Hồ Chí Minh biên niên lịch sử( trích tập 6)

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự míttinh diễu hành của quần chúng và đọc Lời kêu gọi đồng bào cả nước nhân ngày Quốc tế Lao động. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Người chỉ rõ: “Năm nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta là phải tập trung lực lượng, thực hiện tốt kế hoạch nhà nước năm 1957 nhằm căn bản khôi phục kinh tế, đặt nền tảng tốt để tiến lên. Hoàn thành tốt kế hoạch đó tức là tiến thêm một bước củng cố miền Bắc, làm cho miền Bắc trở nên cơ sở ngày càng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, “phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm” vì đó là “hai việc cần thiết nhất để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Người phân tích: Mỗi người chúng ta phải nhận rõ lao động là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người công dân đối với Tổ quốc. Ai cũng phải tùy khả năng mình mà tự nguyện tự giác tham gia lao động, góp phần xây dựng nước nhà. Lao động - lao động chân tay và lao động trí óc - đều là vẻ vang, đáng quý. Chúng ta phải chống tư tưởng xem khinh lao động. Người chỉ rõ: Phải tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống mọi hành động tự do chủ nghĩa và dân chủ quá trớn. Đi đôi với việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm phải coi chống đầu cơ tích trữ, chống tham ô lãng phí là một nhiệm vụ chung của cán bộ và nhân dân.

- Báo Nhân dân, số 1150, ngày 1-5-1957; số 1151, ngày 3-5-1957.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 347-350.

 

doc45 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hồ Chí Minh biên niên lịch sử( trích tập 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là những chiến sĩ đã được Quân đội nhân dân ta rèn luyện về đạo đức và kỷ luật cách mạng, là những người con đã hy sinh một phần xương máu để bảo vệ nước nhà. Vậy các chú cần phải giữ vững truyền thống tốt đẹp và vẻ vang của quân đội cách mạng”. 
Trong tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và làm việc với bác sĩ Vũ Đình Tụng về việc bác sĩ phụ trách Đoàn cán bộ y tế Việt Nam sang thăm Tiệp Khắc. 
- Báo Nhân dân, số 1222, ngày 13-7-1957.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 433.
- Suốt đời ơn Bác, Nxb. Y học, Hà Nội, 1973, tr.23.
Tháng 7, ngày 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi hoa tặng Đoàn Canađa trong Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ tại Việt Nam, chúc mừng Đoàn nhân ngày Quốc khánh Canađa. 
- Báo Nhân dân, số 1211, ngày 2-7-1957.
Tháng 7, ngày 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 033-SL, ủy nhiệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải quyết công việc trong khi Chủ tịch nước đi vắng. 
- Sắc lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 7, ngày 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu sinh viên Angiêri sang thăm Việt Nam.
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nhận tặng phẩm của các đại biểu hòa bình Nhật Bản. 
- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Báo Nhân dân, số 1214, ngày 5-7-1957. 
Tháng 7, trước ngày 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đại sứ các nước dân chủ nhân dân mà Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ đến thăm. 
- Báo Nhân dân, số 1214, ngày 5-7-1957.
Tháng 7, ngày 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường đi thăm các nước anh em. 
6 giờ, Người và các vị trong đoàn đến sân bay Gia Lâm. Nói chuyện tại buổi tiễn đưa, Người nêu rõ: “Cuộc đi thăm này có ý nghĩa rất quan trọng là thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị sẵn có giữa các nước chúng ta, làm cho nhân dân các nước chúng ta hiểu biết nhau hơn, hợp tác và giúp đỡ nhau hơn trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình thế giới và chủ nghĩa xã hội”. 
Trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn ghé thăm thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Người đến thăm công trường xây dựng cầu Trường Giang, cầu lớn nối liền Vũ Xương - Hán Khẩu. Các bạn Trung Quốc đề nghị Người ghi lưu niệm. Người viết một bài thơ chữ Hán, nhưng câu cuối cùng chưa viết xong thì giờ lên máy bay đã đến. Gấp cuốn sổ vàng lại, Người nói sẽ còn viết tiếp bài thơ.
18 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn dừng chân tại Bắc Kinh. 
Tối, Người dự chiêu đãi của các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ Trung Quốc. 
- Báo Nhân dân, số 1216, ngày 7-7-1957; số 1217, ngày 8-7-1957. 
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 434- 435.
Tháng 7, ngày 7
9 giờ, Người tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.
- Báo Nhân dân, số 1217, ngày 8-7-1957.
Tháng 7, ngày 8
10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi đáp máy bay rời Bắc Kinh. 
14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Bình Nhưỡng, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. 
Sau lễ đón chính thức, Người và các vị cùng đi dự míttinh của hơn 10 vạn nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng chào mừng các vị khách Việt Nam, tổ chức tại Quảng trường Kim Nhật Thành.
Phát biểu tại cuộc míttinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời chào các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, gửi lời chào nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng và nhân dân Triều Tiên. Sau khi ca ngợi tinh thần anh dũng của nhân dân Triều Tiên trong cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Người nói: Thắng lợi của nhân dân Triều Tiên đã cổ vũ nhân dân Việt Nam rất nhiều trong cuộc đấu tranh chống đế quốc; nhân dân hai nước Việt Nam và Triều Tiên sẽ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ để thống nhất Tổ quốc. 
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi tới đặt vòng hoa trước Đài giải phóng trên đồi Mẫu Đơn; tới đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ Hồng quân Liên Xô đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng nhân dân Triều Tiên khỏi sự thống trị của phátxít Nhật. 
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Thủ tướng Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên.
Cùng buổi tối, Người dự chiêu đãi của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Đọc đáp từ tại buổi chiêu đãi, Người chúc mừng những thành tích của nhân dân Triều Tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đời đời bền vững.
- Báo Nhân dân, số 1218, ngày 9-7-1957; số 1219, ngày 10-7-1957.
Tháng 7, ngày 9
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm phòng triển lãm công nghiệp, nông nghiệp Triều Tiên và Viện Bảo tàng Chiến tranh giải phóng Tổ quốc Triều Tiên ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Trước khi rời bảo tàng, Người ghi trong sổ cảm tưởng: “Đến thăm Viện Bảo tàng Chiến tranh giải phóng Tổ quốc, chúng tôi càng thấy rõ và cảm phục tinh thần anh dũng vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết thắng quân thù của quân và dân Triều Tiên. Một dân tộc như thế nhất định sẽ thành công trong sự nghiệp thống nhất đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội”. 
Chiều, Người thăm Trường trung học số 28 ở Bình Nhưỡng. Người nói chuyện với các học sinh về đời sống của thiếu nhi Việt Nam, những thành tích của thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến. 
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ Triều Tiên xem đoàn văn công Triều Tiên biểu diễn chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam tại Nhà hát Phong Mẫu Đơn. 
- Báo Nhân dân, số 1220, ngày 11-7-1957.
Tháng 7, ngày 10
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Kim Nhật Thành thăm Nhà máy dệt Bình Nhưỡng. Người thăm các xưởng và nhà trẻ của nhà máy và tặng anh chị em công nhân nhà máy một số hàng thủ công nghiệp Việt Nam. Nói chuyện với công nhân nhà máy, Người đề nghị công nhân Nhà máy dệt Bình Nhưỡng viết bản hợp đồng thi đua với công nhân các nhà máy dệt Việt Nam để Người chuyển về Việt Nam. Lời đề nghị của Người đã được công nhân Nhà máy dệt Bình Nhưỡng nhiệt liệt hoan nghênh. 
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên. Đọc diễn văn tại buổi chiêu đãi, Người bày tỏ sự phấn khởi trước những thành tựu quan trọng của nhân dân Triều Tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tin tưởng rằng: "Dù chúng ta còn có nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của bản thân chúng ta, với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới, dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi”.
Cùng ngày, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo Liên Xô, đăng báo Lao động (Liên Xô) nhan đề: Cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường đưa chúng ta tới hạnh phúc. Bài nói cho biết: Khi Cách mạng Tháng Mười nổ ra, Người sống ở Pháp và chưa hiểu ý nghĩa của cách mạng Nga. Nhưng từ khi tham gia Đảng Xã hội Pháp, những người vô sản Pháp đã giúp Người hiểu rõ ý nghĩa vĩ đại của những sự kiện lịch sử diễn ra ở nước Nga. Người đọc các tác phẩm của V.I.Lênin nói về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, tham dự những cuộc tranh luận sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III - "chính là vì Quốc tế thứ III đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức". Sau đó, Người đã sống và hoạt động ở Liên Xô, chứng kiến những bước tiến vĩ đại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xôviết. Người nói rõ: "Đối với nhân dân và đặc biệt là đối với những người cách mạng, Cách mạng Tháng Mười vĩ đại là ngọn đèn pha soi sáng cuộc đấu tranh cho tự do và hạnh phúc. Cách mạng Tháng Mười đã đem lại cho chúng tôi chủ nghĩa Mác - Lênin. Học thuyết bất hủ đó đã vạch ra con đường mà chúng tôi phải đi theo”. Người cho rằng: "Các dân tộc xây dựng xã hội mới, đang gặp phải và sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Nhưng... sớm hoặc muộn, tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội”.
- Báo Nhân dân, số 1220, ngày 11-7-1957; số 1221, ngày 12-7-1957.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 436- 437; 440- 443.
Tháng 7, ngày 11
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên và Đoàn văn công Việt Nam đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ sáu ở Mátxcơva, hiện đang thăm Triều Tiên; căn dặn anh chị em trong Đoàn văn công phải đoàn kết, cố gắng học tập để tiến bộ hơn nữa. 
- Báo Nhân dân, số 1221, ngày 12-7-1957.
Tháng 7, ngày 12
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi đáp máy bay rời Bình Nhưỡng. Đọc diễn văn trong lễ tiễn tại sân bay, Người cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên. Người nói: "Lần đi thăm này càng thắt chặt thêm mối tình đoàn kết giữa nhân dân anh em hai nước chúng ta. Việt Nam và Triều Tiên tuy đường xa, nhưng lòng rất gần. Khi đến đây, chúng tôi có nhiệm vụ trao tình thân ái của nhân dân Việt Nam cho nhân dân Triều Tiên. Lúc trở về, chúng tôi sẽ chuyển tình thân ái của nhân dân Triều Tiên cho nhân dân Việt Nam chúng tôi”.
9 giờ 50 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đến Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang thuộc khu Đông Bắc Trung Quốc. 
Chiều, Người thăm thành phố Cáp Nhĩ Tân; thăm Đoàn bình kịch Cáp Nhĩ Tân; thăm Cao Thái Dương, nơi nghỉ mát của công nhân; thăm câu lạc bộ của công nhân đường sắt; và đi xuồng máy thăm sông Tùng Hòa. 
18 giờ, Người dự chiêu đãi của Tỉnh ủy và chính quyền Hắc Long Giang; sau đó, xem biểu diễn xiếc, ảo thuật và một số màn bình kịch được tổ chức để chào mừng Người. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng hoa và viết tặng Đoàn bình kịch bức liễn bằng chữ Trung Quốc: "Chúc các đồng chí cố gắng công tác, trở thành đội xung phong trong công tác văn hóa".
- Báo Nhân dân, số 1222, ngày 13-7-1957; số 1223, ngày 14-7-1957.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 438- 439.
Tháng 7, ngày 13
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ ta rời Cáp Nhĩ Tân, đi Liên Xô. 
Trên đường tới Mátxcơva, Người và các vị cùng đi ghé qua một số thành phố vùn

File đính kèm:

  • docHồ Chí Minh biên niên lịch sử( Trích tập 6).doc
Giáo án liên quan