Học kì II năm học 2009 – 2010 môn: Hóa 12

Câu 1, Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3.

B. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.

C. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hóa.

D. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.

Câu 2, Cấu hình electron của Cu2+ là

A. [Ar]3d10 B. [Ar]3d7 C. [Ar]3d8 D. [Ar]3d9

Câu 3, Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối?

A. Fe3O4 + HCl dư. B. CO2 + NaOH dư. C. Ca(HCO3)2 + NaOH dư. D. NO2 + NaOH dư.

Câu 4, Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)?

A. Ion Br- bị oxi hoá. B. Ion Br- bị khử. C. Ion K+ bị oxi hoá. D. Ion K+ bị khử.

Câu 5, Hãy lựa chọn trường hợp có xảy ra phản ứng hóa học.

A. Ngâm lá kim loại Ag trong dung dịch Cu(NO3)2. B. Trộn dung dịch Cu(NO3)2 với dung dịch NaOH.

C. Ngâm lá kim loại Cu trong dung dịch FeCl2. D. Trộn dung dịch Cu(NO3)2 với dung dịch AgNO3.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học kì II năm học 2009 – 2010 môn: Hóa 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là đúng?
A. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3.
B. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.
C. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hóa.
D. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.
Câu 2, Cấu hình electron của Cu2+ là
A. [Ar]3d10	B. [Ar]3d7	C. [Ar]3d8	D. [Ar]3d9
Câu 3, Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối?
A. Fe3O4 + HCl dư.	B. CO2 + NaOH dư.	C. Ca(HCO3)2 + NaOH dư.	D. NO2 + NaOH dư.
Câu 4, Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)?
A. Ion Br- bị oxi hoá.	B. Ion Br- bị khử.	C. Ion K+ bị oxi hoá.	D. Ion K+ bị khử.
Câu 5, Hãy lựa chọn trường hợp có xảy ra phản ứng hóa học.
A. Ngâm lá kim loại Ag trong dung dịch Cu(NO3)2.	B. Trộn dung dịch Cu(NO3)2 với dung dịch NaOH.
C. Ngâm lá kim loại Cu trong dung dịch FeCl2.	D. Trộn dung dịch Cu(NO3)2 với dung dịch AgNO3.
Câu 6, Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,8 gam và 5,28 gam.	B. 1,6 gam và 4,48 gam.	C. 2,4 gam và 3,68 gam.D. 3,2 gam và 2,88 gam.
Câu 7, Khi điện phân một muối trong dung dịch, thấy pH của dung dịch tăng lên. Vậy đó là dung dịch muối:
A. Na2SO4	B. NaCl	C. CuCl2	D. NaNO3
Câu 8, Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. V bằng 
A. 1,344 lít.	B. 3,136 lít.	C. 1,344 lít hoặc 3,136 lít.	D. 3,360 lít hoặc 1,120 lít.
Câu 9, Nhúng tấm thiếc có m = 20,8g vào 206g dd FeCl3 25%. Sau 1 thời gian lấy tấm thiếc ra thấy nồng độ % của muối sắt (III) clorua = C% của SnCl2. Cân tấm thiếc sau khi ra khỏi dung dịch có m =? Cho Sn = 119.
A. 9,2g	B. 10,5g	C. 8,9g	D. 11,9g
Câu 10, Một cation kim loại M có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là: 2s2 2p6. Vậy, cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử kim loại M không thể là:
A. 3s2	B. 3s2 3p1	C. 3s1	D. 3s23p3
Câu 11, Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,1M, khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm (giả sử Ag kim loại thoát ra bám hết vào lá kẽm)
A. 0,755 g	B. 1,30 g	C. 0,65 g	D. 1,51 g
Câu 12, Câu nào sau đây là không đúng?
A. Fe có khả năng tan trong dung dịch CuCl2.	B. Fe có khả năng tan trong dung dịch FeCl3.
C. Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3.	D. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3.
Câu 13, Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
A. RbCl.	B. LiCl.	C. KCl.	D. NaCl.
Câu 14, Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là
A. 2,4.	B. 1,6.	C. 2,7.	D. 1,9.
Câu 15, Hợp kim nào sau đây không phải hợp kim của nhôm?
A. Đuyra.	B. Inox.	C. Almelec.	D. Silumin.
Câu 16, Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?
A. Số lớp electron.	B. Cấu tạo đơn chất kim loại.
C. Số electron ngoài cùng của nguyên tử.	D. Số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất.
Câu 17, Cho từ từ 0,560 gam bột Fe vào 20ml dung dịch CuSO4 0,1M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh, thu được một hỗn hợp bột rắn. Khối lượng hỗn hợp bột rắn đó là
A. 0,576 gam	B. 0,128 gam	C. 0,688 gam	D. 0,640 gam
Câu 18, Cho biết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Na (Z = 11) như sau: 1s22s22p63s1.
Cấu hình electron của ion Na+ là:
A. 1s22s22p63s1.	B. 1s22s22p6.	C. 1s22s22p53s1.	D. 1s22s22p63s2.
Câu 19, Cho a mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị pH
A. > 7.	B. = 7.	C. < 7.	D. không xác định.
Câu 20, Chọn câu đúng trong các phát biểu sau:
(I) Liên kết lim loại được hình thành do sự góp chung electron của các nguyên tử kim loại.
(II) Liên kết kim loại được hình thành do tương tác tĩnh điện giữa các ion kim loại và các electron tự do.
(III) Các electron hoá trị gắn các ion kim loại với nhau tạo liên kết kim loại.
(IV) Liên kết kim loại giống liên kết cộng hoá trị là do những cặp electron tạo ra.
(V) Kim loại ở thể hơi chưa xuất hiện liên kết kim loại, ở thể lỏng và rắn mới xuất hiện liên kết kim loại.
A. (II), (IV), (V)	B. (I), (II), (III)	C. (I), (III), (V)	D. (II), (III), (V)
Câu 21, Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4.Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhe, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6g. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là:
A. 8,2g	B. 9,6g	C. 6,4g	D. 12,8g
Câu 22, Trộn 32g Fe2O3 với 10,8g Al rồi nung với nhiệt độ cao, hỗn hợp sau phản ứng hàa tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đktc). Khối lượng Fe thu được là
A. 11,20g.	B. 12,44g.	C. 13,44g.	D. 1,12g.
Câu 23, 
Rót 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt nhỏ đã được đánh rửa sạch. Sau khoảng 3 phút, quan sát ống nghiệm ta thấy
A. dung dịch trong ống nghiệm chuyển tử màu xanh sang màu vàng của muối sắt (III), đinh sắt có một lớp mỏng màu đỏ. Đó là do ion Cu2+ đã khử Fe kim loại thành ion Fe3+. 
B. màu của dung dịch trong ống nghiệm nhạt đi so với ban đầu, đinh sắt có một lớp mỏng màu đỏ. Đó là do Fe kim loại đã oxi hóa Cu kim loại thành ion Cu2+. 
C. màu của dung dịch trong ống nghiệm nhạt đi so với ban đầu, đinh sắt có một lớp mỏng màu đỏ. Đó là do Fe kim loại đã khử ion Cu2+ về Cu kim loại. 
D. dung dịch trong ống nghiệm chuyển tử màu xanh sang màu vàng của muối sắt (III), đinh sắt có một lớp mỏng màu đỏ. Đó là do ion Cu2+ đã oxi hóa Fe kim loại thành ion Fe3+. 
Câu 24, Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong H2SO4 dư thấy có 0,336 lít khí (đktc) thoát ra. Khối lượng muối sunfat khan thu được là:
A. 2,46(g)	B. 3,96(g)	C. 2,06(g)	D. 1,96 (g).
Câu 25, Những tính chất vật lí của kim loại như: tỉ khối, nhiệt độ nóng cháy, độ cứng phụ thuộc vào những yếu tố sau đây?
(I) Bán kính nguyên tử.	(II) Điện tích hạt nhân.	(III) Khối lượng nguyên tử.
(IV) Mật độ electron.	(V) Kiểu mạng tinh thể.
A. (I), (III), (V).	B. (I), (II), (III)	C. (III), (IV)	D. (II), (III), (IV).
Câu 26, Khi điện phân 58,8 gam iotđua của một kim loại X nóng chảy, thu được 50,8 gam iot. Muối iotđua đó là
A. NaI.	B. KI.	C. BaI2.	D. CaI2.
Câu 27, Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. K+ và Ba2+.	B. Na+ và Mg2+.	C. Ca2+ và Mg2+.	D. Ba2+ và Ca2+.
Câu 28, Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO4 là (giả sử Cu kim loại thoát ra bám hết vào đinh sắt).
A. 1,5M	B. 0,5M	C. 1M	D. 2M
Câu 29, Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,1M, khi phản ứng kết thúc, thu được
A. 0,54 g Ag	B. 1,62 g Ag	C. 1,08 g Ag	D. 2,16 g Ag
Câu 30, Nung nóng 2,68 gam một hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3 trong một bình không có không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Biết rằng Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Các chất trong hỗn hợp Y và khối lượng của Y là
A. Al, Al2O3, Fe và mY = 2,14 gam.	B. Al, Al2O3, Fe và mY = 2,68 gam.
C. Fe2O3, Al2O3, Fe và mY = 2,68 gam.	D. Al, Al2O3, Fe, Fe2O3 và mY = 2,68 gam.
Câu 31, Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn các tạp chất kẽm, thiếc, chì có thể dùng cách
A. Hòa tan loại thuỷ ngân này trong axit HNO3 loãng, dư, rồi điện phân dung dịch. 
B. Đốt nóng loại thuỷ ngân này và hoà tan sản phẩm bằng axit HCl.
C. Khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch HgSO4 loãng, dư rồi lọc dung dịch. 
D. Hoà tan loại thuỷ ngân này trong dung dịch HCl dư. 
Câu 32, Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có hoà tan 4,16 gam CdSO4. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng 2,35%. Khối lượng lá kẽm trước khi phản ứng là (Biết Cd = 112)
A. 60 gam.	B. 80 gam.	C. 40 gam.	D. 100 gam.
Câu 33, Có các chất sau: NaCl, NaOH, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là
A. Na(NO3)2.	B. NaCl.	C. Na2CO3.	D. HCl.
Câu 34, Thủy ngân kim loại hòa tan được nhiều kim loại khác để tạo thành hợp kim, các hợp kim của thuỷ ngân được gọi là "hỗn hống" (dung dịch kim loại Na, Al, Au...tan trong thủy ngân kim loại). Nếu Hg bị lẫn một ít tạp chất kim loại như Al, Cu, Pb, Fe. Hãy chọn chất tốt nhất từ các đáp án sau đây để thu được Hg tinh khiết:
A. Dung dịch CuNO3	 B. Dung dịch H2SO4, loãng 	C. Dung dịch Hg(NO3)2	D. Dung dịch HNO3
Câu 35, Ngâm một lá Niken trong các dung dịch loãng các muối sau: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken sẽ khử được các muối
A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2.	B. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.
C. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2	D. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2
Câu 36, Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là
A. 200 ml.	B. 100 ml.	C. 600 ml.	D. 300 ml.
Câu 37, Cho sắt kim loại tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, sau đó cho bay hơi hết nước của dung dịch thu được thì còn lại 55,6 gam tinh thể FeSO4.7H2O. Thể tích hiđro thoát ra (đktc) khi Fe tan là
A. 3,36 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 5,60 lít.
Câu 38, Hòa tan 1,26g MgCO3 vào 500ml dung dịch HCl 0,1M được dung dịch A. Số mol NaOH cần thiết để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch A là
A. 0,05 mol.	B. 0,5 mol.	C. 0,03 mol.	D. 0,02 mol.
Câu 39, Cho biết số thứ tự của Al trong hệ thống tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2	
B. Al thuộc chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm III.
C. Al thuộc chu kỳ 3, phân nhóm phụ nhóm III.
D. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2
Câu 40, Một sợi dây Cu nối tiếp với một dây Al để trong không khí ẩm. Hiện tượng nào sẽ xảy ra ở chỗ nối của hai dây kim loại trên sau một thời gian?
A. Sau một thời gian, dây Al bị ăn mòn điện hoá và chỗ nối hai dây đứt về phía Al
B. Sau một thời gian, cả hai dây đều bị đứt cùng lúc.
C. Sau một thời gia

File đính kèm:

  • docDe thi HK 2 hoa 12.doc
Giáo án liên quan