Hướng dẫn học sinh thao tác trên mô hình để hình thành quy tắc, công thức tính diện tích trong chương hình học lớp 5

Thực hiện chương trình đổi mới nội dung SGK năm 2000 với mục tiêu dạy học Toán ở Tiểu học là nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học và các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính, đo lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt sáng tạo cho học sinh .

 Để thực hiện mục tiêu dạy học đó, giáo viên cần phải được tiếp cận và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng,. biết biến những kiến thức, kĩ năng đó thành kiến thức kĩ năng của mình, biến những điều cần học thành "Cái vốn", "Cái tài sản" của bản thân. Học tập như vậy, sự hiểu biết của học sinh sẽ được vững chắc hơn, hứng thú của các em được tăng cường hơn.

 Khi giảng dạy những nội dung hình học ở khối lớp 4-5, tôi nhận thấy nội dung hình học đáp ứng được những yêu cầu của mục tiêu trên, nhất là mục tiêu hình thành những kĩ năng tính, giải những bài toán đo lường, giải những bài toán thiết thực trong cuộc sống. Hình học góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy logic, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, kích thích; phát triển trí tưởng tượng, tạo hứng thú học toán qua những hình ảnh, mô hình, những bài toán gần gũi với thực tế của đời sống. Môn hình học còn giúp các em rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề gần gũi trong học tập và trong cuộc sống .

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh thao tác trên mô hình để hình thành quy tắc, công thức tính diện tích trong chương hình học lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.	
 * Hoạt động tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, vận dụng vào thực tiễn góp phần rèn kĩ năng thực hiện và vận dụng kiến thức của học sinh.
 II/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
 II .1 THỰC TRANG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN 
1/ Thuận lợi : 
Thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học , chúng tôi đã được cấp lãnh đạo giới thiệu các phương pháp tích cực như : trò chơi học tập, thảo luận nhóm, nêu vấn đề .... và đã vận dụng các phương pháp đó vào việc dạy học . Bước đầu, giáo viên và học sinh đã quen các hình thức, phương pháp học tập tích cực. 
 Bên cạnh đó, với điều kiện phục vụ cho dạy - học ngày càng được nâng cao, các ĐDDH trang thiết bị phát huy được tính tích cực học tập và gây được sự hứng thú trong học tập của học sinh, có tác dụng tốt đến học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức và phát triển các kỹ năng tư duy.
	2/Khó khăn :
	Vận dụng các phương pháp tích cực thường mất nhiều thời gian trong một tiết học, do đó phương pháp tích cực chỉ mang nặng tính hình thức tổ chức các hoạt động, chưa đi sâu vào việc phát huy hết khả năng tư duy tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
	Việc sử dụng khai thác các phương tiện dạy học chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, học sinh cũng ít được thao tác trực tiếp, thường xuyên trên các đồ dùng, dụng cụ học tập mà chỉ được làm việc thông qua các hoạt động nhóm.
	Một số đồng nghiệp còn lúng túng khi tổ chức cho học sinh làm việc với các mô hình để chiếm lĩnh những kiến thức hình học mới. 
 	Qua những lần khảo sát hàng tháng các bài toán giải có liên quan đến yếu tố hình học nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu (30- 40% HS) .
	Từ thực trạng trên, trong quá trình vận dụng các kỹ thuật phương pháp dạy học tích cực vào dạy học, tôi rất đồng tình với mục tiêu và tạo điều kiện cho học sinh tự làm việc, tự học tập và tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên để dạy các yếu tố hình học nói chung và dạy hình thành các công thức tính diện tích, thể tích các hình trong chương hình học lớp 5.
	II. 2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận :
1.1/ Quan điểm của triết học Mác - Lê-nin về quá trình nhận thức của con người.
1.2/ Nội dung giảng dạy các yếu tố hình học củap chương trình Tiểu học nói chung và của chương trình lớp 5 nói riêng.
Nội dung dạy học môn toán ở tiểu học có thể sắp xếp thành 2 dạng cơ bản 
Bài dạy cung cấp kiến thức mới ( hình thành khái niệm, xây dựng quy tắc công thức tính diện tích, thể tích các hình )
Luyện tập ( luyện tập vận dụng công thức, quy tắc và vân dụng mở rộng, nâng cao; vận dụng giải các bài toán thực tế.)
1.3/ Các hoạt động dạy học Toán :
Về hoạt động dạy học có thể chia thành hai dạng hoạt động cơ bản :
 - Hoạt động hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới. 
 - Hoạt động tổ chức cho học sinh luyện tập , thực hành , vận dụng vào thực tiễn 
 * Hoạt động dạy và học kiến thức mới là một trong những hoạt động quan trọng, vì nó đòi hỏi người giáo viên phải giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới, biến kiến thức đó thành tài sản, vốn kiến thức của mình, đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng, tư duy, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh. 
 - Việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi kiến thức mới cũng như phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư duy toán học của học sinh.
 - Quá trình tự tìm tòi, khám phá sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động sáng tạo trong học toán .
 - Trong qúa trình tìm tòi khám phá, học sinh tự đánh giá được kiến thức kỹ năng của mình. Do đó, học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu hơn những kiến thức được học , giáo viên biết được tình hình của học sinh, nắm được mức độ kiến thức và kỹ năng hiện có của học sinh. Từ đó, giáo viên có biện pháp cung cấp, bổsung kiến thức kĩ năng cho học sinh và điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Khi gặp khó khăn, chưa giải quyết được vấn đề học sinh tự thấy được thiếu sót của mình về mặt kiến thức về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm 
 - Khi tranh luận cùng các bạn, học sinh cũng tư mình đánh giá trình độ của mình so với các bạn để tự rèn luyện và điều chỉnh. 
 - Nội dung hình học chứa đựng nhiều yếu tố trừu tượng, các bài toán giải có yếu tố hình học có đủ các mảng kiến thức về số học, về đo lường,.... Do đó, việc vận dụng tinh thần của phương pháp "Bàn tay nặn bột" và kỹ thuật " hướng dẫn học sinh tự tìm tòi và phát hiện cách giải quyết vấn đề của bài toán hình học" là cần thiết để góp phần đạt được mục tiêu đổi mới nội dung phương pháp dạy học.	
* Hoạt động tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, vận dụng vào thực tiễn góp phần rèn kĩ năng thực hiện và vận dụng kiến thức của học sinh.
	2 - Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp :
	 2.1Chương hình học lớp 5 gồm các nội dung sau:
a) Hình thành khái niệm :
	- Hình tam giác
	- Hình thang
	- Hình tròn 
	- Giới thiệu biểu đồ hình quạt 
	- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
	- Thể tích của một hình 
	- Giới thiệu hình trụ, hình cầu 
b) Hình thành quy tắc, công thức:
Diện tích hình tam giác
Diện tích hình thang
Chu vi, diện tích hình tròn 
Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
c) Luyện tập thực hành : Gồm 17 tiết (Luyện tập, luyện tập chung).
Lưu ý:
Khi dạy các khái niệm hình học, ngoài yêu cầu giúp học sinh có biểu tượng về các hình, nhận biết các đặc điểm cơ bản của hình, giáo viên cần lưu ý hình thành cho học sinh kĩ năng chiếm lĩnh, tái hiện các kiến thức qua các thao tác cụ thể như : đo, vẽ, cắt, tách, ghép hình,... . Ví dụ : Khi dạy khái niệm về hình tam giác ở lớp 5, giáo viên cung cấp các kiến thức mới qua việc tái hiện lại các kiến thức đã học về hình tam giác đã học ở các lớp dưới như nhận dạng hình tam giác, đo, vẽ các hình tam giác theo yêu cầu chuẩn bị của giáo viên. Sau khi cung cấp khái niệm về đường cao của hình tam giác, trực quan thao tác vẽ đường cao của giáo viên, giáo viên cần giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức đó qua việc yêu cầu học sinh vẽ đường cao tương ứng với các cạnh đáy khác nhau. 
	Khi dạy các quy tắc, công thức tính diện tích, thể tích các hình, giáo viên cần lưu ý việc tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức qua các thao thác cắt, tách, ghép, đếm hình,.. và tổ chức cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán thực tế ( qua các bài tập tính diện tích các mảnh vườn, thửa ruộng hoặc qua các hình tổng hợp từ nhiều hình cơ bản ). 
 2.2 Giới hạn của đề tài :
	Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung tìm hiểu và đề cập đến vấn đề sau : 
	Hướng dẫn thao tác trên mô hình hình học để hình thành quy tắc, công thức tính diện tích các hình .
 2.3 Các bước thực hiện hướng dẫn học sinh thao tác trên mô hình hình học để hình thành kiến thức : 
	Nhằm tạo tâm thế cho học sinh trong học toán và để đạt được mục đích yêu cầu đề ra, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo các bước như sau :
Giáo viên cần gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh và hướng học sinh tới đích phải đi tìm. 
Tổ chức cho học sinh thao tác trên các mô hình hình học để giải quyết các vấn đề đặt ra 
Phát hiện mối quan hệ giữa các kiến thức đã học và kiến thức mới.
Hình thành quy tắc, công thức trên cơ sở thao tác, kiến thức đã được học.
	Ví dụ 1 : Hình thành quy tắc tính diện tích hình tam giác trên cơ sở cách tính diện tích hình chữ nhật .
Bước 1: Giới thiệu 2 hình tam giác bằng nhau 
Đặt vấn đề cắt,tách, ghép hai hình tam giác thành một hình chữ nhật 
Bước 2: 
Học sinh thao tác cắt( tách), ghép hai hình tam giác thành một hình chữ nhật tuỳ theo suy luận của cá nhân. 
Bước 3:
Học sinh trình bày kết quả cắt(tách) ghép. 
	* Dự kiến cách học sinh cắt (tách) ghép: 
Giữ nguyên một hình tam giác, cắt (tách) hình tam giác còn lại theo một trong ba đường cao.
 1 2
 1 2
Cắt cả hai hình thành những hình nhỏ và lắp ghép lại để thành hình chữ nhật 
 2 3 4 5
 2 3	4	5
 1	2
 Hình 1 Hình 2 
	4	2	5
 2	1	3
Hình 3
Học sinh nhận xét, chọn lựa cách cắt, ghép đơn giản, thuận tiện nhất.
 ( Chọn cách : Cắt một hình tam giác theo đường cao rồi ghép với hình tam giác còn lại để được hình chữ nhật )
E
A
B
D
C
H
Bước 4: Học sinh quan sát đối chiếu để nhận biết chiều cao hình tam giác chính là chiều rộng của hình chữ nhật, cạnh đáy chính là chiều dài của hình chữ nhật. Dựa vào kiến thức đã học, học sinh nhận biết được diện tích hình chữ nhật vừa ghép được bằng tổng diện tích của hai hình tam giác ban đầu.
Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật để hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. 
	Dạy bài: Hình thành quy tắc tính diện tích hình thang trên cơ sở cách tính diện tích hình tam giác 
Cách tổ chức tương tự như : Hình thành quy tắc tính diện tích hình tam giác.
Để giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa hình tam giác vừa ghép được với hình thang ban đầu, giáo viên cần lưu ý thao tác cắt, tách và xoay hình để học sinh thấy được bằng trực quan cạnh đáy của hình tam giác mới bằng tổng hai đáy của hình thang 
	Ví dụ 2 : Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
Bước 1:
Giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật ( Mỗi hoc sinh tự chuẩn bị một 
mô hình hình hộp chữ nhật có kích thước quy định trước) 
5cm
4 cm
8 cm
Giới thiệu khái niệm về diện tích xung quanh 
Đặt vấn đề : Dựa vào mô hình tìm cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật 
 + Bước 2: 
 Học sinh thao tác đo, tính trên mô hình hộp chữ nhật 
 + Bước 3:
	 Học sinh trình bày kết quả tính 
	* Dự kiến học sinh thực hiện
Giữ nguyên hình hộp chữ nhật, tính diện tích từng mặt rồi tính tổng diện tích 4 mặt để được diện tích xung quanh.
5cm
4 cm
8 cm
 8 x 4 + 5 x 4 + 8 x 4 +5 x 4 =104 (cm2) 
Khai triển hình, xác định số đo hình chữ nhật được tạo thành bởi 4 mặt bên 
( Chiều dài hình chữ nhật bằng chu vi đáy hình hộp chữ nhật, chiều rộng chính là chiều cao của hình hộp chữ nhật.)
 5 cm 8cm 5 cm 8 cm 4 cm
 Chiều dài là : 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN TINH DIEN TICH HINH TAM GIAC TIEU HOC.doc
Giáo án liên quan