Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Ai cũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại,. Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương,. Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội.

- Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ. Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao.

- Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người đã nêu lên hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Người đề cập đến đạo đức công dân và đạo đức cách mạng, chuẩn mực đạo đức chung của mọi người và chuẩn mực đạo đức riêng của cán bộ, ngành nghề, lứa tuổi, cấp bậc, chức vụ,. Trong nội dung đạo đức công dân và đạo đức cách mạng, có vấn đề về tinh thần trách nhiệm.

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một chút thôi...”. Hồ Chí Minh không bao giờ nghĩ mình là bậc vĩ nhân, không bao giờ đặt cái tôi cao hơn tập thể và sự nghiệp của dân tộc. 
- Hồ Chí Minh nêu tấm gương sáng sống chân thành, khiêm tốn, phấn đấu suốt đời vì nước, vì vì dân. Người viết: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc”, “làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước”, “Không ham người tâng bốc mình”... Vào dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Người thường tìm cách vắng để tránh việc mọi người đến chúc thọ, tặng quà. Người đề nghị các cơ quan, các địa phương đến Ngày sinh của Người không tổ chức kỷ niệm, chúc thọ để tránh lãng phí thời giờ, tiền bạc. Khi đi vào cõi trường sinh, Người dặn không tổ chức điếu phúng linh đình để tiết kiệm thời giờ và tiền bạc của nhân dân.
- Hồ Chí Minh khuyên mọi người sống trong sạch, không tham lam, không ham tiền tài, danh vọng, không lợi dụng quyền lực để nhận quà biếu. Chuyện kể rằng, đồng bào Thái Bình gửi biếu Bác 2 chai nước mắm, Bác tặng người khác 1 chai và nói: Hôm chủ nhật đồng bào Thái Bình có cho tôi 2 chai nước mắm làm bằng tôm. “Vật khinh tình trọng”, từ chối không được, tôi phải nhận lấy cho bằng lòng anh em. Nay tôi xin gửi biếu Cụ 1 chai, và xin chúc Cụ mạnh khoẻ. Lần Bác tới thăm xí nghiệp May 10 (nay là Tổng Công ty May X), xí nghiệp biếu Bác bộ quần áo ka ki, Bác nhận và sau đã Bác gửi lại và kèm thư cảm ơn: “Bác cảm ơn các cô, các chú biếu Bác bộ quần áo, Bác đã nhận rồi, nay Bác xin gửi lại để làm phần thưởng thi đua”. Trong dịp Bác sang thăm Liên Xô, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô gửi cho Bác 4.000 rúp, đồng chí thư ký của Bác 1.000 rúp để “tiêu vặt”. Trước khi rời Mátxcơva, Bác đã gửi lại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô 5.000 rúp và nói đã được Nhà nước Liên Xô lo chu đáo rồi, không tiêu gì đến số tiền đó...
4.3. Tấm gương “nói đi đôi với làm”
- Nói đi đôi với làm là một trong những tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. Toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh, suy đến cùng, là thực hành năm nội dung căn cốt nhất: Thực hành lý luận; thực hành dân chủ; thực hành dân vận; thực hành đại đoàn kết; thực hành đạo đức cách mạng và đạo đức làm người. Thực hành nghĩa là nói thống nhất với làm, chú trọng làm, nói ít làm nhiều.
- Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: Nói cái gì phải cho dân tin - nói và làm cho nhất trí. Với quan niệm đó, trong suốt cuộc đời mình, Người đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất nói đi đôi với làm. ở Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức của bản thân Người.
- Sức thuyết phục mạnh mẽ trong tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là ở chỗ, nói luôn luôn đi đôi với dân, dù việc lớn hay nhỏ, và tự mình phải làm gương trước. Người quan niệm: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước...”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.552. 
; tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được...”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, tr.59.
. Tấm gương nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm của Người, từ lòng dạ trong sáng, chính tâm, thật sự nêu gương của Người.
- Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu câu chuyện cảm động về việc nêu gương, nói đi đôi với làm, tự mình làm trước. 
Năm 1945, trước nạn đói trên miền Bắc, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói và Người kêu gọi: “tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, tr.59. 
. 
Những năm Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, khi kinh tế khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo khó, mọi người ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, Người đề nghị nhà bếp là: cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm, độn cho Người từng ấy, giống như cán bộ, nhân dân. 
Trong nhiều chuyến thăm các địa phương nhất là các chuyến đi trong ngày, Hồ Chí Minh mang theo cơm nắm với muối vừng. Người nói: Người ta dọn ra một bữa cơm sang, có khi Bác chẳng ăn đâu, nhưng rồi để lại cái tiếng; Đấy, Bác Hồ đến thăm còn làm một bữa cơm sang, còn điều người này, người khác từ giao tế sang, chuẩn bị cả buổi. Thế là tự Bác bao che cho cái chuyện xôi thịt. Như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc. 
Khi ăn cơm, không bao giờ Người để rơi một hạt cơm, Bác bảo một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén, không để rơi một hạt cơm. Bởi vì, Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo. Chuyện nhỏ đức lớn hài hoà ở một con người.
- Về chỗ ở, Người khước từ ở ngôi nhà sang trọng thuộc Toàn quyền Đông Dương trước đây mà chỉ ở ngôi nhà của người công nhân phục vụ; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dùng chiếc ô tô cũ, mà coi đó là “cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi”. Mùa hè nóng bức, Hồ Chí Minh dùng chiếc quạt lá cọ, “để dành điện phục vụ cho sản xuất, dành điện phục vụ sinh hoạt cho nhân dân”.
- Hồ Chí Minh làm những việc như thế, để thực hiện điều Người nói: Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện, cần, kiệm, liêm, chính. Người nói: Ai chẳng muốn no cơm, ấm áo, nhưng cuộc sống vật chất hết đời người là hết. Còn tiếng tăm tốt xấu truyền đến ngàn đời sau. Cán bộ, đảng viên nếu làm theo được những việc như trên sẽ thật sự quan liêm - mà quan liêm thì dân hạnh phúc và sẽ đẩy thuyền đi; và sẽ chẳng có những loại quan tham - mà quan tham nhiều thì dân khổ, nước nguy. 
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc đặc trưng truyền thống văn hóa phương Đông là “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” nên nhiều khi Người đã giải thích lý luận bằng thực tiễn, bằng hành động, bằng việc làm, thấy làm đúng, làm phải, mọi người khắc làm theo. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nhận xét: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể ”. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động. 
 Nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta về lẽ sống “thật”, đối lập với giả, với dối như Người đã cảnh báo: “Có những người miệng thì nói phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, tr.494. 
.
II.HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
1. Sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với Đảng và nhân dân ta là công việc thường xuyên lâu dài, quan trọng, bởi tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là những di sản tinh thần vô giá của Người để lại cho chúng ta. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cách mạng, việc học tập và làm theo Bác có những trọng tâm, trọng điểm, gắn với bối cảnh, điều kiện và yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đảng. 
- Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đất nước đang đứng trước những cơ hội lớn, đồng thời với những thách thức lớn. Các quá trình lớn mang tính thời đại đang diễn ra hiện nay, như: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, liên kết kinh tế quốc tế và khu vực, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường... đang đặt ra cho mỗi quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam, nhiều vấn đề cần phải giải quyết. ở trong nước, nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhóm xã hội, có khả năng làm phân hóa xã hội. 
Đảng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. 
Bối cảnh chung đó đang yêu cầu tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội theo tư tưởng, tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập trung vào nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm. 
2. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm 
2.1. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh 
- Trách nhiệm cán bộ, đảng viên, công chức đối với Tổ quốc và nhân dân hiện nay chính là để thực hiện mục tiêu cao cả đó. Từ trách nhiệm chung, mỗi cán bộ công chức phải hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao. Đặc biệt chú ý tới những loại công việc liên quan trực tiếp tới đời sống hằng ngày của người dân, tiếp xúc với dân.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm là mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định mình là công bộc của dân. Cần nhận thức sâu sắc rằng, công chức không phải chỉ là một chức danh mà là một sứ mệnh. Sứ mệnh phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là thiêng liêng và cao cả. Cán b

File đính kèm:

  • docChuyen de hoc tap HCM 2014. doc.doc
Giáo án liên quan