Học và ôn thi môn Lịch Sử tốt nhất

Phải thổi hồn vào những con số

 Với lịch sử không nên học thuộc từng câu, từng chữ, từng từ vì như thế là không cần thiết, tuy nhiên, phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày, năm tháng. Người học sinh phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và thổi hồn vào những con số, ngày tháng ấy chứ không phải trình bày khô khan, vô nghĩa. Và các em cũng sẽ khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh.

 Học Sử các em nên chia từng thời kỳ ra học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo khoa. Tuy các tri thức được cung cấp đầy đủ trong SGK nhưng người học phải sắp xếp các kiến thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu câu hỏi đưa ra.

 Ví dụ: Giai đoạn lịch sử từ 1919 - 1945, có 2 thời kỳ trước khi có Đảng lãnh đạo và sau khi có Đảng lãnh đạo thì mỗi quá trình diễn ra như thế nào, và 1945 trở đi có sự kiện gì. Học sinh phải hiểu được nguyên nhân, tiến trình, đường lối, sự phát triển của sự kiện.

 

doc43 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Học và ôn thi môn Lịch Sử tốt nhất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất là Hội An.
Các chúa Nguyễn không duy trì được tình trạng phồn thịnh này vào cuối thế kỷ 18. Tham nhũng, cường hào đã là những nguyên nhân chủ yếu đưa tầng lớp nông dân vào cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)
Biên niên các sự kiện: 
- 1771: Anh em Tây Sơn nổi dậy 
- 1776: Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương 
- 1777: Nguyễn Huệ tiêu diệt chúa Nguyễn tại Gia Định 
- 1778: Nguyễn Nhạc xưng đế, đặt tên hiệu là Thái Đức 
- 1780: Nguyễn Ánh xưng vương tại Gia Định 
- 1782: Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi, chạy ra Phú Quốc. 
- 1783: Nguyễn Ánh lánh nạn tại Côn Sơn. 
- 1785: Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút. Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm. 
- 1786: Nguyễn Huệ lật đổ chúa Trịnh 
- 1787: Nguyễn ánh trở về lại Long Xuyên 
- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế 
- 1789: Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh Nguyễn ánh lấy thành Gia Định 
- 1792: Vua Quang Trung mất - 1793: Nguyễn Nhạc mất 
- 1799: Nguyễn ánh chiếm thành Qui Nhơn 
- 1801: Nguyễn ánh lấy được Phú Xuân 
1. Phát triển kinh tế.
Để khuyến khích nông nghiệp, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông. Những dân xiêu tán nếu đã ngụ cư từ ba đời trở lên thi cho ở, còn không, phải trở lại bản quán để nhận đất, nhận ruộng cày đấy. Những ruộng công hay tư bỏ hoang phải được phân chia cho những người xiêu tán trở về. Các xã phải khai rõ số ruộng thực khẩn và số ruộng hoang cùng với số đinh thực tại và số dân phiêu bạt mới về để triều đình có cơ sở mà đánh thuế. Xã nào có đất hoang thì chức vô địch đã ấy phải chịu đóng thuế cho số đất hoang ấy. Vì thế, các chứa dịch phải tìm cách khuyến dụ dân phiêu tán quay về khai khẩn đất hoang. Thuế ruộng thì tùy thuộc theo tính chất xấu tốt của ruộng mà đánh thuế. Ruộng công và ruộng tư đều chia ra ba hạng nhưng số lượng nộp thuế khác nhau. Ruộng công nộp mỗi mẫu từ 50 đến 150 bát thóc, ruộng thư nộp từ 20 đến 40 bát thóc.
Nhà vua khuyến khích việc buôn bán với nước ngoài, đề nghị nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa. Nhà vua còn đề nghị nhà Thanh cho mở một cửa hàng ở Nam Ninh và đã được nhà Thanh chấp nhận.
2. Phát triển văn hóa
Vua Quang Trung rất quan tâm đến việc giáo dục. Ngài cho lập nhà xã học tại các xã, lựa người có học đặt làm chức xã giảng dụ để dạy người trong xã. Các đền từ ở phủ huyện được dùng làm trường học. Khi thi hương, ai đậu ưu được vào quốc học, ai đậu thứ được vào phủ học. Loại sinh đồ mua bằng ba quan thời Lê mạt thì bị loại ra làm dân
Vua chú trọng đến việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Ngài chơ dựng Sùng Chính viện tại Nghệ An và cử Nguyễn Thiếp làmviện trưởng lo việc chuyển ngữ.
Việc cải cách quan trọng nhất là đề cao chữ Nôm. Các sắc dụcủa vua phần nhiều được viết bằng chữ Nôm. Khi đi ti, sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ Nôm. Nhờ thế văn thơ Nôm thời Tây Sơn rất được phát triển. Một số tác phẩm còn lưu truyền đến ngày nay như bài "Ai cư vãn" của Ngọc Hân công chúa, "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng, "Chiến tụng Tây Hồ phú", "Sơ kính tân trang", của Phạm Thái.
Nhà Nguyễn (1802 - 1858)
Gia Long: 1802 - 1820 
Minh Mạng: 1820 - 1840 
Thiệu Trị: 1841 - 1847 
Tự Đức: 1847 - 1883 
1. Chính quyền trung ương
Năm 1802 Nguyễn ánh lên làm vua, đóng đô tại Phú Xuân (Huế), lấy niên hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam. Sau này vua Minh Mạng đổi quốc hiệu thành Đại Nam.
Về việc triều chính, vua Gia long định cứ ngày rằm và ngày mồng một thì thiết đại triều, các ngày mồng 5, 10, 20, 25 thiết triểu triều.
Giúp việc cho vua có 6 bộ là:
Bộ Lại: Phụ trách hệ thống quan lại và chiếu chỉ, Bộ Hộ: phụ trách tài chính, thuế, Bộ Lễ: thi cử, tế lễ..., Bộ Binh: việc quân đội, Bộ Hình: Phụ trách việc tư pháp, Bộ Công: việc xây dựng, cầu đường, đóng tàu.
Bên cạnh lục bộ Đô Sát viện có nhiệm vụ khuyên vua, kiểm tra, thẩm sát, kê hạch các quan để đừng sa vào những hành đông sai phép nước.
Sau này vua Minh Mạng đặt thêm hai cơ quan quan trọng là Nội các và Cơ mật viện để giúp vua trong các việc trọng yếu như bổ nhiệm quan lại, phân chức, chu toàn bảo ấn, văn bảo. Vua còn đặt ra Tôn nhân phủ trông coi mọi việc trong giới tôn thất và định lại quan chế.
Ngoài ra còn có Bưu chính ty lo săn sóc hệ thống trạm dịch, Tào chính ty lo việc giao thông đường sông, Hỏa pháo ty chuyên sản xuất vũ khí có chất nổ, Thái y viện lo việc y tế cho vua là hoàng gia, Khâm thiên giám xem thiên văn, làm lịch, Quốc tử giám lo việc học hành và các khoa thi.
2. Pháp luật
Vua Gia Long sai các quan dựa vào bộ luật Hồng Đức cùng bộ luật của nhà Thanh để soạn lại một bộ luật mới cho Việt Nam. Quan đại thần Nguyễn Văn Thành được giao nhiệm vụ làm tổng tài việc biên soạn. Công việc được bắt đầu vào năm 1811 và đến năm 1815 là hoàn thành, cả thảy 22 quyển gồm 398 điều. Bộ luật này có tên là "Hoàng triều luật lệ" và vẫn thường được gọi là bộ luật Gia Long.
So với luật Hồng Đức thì luật Gia Long khắt khe hơn, quyền lợi của phụ nữ không được coi trọng, phạm vi trừng trị bị mở rộng cho đến với cả bà con thân thuật của phạm nhân. Các hình phạt dã man như lăng trì (xẻo thịt cho chết dần), trảm khiêu (chém bêu đầu), phanh thây... được duy trì.
3. Phát triển kinh tế - xã hội
Cũng như các vương triều phong kiến khác của Việt Nam, nhà Nguyễn chú trọng đến nông nghiệp. Đặc điểm nông nghiệp nổi bật của nhà Nguyễn là công cuộc khai hoang. Nguyễn ánh đã tiến hành công cuộc này tại đồng bằng sông Cửu Long ngay cả trong thời kỳ chống Tây Sơn. Sau khi lên ngôi, ông triển khai việc khai hoang trên quy mô cả nước. Công việc này được tiếp tục tích cực dưới triều các vua Minh Mạng, Thiệu Trị.
Có hai hình thức chính trong việc khai hoang. Đó là doanh điền và đồn điền.
* Doanh điền là một hình thức khai hoang lập ấp. Nhà nước cho người có tiền của đứng ra mộ người đi khai hoang. Đất khai hoang được miễn thuế cho đến ba hoặc năm năm, có khi đến 10 năm. Dân đi khai hoang được Nhà nước cấp tiền làm nhà, trâu cày và điền khí. Người tiên phong thực hiện hình thức khai hoang này là Nguyễn Công Trứ và sau đó là Trương Minh Giảng.
* Đồn điền: Hình thức này đã được Nguyễn ánh áp dụng từ sau khi lấy lại Gia Định. Trong hình thức này, người trực tiếp khai hoang không phải là nông dân mà là binh lính hay tù phạm. Binh lính được chia ra phiên, phiên này tập luyện thì phiên kia làm ruộng. Hoa lợi có được thì lính được hưởng. Sau khi đất biến thành ruộng thì mới phải đóng thuế. Tù nhân cũng được đi khai hoang và có thể trở thành lính đồn điền, khi mãn hạn được chia đất để sinh sống.
Công cuộc khai hoang dưới triều Nguyễn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích canh tác tăng lên đáng kể, cảnh quan hoang vắng của đồng bằng đã chuyển thành một vùng cư dân sầm uất.
Bên cạnh việc khai hoang lập ấp, một công cuộc khác cũng không kém quan trọng là việc đào kênh, vạch hệ thống dẫn nước vào các đồng ruộng đồng thời tạo những con đường thủy thuận tiện cho việc di chuyển, buôn bán tại đồng bằng sông Cửu long. Trong hệ thống chằng chịt các kênh rạch đào bằng tay ấy, ta có thể kể các con kênh có tầm vóc như sau:
* Kênh Đông Xuyên - Kiên Giang đào năm 1818, đây là con kênh dài đầu tiên được thực hiện dười triều Nguyễn, do Thoại Ngọc Hỗu phụ trách. Nguyên đây là một con lạch cạn, quanh năm bùn cỏ đọng lấp. Kênh được đào theo lạch nước cũ trong vòng một tháng thì hoàng thành. Để nêu công Thoại Ngọc Hầu, vua Gia Long lấy tên của ông đặt cho con kênh mới mà sách sử vẫn gọi là ông Thụy Hà
* Kênh Vĩnh Tế được khởi công vào năm 1819, dài 100km nối Châu Đốc và Hà Tiên
* Kênh Phụng Hiệp dài 150km chảy qua Cần Thơ, Rạch Giá và Bạc Liêu, kênh An Thông ở Gia Định đào năm 1820.
* Đào vét và nới rộng ra một số con kênh đã hình thành từ thế kỷ trước như kênh Bảo Định ở Mỹ Tho (1819), kênh Ruột Ngựa ở Chợ lớn.
Qua sự cải tạo mạnh mẽ của nhà Nguyễn, đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vựa lúa của Việt Nam. Ta có thể nói, lịch sử triều Nguyễn gắn liền với công cuộc khai hoang, cải tạo đất.
Văn học
Thời Nguyễn đã để lại một khối lượng khổng lồ về văn học cả của Triều đình lẫn của dân gian nhất là dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức sau khi đã thành lập Quốc sử quán.
Những tác phẩm quan trọng có thể kể như sau:
Nhất thống địa dư chí hoàn tất vào năm 1806, có tất cả 10 quyển viết về địa lý tự nhiên, tổ sản, đường sá, phong tục, chợ búa của tất cả các trấn từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Tác phẩm đồ sộ như Đạt Nam Thưc lục tiền biên và chính viên do Quốc sử quán biên soạn, kê khai theo kiểu biên niên các sự kiện từ thời các chúa Nguyễn cho đến các vua Nguyễn. Đại Nam liệt truyện viết về các nhân vật nổi tiếng của thời Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí viết về phong tục, sản vật, địa lý của tất cả các tỉnh (1865), Đại Nam hội điển sử lệ gồm 262 quyển ghi lại tất cả công việc của sáu bộ (1851), bộ Minh Mạng chính yếu hoàn thành năm 1884, bộ Việt sử thông giảm cương mục (lịch sử Việt Nam) cũng viết xong năm 1884...
Số lượng sáng tác trong dân chúng cũng rất đáng kể. ở đất Thăng Long nghìn năm văn vật có Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát... Ta từng biết tác phẩm bất hủ Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."
Hoặc Hồ Xuân Hương, một nhà thơ nữ với các bài thơ châm biếm:
"Anh đồ tỉnh, anh đồ say?
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được người đời ca tụng như sau:
Văn như Siêu, Quát vô tìn Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường.
(Văn tài của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát hơn thời tiền Hán, thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương lấn át cả thơ thời thịnh Đường).
ở miền Trung có nhóm "Mạc Thi vân xã" của nho sĩ quý tộc như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, tập hợp văn tài của đất Thần kinh có đến 50 người tham gia.
ở miền cực nam của đất nước có "Chiêu Anh các" tại Hà Tiên. ở Gia Định có nhóm "Gia Định Tam gia": Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tỉnh. Ba nhân vật này, ngoài tài thơ văn còn viết những tác phẩm chuyên khảo có giá trị sử liệu vô cùng quý giá như Gia Định thà

File đính kèm:

  • docBD HSG SU 9 vong huyen (2009).doc