Kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 6

1. Mục tiêu:

 1.1 Kiến thức:

 - HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc. Các em biết được tác dụng của âm nhạc đối với con người.

 - HS biết được môn Am nhạc gồm có ba phân môn:

 + Học hát.

 + Nhạc lí và tập đọc nhạc.

 + Am nhạc thường thức.

 - Các em biết được tác giả của bài hát “Quốc ca” là nhạc sĩ Văn Cao. Hát thuộc v thể hiện đúng tính chất bài “Quốc ca”.

 - Qua giới thiệu và học hát “Quốc ca” HS hiểu được vai trò của chủ tịch HCM trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do Tổ Quốc.

 1.2 Kĩ năng:

 - Hát đúng cao độ, trường độ của bài hát Quốc ca.

 - Thể hiện được tính chất nhịp đi hùng mạnh, sắc thái to nhỏ của bài Quốc ca.

 - Kĩ năng hát tập thể.

 - Thực hiện phần câu hỏi và bài tập Sgk.

 1.3 Thái độ:

 - HS ý thức được nhiệm vụ học tập môn Am nhạc của mình. Biết ghi nhớ công ơn to lớn của chủ tịch HCM trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV hướng dẫn đọc nốt nhạc ba lần HS đọc ba lần. GV điều chỉnh khi học sinh đọc sai.
- GV chỉ huy HS đọc nhạc cả bài .
- Chú ý Đọc nhạc đúng cao độ, trường độ.
- HS đọc nhạc cùng với đĩa.
- Từng tổ đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. 
- GV nhận xét.
- HS ráp lời vào.
- Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời.
- Một vài cá nhân xung phong.
- GV nhận xét và tuyên dương.
I/ Nhạc lí Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.
1. Hình nốt:
- Hình nốt là kí hiệu ghi độ dài ngắn của âm thanh.
- Chúng ta có những loại hình nốt : 
+ Hình nốt tròn:
+ Hình nốt trắng:
+ Hình nốt đen:
+ Hình nốt móc đơn:
+ Hình nốt móc kép:
- Một nốt tròn ngân dài bằng 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 nốt móc đơn =16 nốt móc kép.
2. Cách viết hình nốt trên khuông 
+ Các nốt nhạc nằm trên dòng kẽ thứ 3 nuôi nốt có thể quay lên hoặc quay xuống.
+ Các nốt nhạc nằm trên khe thứ 3 trở lên đuôi quay xuống. 
+ Các nốt nhạc nằm trên khe thứ 2 trở xuống đuôi quay lên. 
+ Các nốt nhạc đứng cạnh nhau sẽ được nối lại với nhau.
3. Dấu lặng :
- Là kí hiệu chỉ thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh.Mỗi hình nốt có một dấu lặng tương ứng .
II: Tập đọc nhạc số 1.
ĐÔ,RÊ,MI,PHA,SON,LA
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
5.1 Tổng kết
Thực hiện phần câu hỏi và bài tập sgk.
Câu 1: Tập viết hình nốt tròn, trắng, đen, đơn, móc kép, lặng đen, lặng đơn?
Đáp án: HS thực hiện vẽ.
Câu 2:Đọc các nốt nhạc trên khuông ?
Đáp án: HS thực hành
- Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời TĐN số1.
5.2 Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này: 
	- Về nhà học thuộc nội dung phần nhạc lí, tập vẽ nốt nhạc trên khuông nhạc, tập vẽ dấu lặng.
	- Tập nhận biết và đọc nốt nhạc trên khuông nhạc.
	- Luyện đọc nhạc TĐN số 1.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	- Chuẩn bị tiết 5: Học hát bài ‘Vui bước trên đường xa’. 
	 Nhạc lí: Nhịp và phách, nhịp 2/4.
- Chuẩn bị câu hỏi Liên quan đến bài mới: Bài hát ‘Vui bước trên đường xa’ được chia làm mấy câu? Hát luyến âm những chữ nào?
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................................................................................................................................................... 
6 Phụ lục:
Bài: 02 - Tiết: 05
Tuần dạy: 
¯- HỌC HÁT BÀI: VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA.
¯- NHẠC LÍ: NHỊP VÀ PHÁCH, NHỊP 2/4
1. Mục tiêu:
	1.1 Kiến thức :
	- HS biết điệu Lí của đồng bào Nam Bộ là những bài dân ca ngắn gọn, mộc mạc thường được xây dựng trên những câu thơ lục bát. Biết bài hát ‘Vui bước trên đường xa’ do Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công.
	- HS hát đúng giai điệu và lời ca, trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh và được nghe thêm một vài bài hát dân ca Nam Bộ.
	- HS có khái niệm về nhịp và phách trong âm nhạc, hiểu được ý nghĩa của số chỉ nhịp, nắm được khái niệm về nhịp 2/4. 
	1.2 Kĩ năng :
	- Hát đúng cao độ, trường độ của bài hát. Hát luyến âm với 2 nốt nhạc, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu.
	- Hát hòa giọng, hát đơn ca, song ca, hát đối đáp bài hát.
	- Thực hiện phần câu hỏi và bài tập sgk.
	1.3 Thái độ:
	- Qua nội dung bài hát giáo dục các em có tình cảm yêu mến những làn điệu dân ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó.
2. Nội dung học tập:
	- Hs hát đúng giai điệu, lời ca bài ‘Vui bước trên đường xa’ , hát hồ giọng, diễn cảm, biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát.
 - Hs hiểu được thế nào là nhịp, phách, số chỉ nhịp và nhịp 2/4 
3. Chuẩn bị:
	3.1 Giáo viên:
	- Máy đĩa, nhạc cụ.
	3.2 Học Sinh :
	- Xem trước nội dung lời ca bài hát, xem trước nội dung nhạc lí.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
	- Điểm danh HS.
	4.2 Kiểm tra miệng:
Câu1: Kí hiệu để ghi độ dài, ngắn của âm thanh là gì? Chúng ta có những loại hình nốt nào? Qui định về trường độ trong âm nhạc? Nêu cách viết các hình nốt nhạc trên khuông?
* Đáp án:
- Kí hiệu để ghi độ dài, ngắn của âm thanh là hình nốt.
- Hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép….
- Qui định về trường độ trong âm nhạc:
1 nốt tròn ngân dài = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 nốt móc đơn =16 nốt móc kép.
 - Cách viết các hình nốt trên khuông :
+ Các nốt nhạc nằm trên dòng kẽ thứ 3 đuôi nốt có thể quay lên hoặc quay xuống.
+ Các nốt nhạc nằm trên khe thứ 3 trở lên đuôi quay xuống. 
+ Các nốt nhạc nằm trên khe thứ 2 trở xuống đuôi quay lên. 
+ Các nốt mĩc cạnh nhau được nối lại với nhau bằng một hoặc hai vạch ngang.
Câu 2: Liên quan đến bài mới: Bài hát Vui bước trên đường xa được chia làm mấy câu? Hát luyến âm những chữ nào?
* Đáp án: 	- Bài hát được chia làm 5 câu hát. 
	- Hát luyến âm những chữ :“tưng , quyết”.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
A/ Hoạt đông 1: Vào bài 
GV: Ở các miền quê Nam Bộ có rất nhiều làn điệu dân ca như: các điệu hò, điệu Lí, nói thơ … Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát dân ca của Nam Bộ rất hay đó là Vui bươc trên đường xa theo điệu Lí con sáo Gò Công. Đặt lời mới : HOÀNG LÂN.
B/ Họat động 2: 
Học hát bài Vui bước trên đường xa.
Mục tiêu: HS hát đúng lời ca, giai điệu bài hát “Vui bước trên đường xa”
- GV giới thiệu: Lí là những bài dân ca ngắn gọn, mộc mạc thường được xây dựng trên những câu thơ lục bát, mỗi bài Lí đều có nét riêng.
Bài hát ‘Vui bước trên đường xa’ được vết theo điệu Lí con sáo Gò Công ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, do Nhạc sĩ Trần Kết Tường sưu tầm, ghi âm, bài hát biểu hiện tình cảm nhẹ nhàng có tính chất giãi bày, tâm sự. Dựa trên làn điệu này nhạc sĩ Hoàng Lân đã đặt lời mới.
*Tìm hiểu về bài hát:
?Bài hát được chia làm mấy câu? Hát luyến những chữ nào? Có những câu nào nét nhạc giống nhau.
 HS: Bài hát được chia làm 5 câu hát. 
-Hát luyến âm những chữ : “tưng , quyết”
- Câu 4, 5 có nét nhạc giống nhau.
GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại.
- GV mở nhạc mẫu cho HS nghe.
- HS lắng nghe.
GV tiến hành dạy hát cho HS.
-HS luyện thanh bằng nhạc cụ.
- GV gọi 1 HS nhìn lên bảng phụ đọc lời ca bài hát.
- GV dạy hát từng câu cho HS.
- HS hát cả bài cùng với nhạc đệm. Chú ý hát đúng những chổ luyến âm 2 nốt nhạc .
- GV hướng dẫn HS hát luyến và hát ngân dài cho đủ số phách.
- GV mở nhạc và chỉ huy cho cả lớp cùng hát hòa giọng, thể hiện tính chất vui tươi.
- GV mở nhạc HS hát đối đáp Nam , Nữ.
- GV mở nhạc HS hát đơn ca. 
- GV nhận xét và tuyên dương.
- HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
- GV cho HS nghe một vài bài dân ca khác: Lí cây bông, Lí chiều chiều …
C/ Hoạt động 3: 
Nhạc lí Nhịp và phách , Nhịp 2/4
Mục tiêu: HS nắm rõ nhịp, phách, phân tích đươc nhịp 2/4
1. Nhịp và phách.
- GV: Bản nhạc được chia thành những “nhịp” và “phách” để chúng ta dễ phân biệt âm mạnh, nhẹ, phần mạnh, phần nhẹ của âm thanh.
- GV vẽ ra ví dụ về nhịp và giải thích cho HS hiểu:
- GV: Quan sát ví dụ ta thấy có rất nhiều nhịp trong 1 đoạn nhạc và các nhịp này lặp đi, lặp lại một cách đều đặn.
- GV cho HS nghe một đoạn của bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
- GV: Sau khi nghe xong, GV chỉ cho HS thấy bài hát diễn ra một cách đều đặn và liên tục.
?Vậy nhiïp là gì
- HS trả lời 
- GV chốt lại và ghi lên bảng.
- GV giữa các nhịp có một vạch đứng để phân cách gọi là vạch nhịp.
- GV vẽ ra ví dụ về phách và giải thích cho HS hiểu:
- GV: Quan sát VD ta thấy trong mỗi nhịp lại có các phách, các phách này đều bằng nhau về trường độ.
- GV mở đĩa nhạc cho HS nghe lại một đoạn của bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. GV dùng song loan gõ theo phách của bài hát.
?Qua việc nghe lại bài hát và nghe gõ phách theo mỗi nhịp của bài hát ta rút ra kết luận gì về phách
- HS trả lời 
- GV chốt lại và ghi lên bảng.
2. Nhịp 2/4
a. Số chỉ nhịp.
- GV vẽ ví dụ SGK:
- GV : Quan sát ví dụ ta thấy đầu khuông nhạc có 2 chữ số, đó là số chỉ nhịp.
? Vậy số chỉ nhịp là gì
- HS trả lời .
- GV chốt lại. nêu thêm : Số ở trên cho biết số lượng 
phách trong mỗi nhịp. Số đặt ở dưới chỉ độ dài của mỗi phách, độ dài của phách bằng nốt tròn chia cho chính nó.
b.Nhịp 2/4
? Quan sát ví dụ trên ta thấy nhịp 2/4 như thế nào
- HS trả lời, GV chốt lại.
- GV vỗ tay mạnh ở phách 1 vỗ tay nhẹ ở phách 2 của nhịp 2/4 cho HS thấy rõ hơn.
- GV : Nhịp 2/4 là loại nhịp thông dụng, thường được dùng cho các bài hát tập thể, hành khúc, bài hát trẻ em nhạc múa và các điệu dân ca…..
I/ Học hát bài Vui bước trên đường xa. Theo điệu Lí con sáo Gò Công ( Dân ca Nam Bộ)
Đặt lời mới : HOÀN LÂN
*Tìm hiểu về bài hát:
- Bài hát được chia làm 5 câu hát. 
- Hát luyến âm những chữ : “tưng , quyết”
- Câu 4, 5 có nét nhạc giống nhau.
II/Nhạc lí: Nhịp và phách, Nhịp 2/4
1. Nhịp và phách.
- Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau,được lặp đi lặp lại đều đặn trong bản nhạc hay bài hát.
- Mỗi nhịp lại chia thành nh

File đính kèm:

  • docTiet 1-tiết 9 NHẠC lop 6.doc
Giáo án liên quan