiện động tác đá cầu. Tiếp theo VĐV tự tung cầu và thực hiện phát cầu. Khi tập cần cho HS tập phát cầu thấp chân chính diện sau đó phát cầu cao chân chính diện và cuối cùng là phát cầu thấp chân nghiêng mình.
- Khi dạy luật và chiến thuật cần nêu ngắn gọn kết hợp chỉ dẫn trên sân tập để các em tập ứng dụng ngay, GV giải thích thêm.
ii. kế hoạch cụ thể
Chương từ tiết-tiết
Số tiết 
Kiểm tra 1 tiết
Kiến thức, phương pháp trọng tâm, mục đích, yêu cầu của chương
Chuẩn bị của Thầy và học sinh
Bổ sung, rút kinh nghiệm
Chương I
Lý thuyết
Từ tiết 6,9
2
* Kiến thức:
+ Một số hiểu biết cần thiết.
+ Nguyên tắc, phương pháp tập luyện phát triển sức bền.
* Phương pháp:
- GV thuyết trình, đặt tình huống, gợi ý, lấy ví dụ gần gũi với cuộc sống để minh hoạ, giúp HS xây dựng cho minh một kế hoạch tập luyện.
* Mục tiêu:
- Biết khái niệm, phân loại sức bền, phương pháp tập luyện phát triển sức bền.
- Vận dụng khi học giờ TD và tự tập.
- GV soạn bài, tài liệu, sách thể dục 6,7,8,9.
- HS chuẩn bị bút, vỡ ghi chép, suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến xây dựng bài.
- Học sinh ít vận dụng thực tế, chưa chịu khó suy nghĩ.
- GV gợi ý thêm để học sinh hiểu.
Chương II
- Bài thể dục phát triển chung 45 nhịp của nam, nữ riêng.
- Từ tiết 4,5,7,8,10-18
7
1
* Kiến thức:
Bài thể dục phát triển chung 45 nhịp của nam nữ riêng.
* Phương pháp.
- Học mới: GV làm mẫu, phân tích ngắn gọn HS chủ yếu làm theo, sửa sai, phát huy vai trò của ban cán sự lớp.
Bài ôn tập GV nhắc lại 1-2 lần sau đó cán sự điều khiển.
- Chia nhóm, tổ để tập luyện, các nhóm nhận xét chéo nhau.
* Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện bài TD phát triển chung 45 nhịp của nam, nữ riêng.
- Thực hiện cơ bản đúng toàn bài.
- Vận dụng để tự tập hàng ngày.
- GV soạn bài chuẩn bị tranh. Tập duyệt giáo án, sách giáo viên TD9, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- HS tập trung chú ý tiếp thu bài.
- HS hay sai về các tư thế tay, chân.
- Cần tập cho HS về tư thế cơ bản.
- Tập luyện ở nhà nhiều hơn
Chương III
- Chạy ngắn
- Từ tiết 2-5, 7, 8, 10-17, 19, 20
8
1
* Kiến thức:
- Kĩ thuật chạy 60m (xuất phát-chạy lao-giữa quãng-về đích)
- Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức nhanh.
- Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần chạy ngắn).
* Phương pháp:
- GV cùng HS nhắc lại một số kiến thức đã học, chuẩn bị đồ dùng, phân tích kĩ thuật và làm mẫu. Tăng cường đưa các bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh, tập luyện với hình thức thi đấu, áp dụng điều luật vào tập luyện và đấu tập.
* Mục tiêu:
- Giúp HS có những hiểu biết cần thiết về kĩ thuật chạy 60m. Biết cách thực hiện các giai đoạn kĩ thuật chạy ngắn. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức nhanh.
- Hiểu một số điểm trong Luật Điền kinh (phần chạy cự li ngắn)
- Thực hiện cơ bản đúng hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật: Xuất phát, chạy lao, giữa quãng và về đích.
- Vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luyện, thi đấu.
- Đạt tiêu chuẩn RLTT (chạy ngắn).
- GV soạn bài, tập duyệt giáo án, các tài liệu như: Sách thể dục 6,7,8,9, các tài liệu hướng dẫn thực hiện luật, luật bổ sung 2012, chuẩn kiến thức kĩ năng. 
- Chuẩn bị tranh kĩ thhuật, đồng hồ còi, cờ..
- Hướng dẫn HS kẻ vạch xuất phát, vạch đích, cách đóng bàn đạp.
- Số HS nữ chưa chịu khó tập luyện do đặc điểm sinh lý lứa tuổi nên các em rất ngại trong việc chạy cũng như học thể dục.
- Cần giải thích cho các em hiểu thêm về tác dụng của việc tập luyện phát triển sức nhanh. 
Chương IV
Chạy bền (luyện tập từ đầu năm)
6
1
* Kiến thức: - Chạy trên địa hình tự nhiên 600-800m không tính thời gian hoặc 6-8 phút không tính khoảng cách (nữ).
- 600-1000m không tính thời gian hoặc 8-12 phút không tính khoảng cách (nam).
- Thực hiện các động tác bổ trợ, trò chơi rèn luyện sức bền.
- Một số tình huống thường xảy ra trên đường chạy.
- Một số động tác hồi tĩnh sau khi chạy.
* Phương pháp:
- Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để đặt ra lượng vận động hay bài tập sao cho phù hợp với đối tượng. Dạy nội dung mới trướng khi tập luyện để các em có thể áp dụng và biết cách khắc phục ngay.
- Lồng ghép các trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền.
- Giáo dục ý chí vượt khó, thói quen tự tập hàng ngày 3-4lần/tuần.
* Mục tiêu:
 - Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên và một số động tác hồi tĩnh sau khi chạy.
- Đạt tiêu chuẩn RLTT (chạy bền).
- Biết vận dụng những điều đã học để tự tập hàng ngày.
- Giáo án, sử dụng các tài liệu như sách giáo viên TD 6,7,8,9..đồng hồ, cờ, còi.
- HS tự giác tích cực luyện tập để phát triển sức bền.
- Đa số học sinh chưa chịu k

File đính kèm:

  • docKH Bo mon20122013Sy Manh.doc
Giáo án liên quan