Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác-Lênin - Đại học Khoa học Huế

Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa mới được

hình thành, chưa có sự phát triển đầy đủ, chưa có một thế phòng ngự vững chắc để

chống lại các văn hóa độc hại và đồi trụy. Trước tình hình đó: “Việc tạo ra môi

trường văn hóa của chủ nghĩa xã hội, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa giá trị

truyền thống và giá trị hiện đại thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn là trách

nhiệm to lớn của toàn Đảng và của toàn dân ta

pdf108 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác-Lênin - Đại học Khoa học Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn 
với hiện thực mà nó phản ánh. Có chân lý tuyệt đối vì con người hoàn toàn có khả 
năng nhận thức đúng đắn về thế giới khi có đầy đủ các điều kiện. 
 - Chân lý tương đối là tri thức đúng nhưng chưa phù hợp hoàn toàn với hiện 
thực khách quan do nó phản ánh. Sự phù hợp giữa nội dung của nó đối với khách 
thể được phản ánh là sự phù hợp bộ phận, ở một số mặt nhất định. 
 + Tính tương đối của chân lý biểu hiện ở chỗ nó phản ánh sự vật tồn tại 
trong một phạm vi có giới hạn, trong những điều kiện xác định về không gian và 
thời gian, vì con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới nhưng 
không phải nhận thức diễn ra một lần là xong mà là quá trình đi từ chưa biết đầy 
đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật và hiện tượng. 
3. Quan hệ biện chứng giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. 
 - Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối đều là chân lý khách quan. 
 - Chân lý tuyệt đối là tổng vô hạn các chân lý tương đối. 
 - Trong mỗi chân lý tương đối mặc dù là tương đối nhưng bao giờ cũng có 
những yếu tố của chân lý tuyệt đối. 
 - Sự khác biệt giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không thuộc về 
bản chất mà ở mức độ phù hợp giữa chúng với khách thể. Sự khác biệt đó về mức 
độ phù hợp giữa chúng với khách thể bao giờ cũng tồn tại, nhưng thường xuyên 
được xóa bỏ trong quá trình tiến lên vô hạn của nhận thức. 
 - Khi thừa nhận sự thống nhất giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối, 
điều đó cũng có nghĩa là sự thừa nhận tính cụ thể của chân lý. 
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: 
 - Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý. Nhờ thực tiễn, chúng ta phân 
biệt được chân lý và sai lầm. 
 55
 - Thực tiễn có vai trò như vậy, vì nó có ưu điểm của “tính phổ biến” và là 
“hiện thực trực tiếp”, nhờ đó mà thực tiễn có thể “vật chất hóa’ được tri thức, biến 
các tri thức thành các khách thể vật chất có tính xác thực cảm tính. 
 - Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. 
Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất; tương đối vì bản thân thực tiễn 
luôn luôn biến đổi, phát triển. Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ sung, phát 
triển những tri thức đã có trước đó. 
Phần B 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ XÃ HỘI 
Câu 23: Khái niệm quy luật xã hội? Phân tích mối quan hệ giữa quy 
luật xã hội và hoạt động có ý thức của con người. 
 - Khái niệm quy luật xã hội: 
 Quy luật phát triển của xã hội là những mối liên hệ khách quan, bản chất và 
tất yếu, lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng của đời sống xã hội. 
 Con người tự làm ra lịch sử của mình, nói cách khác lịch sử loài người là 
những hoạt động của con người theo đuổi những mục đích của bản thân mình. 
 Trong xã hội, con người (dân tộc, giai cấp, đảng phái,..) hành động một cách 
có ý thức, theo đuổi những mục đích nhất định, do những tư tưởng dẫn dắt. Nhưng 
bản thân các hệ tư tưởng đều phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã 
hội. 
 Trong xã hội, con người phải quan hệ với nhau và trong vô vàn các mối 
quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên, thì quan hệ sản 
xuất là quan hệ cơ bản, nền tảng, mà các quan hệ sản xuất lại thuộc về lĩnh vực đời 
sống vật chất của xã hội, nghĩa là nó tồn tại một cách khách quan tất yếu, độc lập 
với ý chí của cá nhân, tập đoàn, giai cấp trong xã hội. 
 56
 Các hiện tượng đa dạng của xã hội dù có vẻ ngẫu nhiên đến đâu, rốt cuộc 
cũng tuân theo một khuynh hướng chung nhất định, tức là vẫn thể hiện tính quy 
luật. 
 - Đặc điểm của quy luật xã hội: 
 + Quy luật tự nhiên diễn ra một cách tự động không có sự tác động của con 
người. Quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt động của con người có ý thức, 
nhưng không phụ thuộc vào ý thức con người. 
 + Quy luật xã hội không biểu hiện ra trực tiếp ở từng hiện tượng đơn lẻ, từng 
con người mà thường biểu hiện ra như một xu hướng. Do đó, nếu không gian càng 
rộng, thời gian càng dài thì quy luật biểu hiện càng rõ. 
 + Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, đồng thời là cơ sở của các 
quy luật xã hội. 
 + Quy luật xã hội phát huy tác dụng trong những điều kiện cụ thể, những 
điều kiện đó không ngừng thay đổi, từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái 
kinh tế-xã hội khác. Trong một hình thái kinh tế-xã hội thì các điều kiện ở mỗi 
nước cũng khác nhau, do đó quy luật phát huy tác dụng khác nhau. 
- Mối quan hệ giữa quy luật xã hội và hoạt động của con người có ý thức: 
 Khẳng định sự tồn tại và tác động của các quy luật xã hội trong quá trình 
lịch sử thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận vai trò của những hoạt động có ý 
thức của con người. Trái lại, sự phát triển của lịch sử đã xác nhận vai trò ngày càng 
tăng lên của nhân tố chủ quan, những hoạt động có ý thức của con người. 
 Quy luật xã hội hình thành và chi phối một cách tất yếu các hoạt động của 
con người, nói cách khác, tất cả mọi hoạt động của con người đều phải đối mặt với 
tính tất yếu, quy luật. Do đó, con người muốn đạt đến tự do trong hoạt động của 
mình, con người phải xử lý đúng mối quan hệ giữa tự do và tất yếu. 
 “Hoạt động tự do, có ý thức là đặc tính của con người” (C.Mác, Ăngghen 
tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, T.1, tr.118). Nhưng tự do không phải là độc 
 57
lập với quy luật, bất chấp quy luật mà là nhận thức đúng quy luật và vận dụng các 
quy luật để cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội để thỏa mãn nhu cầu của mình. 
 Ăngghen viết: “Tự do không phải là ở sự độc lập tưởng tượng đối với các 
quy luật của tự nhiên, mà là ở sự nhận thức được những quy luật đó và ở cái khả 
năng - có được nhờ sự nhận thức này - buộc những quy luật đó tác động một cách 
có kế hoạch nhằm những mục đích nhất định. Điều đó là đúng với những quy luật 
của tự nhiên bên ngoài, cũng như đối với những quy luật chi phối tồn tại vật chất 
và tinh thần của bản thân con người, hai loại quy luật mà chúng ta nhiều lắm cũng 
chỉ có thể tách cái nọ ra khỏi cái kia trong quan niệm chứ không thể tách ra trong 
thực tế được. Như vậy tự do của ý chí chẳng qua chỉ là cái năng lực quyết định một 
cách hiểu biết” (C.Mác, Ăngghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, T.5, 
tr.163). 
 Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tự do là một sản phẩm của lịch sử. Ở 
buổi đầu của lịch sử do chưa có hiểu biết, con người là “nô lệ” của giới tự nhiên, 
nhưng càng ngày con người càng có nhận thức sâu sắc về các quy luật của tự 
nhiên, quy luật của xã hội, vận dụng các quy luật để cải tạo tự nhiên và cải tạo xã 
hội theo đúng tính tất yếu của nó. Và do đó, hoạt động của con người càng tự do 
hơn. Tự do là cái tất yếu được nhận thức.Tức tự do là nắm vững và hành động phù 
hợp với tất yếu. 
Câu 24: Khái niệm phương thức sản xuất? Tại sao nói phương thức sản 
xuất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội? 
 Phương thức sản xuất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất 
trong một giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ 
nhất định với tự nhiên và với nhau trong sản xuất. 
 Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, lịch sử xã hội loài người trước 
hết là lịch sử phát triển của sản xuất, lịch sử vận động của các phương thức sản 
xuất lần lượt thay thế nhau, là lịch sử của quần chúng nhân dân lao động trực tiếp 
sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Do đó, muốn hiểu lịch sử phát triển của xã 
 58
hội loài người, trước hết phải hiểu lịch sử phát triển của sản xuất, hiểu quá trình 
sản xuất của con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. 
 Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên, vận động và phát triển theo 
quy luật đặc thù của nó. Tuy nhiên, giữa xã hội và tự nhiên thường xuyên diễn ra 
sự trao đổi vật chất. Sự trao đổi đó được thực hiện trong quá trình lao động sản 
xuất của con người. Như vậy, nếu tách lịch sử xã hội loài người với lịch sử phát 
triển của sản xuất vật chất thì sẽ không thể nào hiểu được loài người phải trải qua 
những hình thái kinh tế-xã hội từ thấp lên cao. 
 Sản xuất vật chất là lực lượng chủ yếu và là động lực cơ bản thúc đẩy lịch sử 
phát triển, xã hội tiến lên. Đó là điều kiện quyết định của đời sống con người, là 
yêu cầu tất yếu khách quan đối với sự sinh tồn của xã hội. Xã hội không thể thỏa 
mãn nhu cầu của mình bằng cái đã có sẵn trong giới tự nhiên, để duy trì đời sống 
của mình, con người phải tiến hành sản xuất của cải vật chất. Vì thế, sản xuất của 
cải vật chất là một điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một hành động lịch sử mà 
loài người phải duy trì từ xưa đến nay. 
 Xã hội là một hệ thống và trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, tính chất 
và kết cấu xã hội không phải do nguyện vọng và ý chí của cá nhân, tập đoàn, cũng 
không do hình thức nhà nước pháp quyền quy định mà do phương thức sản xuất 
quyết định. Phương thức sản xuất thống trị trong mỗi xã hội quyết định tính chất 
của chế độ xã hội; các giai cấp, kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ 
giữa các giai cấp, cũng như các quan điểm về chính trị pháp quyền, đạo đức, triết 
học 
 Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có phương thức sản xuất đặc thù của nó. Và sự 
thay thế của các phương thức sản xuất khác nhau chính là cơ sở của sự thay thế của 
các hình thái kinh tế-xã hội nối tiếp nhau. Điều này chứng tỏ, phương thức sản 
xuất giữ vai trò quyết định trong sự chuyển hóa của xã hội loài người qua các giai 
đoạn lịch sử khác nhau. Mỗi khi phương thức sản xuất mới ra đời, giai cấp mới lên 
cầm quyền, kết cấu kinh tế xã hội thay đổi thì những quan hệ xã hội về mặt chính 
trị, pháp quyền, tư tưởng, đạo đức,.. cũng biến đổi theo. 
 59
 Với ý nghĩa nói trên mà C.Mác đã nhấn mạnh: “Do có được những lực 
lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay 
đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả 
những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh 
chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” 
(C.Mác, Ăngghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, T.1, tr.380). 
 Lịch 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_on_tap_triet_hoc_mac_lenin.pdf
Giáo án liên quan