Hình vẽ SGK Hình học 11 - Chương 3 - Bài 3

Hình 67. Định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc.

Điểm A chuyển động tự do trong không gian. Đường thẳng a luôn đi qua A và vuông góc với mặt phẳng Q. Mặt phẳng P đi qua a và một điểm trên Q. Đường thẳng B đi qua điểm B và vuông góc với P. Dịch chuyển A, B và điểm (màu đỏ) trên C để quan sát hình vẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình vẽ SGK Hình học 11 - Chương 3 - Bài 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 Chương 3
Hình
Thể hiện
Dòng chữ mô tả ngắn
H67
Hình 67. Định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc.
Điểm A chuyển động tự do trong không gian. Đường thẳng a luôn đi qua A và vuông góc với mặt phẳng Q. Mặt phẳng P đi qua a và một điểm trên Q. Đường thẳng B đi qua điểm B và vuông góc với P. Dịch chuyển A, B và điểm (màu đỏ) trên C để quan sát hình vẽ.
H68
Hình 68. Minh họa cho định lý 1.
Mặt phẳng nằm ngang Q được xác định bởi 3 điểm X, Y, Z chuyển động tự do trong không gian. Mặt phẳng P luôn đi qua 2 điểm M, N chuyển động tự do trong không gian và vuông góc với Q. Điểm A chuyển động tự do trong P và đường thẳng a đi qua A và vuông góc với Q.
H69
Hình 69. Minh họa cho định lý 2.
Mặt phẳng nằm ngang Q được xác định bởi 3 điểm X, Y, Z chuyển động tự do trong không gian. Mặt phẳng P luôn đi qua 2 điểm M, N chuyển động tự do trong không gian và vuông góc với Q.
Điểm A chuyển động tự do trong không gian. Đường thẳng a luôn đi qua A và vuông góc với Q. 
Dịch chuyển A theo phương nằm ngang cho đến khi A đi qua P và quan sát a để minh họa cho tính đúng đắn của định lý.
H70
Hình 70. Minh họa cho định lý 3.
Các mặt phẳng P, Q được xác định bởi 2 điểm chuyển động tự do trên mặt phẳng nằm ngang (màu xanh) và luôn vuông góc với mặt phẳng nằm ngang. Dịch chuyển các điểm này để quan sát sự thay đổi của P, Q. Khi hai mặt phẳng này cắt nhau, giao của chúng luôn vuông góc với mặt phẳng nằm ngang.
H71
Hình 71. Minh họa cho định lý 4.
Mặt phẳng Q xác định bởi 2 điểm chuyển động tự do trong không gian và luôn vuông góc với mặt phẳng P. Đuờng thẳng a đi qua 2 điểm tự do này. Điểm O chuyển động trên đường thẳng a.
H72a
Hình 72a. Hình lăng trụ.
Điểm A có thể chuyển động tự do theo chiều ngang cũng như thẳng đứng. Các đỉnh khác của mặt trên hình lăng trụ có thể chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang. Các cạnh bên hình lăng trụ luôn song song với đường thẳng l.
H72b
Hình 72b. Hình lăng trụ đứng.
Điểm A có thể chuyển động tự do theo chiều ngang cũng như thẳng đứng. Các đỉnh khác của mặt trên hình lăng trụ có thể chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang.
H72c
Hình 72c. Hình lăng trụ đều.
Tâm O của mặt trên hình lăng trụ có thể chuyển động theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.
H73
Hình 73. Hình hộp
Hình bên trái là hình hộp chữ nhật, có thể dịch chuyển hai điểm A, B để quan sát. Hình bên phải là hình lập phương được xác định bởi tâm O và các đỉnh của hình hộp này.
H74
Hình 74. Hình chóp đều.
Đáy hình chóp đều là một đa giác đều xác định bởi tâm H và các đỉnh. Điểm S có thể dịch chuyển theo phương thẳng đứng.
H75
Hình 75. Hình chóp cụt đều.
Đáy hình chóp cụt đều là một đa giác đều xác định bởi tâm O và các đỉnh. Tâm O’ của mặt trên có thể chuyển động theo phương thẳng đứng.
H76
Hình 76. Minh họa cho ví dụ 1.
Tam giác ABC vuông tại C. Mặt phẳng SAC luôn vuông góc với mặt phẳng ABC. Tam giác SAC là đều. Các điểm H, I là trung điểm của AC và SC.
Chỉ có thể dịch chuyển các điểm A, B, C trên mặt phẳng (màu xanh).
H77
Hình 77. Minh họa cho ví dụ 2.
SABCD là hình chóp tứ giác đều. ABCD là hình vuông. S chỉ có thể chuyển động theo phương thẳng đứng. Muốn dịch chuyển và thay đổi hình vuông đáy hãy nháy và rê chuột tại tâm O hoặc tại các đỉnh của hình vuông này.

File đính kèm:

  • docB3Ch3.doc
Giáo án liên quan