Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - Lâm Thanh Nam

Geometer’s Sketchpad thực chất là một công cụ cho phép tạo ra các hình hình

học, dành cho các đối tượng phổ thông bao gồm học sinh, giáo viên, các nhà nghiên

cứu. Phần mềm có chức năng chính là vẽ, mô phỏng quĩ tích, các phép biến đổi của

các hình hình học phẳng. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế bài giảng

hình học một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động, khiến học sinh dễ hiểu bài

hơn. Với phần mềm này, chúng ta có thể xây dựng được các điểm, đường thẳng,

đường tròn, tạo trung điểm của một đoạn thẳng, dựng một đường thẳng song song với

một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một bán kính cố định đã cho, xây dựng

đồ thị quan hệ hình học, Sử dụng GeoSpd, ta sẽ có cảm giác là mình có thể tạo hình

với không gian không có giới hạn

pdf14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - Lâm Thanh Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cuốn: Di chuyển vùng bản vẽ hiện thời. 
1.2.2. Thanh công cụ 
1. Công cụ chọn: được sử dụng để lựa chọn các đối tượng trên vùng bản vẽ. Công cụ 
chọn gồm 3 công cụ dùng để chuyển đổi đối tượng: tịnh tiến, quay, co giãn. 
2. Công cụ điểm: dùng để tạo điểm. 
3. Công cụ compa: dùng để tạo đường tròn. 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 3/14 
4. Công cụ thước kẻ: dùng để tạo đoạn thẳng, tia, đường thẳng 
5. Công cụ nhãn: dùng để đặt tên cho đối tượng, lời chú thích. 
1.2.3. Màn hình bản vẽ 
Bản vẽ là vùng màn hình làm việc chính của phần mềm. Trong không gian làm việc 
của hình (gọi là vùng bản vẽ) ta có thể tạo ra các đối tượng hình học, các liên kết giữa 
chúng và khởi tạo các nút lệnh. 
1.2.3. Thanh bảng chọn: 
* Bảng chọn Hồ sơ: 
- Lệnh Tọa Bản vẽ mới (Ctrl + N) dùng để mở một bản vẽ mới. 
- Lệnh Mở Bản vẽ (Ctrl + O) dùng để mở bản vẽ có sẵn. 
- Lệnh Lưu Bản vẽ (Ctrl + S) dùng để lưu bản vẽ đang hiện hành. 
* Bảng chọn Chỉnh sửa: 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 4/14 
Bảng chọn này cho phép ta thực hiện các thao tác như: Quay lại bước kế trước, liền 
sau, cắt, coppy, xóa, dán đối tượng, chọn đối tượng, tạo nút lệnh, ... 
- Tạo nút lệnh giúp chúng ta thực hiện một số nút lệnh như ẩn hiện, di chuyển, ... 
* Bảng chọn Hiển thị: 
- Kiểu đường các hình cho ta chọn ba kiểu: Nét đứt, nét thanh, nét đậm 
- Màu sắc: cho ta định màu cho đối tượng 
- Văn bản: Cho ta chọn font, cở chữ, kiểu chữ 
- Ẩn: Cho phép ta ẩn đối tượng được chọn 
- Hiện các Đối tượng bị ẩn: Hiển thị tất cả các đối tượng bị ẩn 
- Tạo vết/ xóa vết: Cho ta tạo và xóa vết của đối tượng khi di chuyển 
- Hoạt hình: Cho đối tượng chạy trên một đối tượng khác 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 5/14 
* Bảng chọn Dựng hình: 
- Điểm trên đối tượng: Đánh dấu một điểm trên đối tượng đã chọn 
- Trung điểm (Ctrl + M): Đánh dấu trung điểm của đoạn thẳng 
- Giao điểm (Ctrl + I): Đánh dấu giao điểm của hai đối tượng 
- Đoạn thẳng (Ctrl + L): Dựng đoạn thẳng đi qua hai điểm 
- Tia: Dựng tia đi qua hai điểm (Điểm chọn trước là gốc) 
- Đường thẳng: Dựng đường thẳng đi qua hai điểm 
- Đường song song: Dựng một đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường 
thẳng cho trước 
- Đường vuông góc: Dựng một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường 
thẳng cho trước 
- Đường phân giác của góc: Dựng đường phân giác của một góc được chọn 
- Đường tròn (Tâm + Điểm): Dựng đường tròn khi biết tâm và một điểm thuộc đường 
tròn 
- Đường tròn (Tâm + Bán kính): Dựng đường tròn khi biết tâm và bán kính của đường 
tròn 
- Cung trên đường tròn: Dựng cung tròn đi qua hai điểm thuộc đường tròn 
- Cung đi qua 3 điểm: Dựng cung tròn đi qua ba điểm đã chọn 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 6/14 
* Bảng chọn Phép biến đổi: 
 Bảng chọn này cho phép người dùng thực hiện một số chức năng nâng cao như 
sử dụng các phép quay, tịnh tiến. Phần này chủ yếu dùng trong chương trình THPT. 
* Bảng chọn Đo đạc: 
 Bảng chọn này cho phép người dùng tính toán chính xác độ dài, khoảng cách, ... 
và hiển thị tung độ, hoành độ điểm, ... Tính toán (Alt + =): hiện máy tính 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 7/14 
* Bảng chọn Đồ thị: 
 Bảng chọn này cho phép người dùng làm việc với hệ trục tọa độ gồm hệ Decac 
vuông góc ở cấp hai và các hệ tọa độ khác. 
2. Thực hành với các bài tập đơn giản: 
2.1. Vẽ điểm: 
2.1.1. Vẽ điểm: Chọn công cụ , kích chuột vào vị trí cần vẽ điểm. 
2.1.2. Đặt tên điểm: 
* Đặt tên theo mặc định: 
- Kích vào công cụ , sau đó kích vào điểm. 
- Chọn điểm, vào Hiển thị chọn Hiện tên. 
* Đặt tên theo yêu cầu: 
- Chọn điểm, vào Hiển thị chọn Tên điểm. 
- Kích phải vào điểm, chọn Tên điểm. 
- Chọn điểm, dùng tổ hợp phím Alt + /. 
Xuất hiện hộp thoại: 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 8/14 
Đánh tên điểm vào ô Tên và nhấn OK. 
2.2. Vẽ đoạn thẳng, đường thẳng, tia: 
2.2.1. Vẽ đoạn thẳng: 
- Chọn công cụ , kích chuột tại hai điểm cần vẽ đoạn thẳng. 
- Chọn hai điểm cần vẽ đoạn thẳng, vào Dựng hình chọn Đoạn thẳng. 
- Chọn hai điểm cần vẽ đoạn thẳng, nhấn Ctrl + L. 
2.2.2. Vẽ trung điểm đoạn thẳng: 
- Chọn đoạn thẳng, vào Dựng hình chọn Trung điểm (hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + 
M). 
2.2.3. Vẽ đường thẳng: 
- Chọn công cụ , kích chuột tại hai điểm cần vẽ đường thẳng. 
- Chọn hai điểm cần vẽ đường thẳng, vào Dựng hình chọn Đường thẳng. 
2.2.4. Vẽ tia: 
- Chọn công cụ , kích chuột tại hai điểm cần vẽ tia, điểm đầu là gốc của tia. 
- Chọn hai điểm cần vẽ tia, vào Dựng hình chọn tia, điểm chọn trước là gốc của tia. 
2.2.5. Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước: 
 Chọn điểm và đường thẳng. Vào Dựng hình chọn Đường thẳng song song. 
2.2.5. Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước: 
 Chọn điểm và đường thẳng. Vào Dựng hình chọn Đường thẳng vuông góc. 
2.2.4. Đặt tên đoạn thẳng, tia, đường thẳng: 
Tương tự đặt tên điểm 
2.3. Vẽ góc, tia phân giác của góc: 
2.3.1. Vẽ góc: Vẽ hai đoạn thẳng hoặc tia có chung gốc 
2.3.2. Vẽ tia phân giác của góc: 
 Ta chọn ba điểm của góc, vào Dựng hình chọn 
Đường phân giác của góc. 
Ví dụ: muốn vẽ phân giác góc CDE, ta làm như sau: 
- Chọn điểm C, điểm D, điểm E (lưu ý: điểm D luôn chọn ở 
E
D
C
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 9/14 
giữa vì nó là gốc của góc) 
- Vào Dựng hình chọn Đường phân giác của góc. 
2.4. Vẽ đường tròn: 
2.4.1. Vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính: 
 Chọn điểm làm tâm và đoạn thẳng làm bán kính, vào Dựng hình chọn Đường 
tròn (Tâm + Bán kính). 
2.4.2. Vẽ đường tròn khi biết tâm và một điểm thuộc đường tròn: 
- Chọn công cụ , kích vào tâm, sau đó kích vào điểm thuộc đường tròn. 
- Chọn hai điểm (điểm đầu tiên được mặc định là tâm), vào Dựng hình chọn Đường 
tròn (Tâm + Điểm). 
2.4.3. Dựng cung trong đường tròn: 
 Chọn đường tròn, chọn hai điểm thuộc đường tròn, vào Dựng hình chọn Cung 
trên đường tròn. (Điểm chọn trước là điểm đầu, điểm chọn sau là điểm cuối của cung 
theo chiều ngược chiều kim đồng hồ). 
2.4.4. Dựng cung đi qua ba điểm: 
 Chọn ba điểm không thẳng hàng, vào Dựng hình chọn Cung đi qua 3 điểm. 
(Điểm chọn trước là điểm đầu, điểm thứ hai là điểm giữa, điểm thứ ba là điểm cuối). 
2.5. Phép đối xứng trục: 
2.5.1. Đánh dấu trục đối xứng: Có hai cách: 
- Kích đúp vào đường thẳng. 
- Chọn đường thẳng, vào Phép biến đổi chọn Đánh dấu trục đối xứng. 
2.5.2. Dựng đối tượng đối xứng qua đường thẳng: 
 Sau khi đánh dấu trục đối xứng, ta chọn đối tượng cần đối xứng, vào Phép biến 
đổi chọn Phép đối xứng trục. 
2.6. Đo đạc: 
2.6.1. Độ dài đoạn thẳng: 
 Chọn đoạn thẳng, vào Đo đạc chọn Độ dài. 
2.6.2. Đo khoảng cách: 
* Đo khoảng cách giữa hai điểm: 
 Chọn hai điểm cần đo, vào Đo đạc chọn khoảng cách. 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 10/14 
* Đo khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng: 
 Chọn điểm và đường thẳng, vào Đo đạc chọn khoảng cách. 
2.6.3. Chu vi và diện tích của hình tròn: 
* Bán kính đường tròn: 
 Chọn đường tròn, vào Đo đạc chọn Bán kính. 
* Độ dài cung tròn: 
 Chọn cung tròn cần đo, vào Đo đạc chọn Độ dài cung tròn. 
* Chu vi và diện tích của hình tròn: 
 Chọn đường tròn cần đo, vào Đo đạc chọn Chu vi Đường tròn để tính chu vi và 
chọn Diện tích để tính diện tích. 
2.6.4. Chu vi và diện tích của đa giác: 
* Đánh dấu phần trong của hình: 
 Chọn hình cần đánh dấu, vào Dựng hình chọn Phần trong của hình (hoặc 
nhấn Ctrl + P). 
* Chu vi và diện tích của đa giác: 
 Chọn vào phần trong của đa giác, vào Đo đạc chọn Chu vi đa giác để tính chu 
vi và chọn Diện tích để tính diện tích. 
3. Định dạng đối tượng: 
3.1. Định dạng kiểu đường kẻ: 
 Chọn đối tượng cần định dạng, vào hiển thị chọn Kiểu đường các hình, có ba 
kiểu là nét đứt, nét thanh và nét đậm để chọn. 
3.2. Định dạng màu đối tượng: 
 Chọn đối tượng cần định dạng, vào hiển thị chọn Màu sắc, sau đó chọn màu. 
4. Tạo văn bản: 
 Dùng công cụ , ra màn hình bản vẽ chọn một khoảng trống, xuất hiện 
TextBox, ta sẽ đánh văn bản vào đây. 
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad - 
Giáo viên soạn: Lâm Thanh Nam – Trường THCS Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi 
Điện thoại: 093.510.1023 – Email: mr.lam.thcsduclan@gmail.com Trang 11/14 
 Lúc đó, phía dưới sẽ có thanh công cụ để ta định dạng văn bản và chằn ký tự 
toán học như sau: 
* Lưu ý: Ta có thể tạo văn bản trong phần mềm Microsoft Word và dùng lệnh Copy và 
Paste vào màn hình bản vẽ, tuy nhiên nó sẽ hiển thị thành dạng hình ảnh và không thể 
chỉnh sửa được. 
5. Tạo nút lệnh: 
5.1. Tạo nút lệnh ẩn hiện: 
 Chọn đối tượng cần ẩn hiện, vào Chỉnh sửa -> Tạo các nút lệnh -> Ẩn đi/Hiện 
ra. 
5.2. Tạo nút lệnh di chuyển: 
 Chọn điểm cần di chuyển, vào Chỉnh sửa -> Tạo các nút lệnh -> Sự hoạt náo

File đính kèm:

  • pdfHDSD phan mem GSP.pdf