Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Vật lý cấpTHCS

I. Thực hiện chương trình và sách giáo khoa

1. Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức, kỹ năng nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành và văn bản 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập, các tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất phương án dạy phù hợp với trình độ của học sinh của lớp, trường mình. Các ý kiến thống nhất của tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình phải được các thành viên trong tổ tuân thủ và được thể hiện trong sổ Nghị quyết của tổ.

2. Thực hiện 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần) theo Khung phân phối chương trình do Bộ quy định và phân phối chương trình do Sở GD&ĐT ban hành:

Số tiết học thực hiện như sau:

3. Tích hợp GDBVMT bằng cách lồng ghép nội dung GDBVMT phù hợp với chủ đề bài học. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, gắn với thực tiễn và không gây quá tải. PPDH các bài tích hợp GDBVMT phải phát huy tối đa tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho HS. Căn cứ nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT nêu trong tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí” của Bộ GD&ĐT, vận dụng phù hợp, có thể áp dụng PPDH theo dự án khi tích hợp để gắn với thực tiễn. Việc kiểm tra đánh giá giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá của môn học, có sự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường trong cuộc sống thực tiễn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Vật lý cấpTHCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh khi làm bài. 
- Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và viết báo cáo. Trong mỗi học kì, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2, việc chọn các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định, các bài thực hành khác cho điểm hệ số 1; 
- Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần:
+ Phần đánh giá kỹ năng thực hành và kết quả thực hành;
+ Phần đánh giá báo cáo thực hành. 
Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên.
- Sở GD&ĐT khuyến khích các trường tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra 1 tiết với đề kiểm tra thống nhất chung trong toàn khối lớp.
IV. Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Thiết bị, phương tiện dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học, minh họa trong danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cần phải được thực hiện nghiêm túc. Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 449/QĐ-GD&ĐT ngày 29/9/2006 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn về quản lý và sử dụng TBDH bậc trung học.
 Cuối năm học tổ chuyên môn kết hợp nhân viên thiết bị tiến hành tổ chức kiểm tra, rà soát thiết bị dạy học, phương tiện dạy học điều kiện cơ sở vật chất hiện có theo danh mục (tên, số lượng, tình trạng hiện tại) để báo cáo và đề xuất nhà trường kế hoạch sử dụng, nhu cầu vật tư tiêu hao, số lượng TBDH tối thiểu cần mua bổ sung cho các khối lớp.
Sở khuyến khích tổ chức sinh hoạt chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến phương án thí nghiệm phù hợp với từng bài học;
- Đầu năm học, tổ nhóm chuyên môn (Vật lí) căn cứ chương trình, SGK, thực tế thiết bị dạy học của đơn vị xây dựng Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học chi tiết đối với từng tiết và yêu cầu mọi giáo viên thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đảm bảo sử dụng tối đa và có hiệu quả các thiết bị thí nghiệm hiện có của bộ môn. Tổ chức cho học sinh thực hành, thực nghiệm Vật lí đối với tất cả các tiết có liên quan đến thực hành, thực nghiệm Vật lí có trong chương trình GD phổ thông.
Căn cứ Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, tổ bộ môn, nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả thực hiện.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí, khuyến khích sử dụng hợp lý các phần mềm, thí nghiệm mô phỏng, tư liệu thiết bị dạy học điện tử, các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học:
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên soạn bài bằng máy vi tính;
+ Khai thác hợp lý các phần mềm để thực hiện các thí nghiệm Vật lí ảo; 
+ Mỗi giáo viên Vật lí ở các nơi có điều kiện về phương tiện, máy móc phải có ít nhất hai tiết dạy có ứng dụng CNTT / một học kỳ.
V. Thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ GD&ĐT về việc giảng dạy, đánh giá các chủ đề tự chọn theo môn học trong các trường phổ thông ở cấp THCS.
Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp (các trường tự chủ về kinh phí có thể chia lớp thành nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn phải đủ thời lượng quy định). Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục : Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần).
Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS). 
- Dạy học CĐNC là để khai thác sâu hơn kiến thức, kĩ năng của chương trình, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. 
- Dạy học các CĐBS là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án) CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông. 
Lưu ý: Các bài dạy CĐTCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm CĐTC môn học nào tính cho môn học đó.
VI. Các tổ chuyên môn cần sinh hoạt chuyên môn đúng định kì theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Phải tập trung vào những vấn đề liên quan đến chuyên môn, tăng cường thảo luận chuyên đề (chọn chủ đề, phân công GV chuẩn bị nội dung, lên kế hoạch thảo luận); tránh biến các cuộc họp tổ chuyên môn thành các cuộc họp mang tính chất hành chính, sự vụ. 
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức thao giảng, đúc rút kinh nghiệm. Việc thao giảng phải tập trung để hoàn thiện các nội dung đổi mới PPDH, tổ chức rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến, không được dùng kết quả của giờ thao giảng để xếp loại giờ dạy của giáo viên.
- Tăng cường các hoạt động ngoại khoá nhằm bổ trợ cho việc dạy học bộ môn Vật lí việc sử dụng thiết bị dạy học.
- Các giáo viên dần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Tổ chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên mới ra trường chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, bảo đảm cho giáo viên nắm vững CT-SGK, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá (kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của CTGDPT), sử dụng thiết bị dạy học, nắm vững PPCTGDPT và nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Vật lí.
- Trong những tuần đầu tiên của năm học tham mưu nhà trường tổ chức kiểm tra chất lượng môn Vật lí, thời gian làm bài 45 phút. Kết quả kiểm tra là một thông tin cơ bản, có thể dùng để giao khoán chất lượng cho giáo viên. 
B. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 6
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết) - Học kì II: 18 tuần (17 tiết)
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Thực hành
Ôn tập, bài tập
Chương I. CƠ HỌC
17
16
1
Chương II. NHIỆT HỌC
12
11
1
Kiểm tra 1 tiết học kì I (học xong bài 8: Trọng lực - Đơn vị trọng lực)
1
Ôn tập và kểm tra học kì I (học xong bài 14: Mặt phẳng nghiêng)
2
Kiểm tra 1 tiết học kì II (học xong bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai) 
1
Ôn tập và kểm tra học kì II
2
Tổng số tiết trong năm học
35
LỚP 7
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17 tiết)
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Thực hành
Ôn tập, bài tập
Chương I. QUANG HỌC
9
7
1
1
Chương II. ÂM HỌC
6
6
Chương III. ĐIỆN HỌC 
14
11
2
1
Kiểm tra 1 tiết học kì I (học xong chương I )
1
Ôn tập và kểm tra học kì I (học xong chương II)
2
Kiểm tra 1 tiết học kì II (học xong bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện)
1
Ôn tập và kểm tra học kì II
2
Tổng số tiết trong năm học
 35
LỚP 8
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (17 tiết)
Học kì II: 18 tuần (18 tiết)
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Thực hành
Ôn tập, bài tập
Chương I. CƠ HỌC
 18
16
1
1
Chương II. NHIỆT HỌC
11
10
1
Kiểm tra 1 tiết học kì I (học xong bài 6: Lực ma sát)
1
Ôn tập và kiểm tra học kì I (học xong bài 14: Định luật về công)
2
Kiểm tra 1 tiết học kì II (học xong bài 21: Nhiệt năng )
1
Ôn tập và kiểm tra học kì II 
2
Tổng số tiết trong năm học 
35
LỚP 9
Cả năm: 37 tuần (70 tiết)
Học kì I: 19 tuần (36 tiết)
Học kì II: 18 tuần (34 tiết)
Nội dung
Tổng
số tiết
Lí
thuyết
Thực
hành
Ôn tập,
bài tập
Chương I. ĐIỆN HỌC
20
12
3
5
Chương II. ĐIỆN TỪ HỌC
20
15
2
3
Chương III. QUANG HỌC
20
15
2
3
Chương IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ
NĂNG LƯỢNG
4
4
Kiểm tra 1 tiết học kì I (học xong chương I)
1
Ôn tập và kiểm tra học kì I (học xong bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng)
2
Kiểm tra 1 tiết học kì II (học xong bài 45: Ảnh của
một vật tạo bởi thấu kính phân kì)
1
Ôn tập và kiểm tra học kì II
2
Tổng số tiết trong năm học
70
Chú ý: Bài 18: Thực hành kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun – Len xơ, sẽ không bắt buộc thực hành đối với học sinh, tuy nhiên nếu trường nào có điều kiện làm được thí nghiệm thì có thể tổ chức thực hành.
C. PPCT CHI TIẾT MÔN VẬT LÝ CẤP THCS
LỚP 6
Cả năm: 37 tuần - 35 tiết
Học kì I: 19 tuần - 18 tiết
Học kì II: 18 tuần - 17 tiết
Tiết
Tên bài dạy
Học kì 1
Chương I. CƠ HỌC
1
Đo độ dài
 2
Đo độ dài
3
Đo thể tích chất lỏng
4
Đo thể tích chất rắn không thấm nước
5
Khối lượng – Đo khối lượng
6
Lực – Hai lực cân bằng
7
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
8
Trọng lực – Đơn vị lực
9
Kiểm tra 1 tiết
10
Lực đàn hồi
11
Lực kế - Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng
12
Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
13
Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
14
áy cơ đơn giản
15
Mặt phẳng nghiêng
16
Ôn tập
17
Kiểm tra học kì I
18
Đòn bẩy 
Học kì 2
19, 20
Ròng rọc
Chương II. NHIỆT HỌC
21
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
22
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
23
Sự nở vì nhiệt của chất khí
24
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
25
Nhiệt kế - Nhiệt giai
26
Kiểm tra 1 tiết
27
Thực hành: Đo nhiệt độ 
28
Sự nóng chảy và đông đặc
29
Sự nóng chảy và đông đặc
30
Sự bay hơi và ngưng tụ
31
Sự bay hơi và ngưng tụ
32
Sự sôi
33
Sự sôi
34
Ôn tập tổng kết chương II
35
Kiểm tra học kì II
LỚP 7
Cả năm: 37 tuần - 35 tiết
Học kì I: 19 tuần - 18 tiết
Học kì II: 18 tuần - 17 tiết
Tiết
Tên bài dạy
Học kì 1
Chương I. QUANG HỌC
1
Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng
2
Sự truyền ánh sáng
3
Ứng dụng định luật t

File đính kèm:

  • docPPCT Ly25102011.doc