Hình vẽ SGK Hình học 11 - Chương 2 - Bài 6

Hình 37. Phép chiếu song song.

Đường thẳng l được xác định bởi 2 điểm chuyển động tự do trong không gian. Điểm M chuyển động tự do trong không gian. M’ là hình chiếu song song của M theo phương của đường thẳng l.

Mặt phẳng P được điều khiển bởi một điểm (màu đỏ).

Hình 38. Minh họa cho định lý 1

Các điểm A, C chuyển động tự do trong không gian. Điểm B chuyển động trên đường thẳng AC. Dịch chuyển các điểm A, B, C để quan sát hình và kiểm tra tính đúng đắn của định lý.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình vẽ SGK Hình học 11 - Chương 2 - Bài 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 Chương 2
Hình
Thể hiện
Dòng chữ mô tả ngắn
H37
Hình 37. Phép chiếu song song.
Đường thẳng l được xác định bởi 2 điểm chuyển động tự do trong không gian. Điểm M chuyển động tự do trong không gian. M’ là hình chiếu song song của M theo phương của đường thẳng l.
Mặt phẳng P được điều khiển bởi một điểm (màu đỏ).
H38
Hình 38. Minh họa cho định lý 1
Các điểm A, C chuyển động tự do trong không gian. Điểm B chuyển động trên đường thẳng AC. Dịch chuyển các điểm A, B, C để quan sát hình và kiểm tra tính đúng đắn của định lý.
H39
Hình 39. Minh họa cho định lý 2
Đường thẳng a được xác định bởi điểm A và một điểm chuyển động tự do trong không gian. Điểm B chuyển động tự do trong không gian. Đường thẳng b luôn song song với đường thẳng a. 
Dịch chuyển B trong không gian để quan sát tính đúng đắn của định lý.
H40
Hình 40. Minh họa cho trường hợp 1, định lý 3
Đường thẳng a xác định bởi hai điểm A và D. Các điểm B, C chuyển động tự do trên a. 
Dịch chuyển B, C để quan sát các tỷ lệ. 
Dịch chuyển A, D để quan sát toàn bộ hình.
H41
Hình 41. Minh họa cho trường hợp 2, định lý 3
Các điểm A, B, C chuyển động tự do trong không gian. CD // AB. MD // AC.
Dịch chuyển các điểmA, B, C để quan sát chuyển động của hình tương ứng với trường hợp đã nêu của định lý 3.
H42
Hình 42. Minh họa cho trường hợp 3, định lý 3
Các đối tượng hình học tương tự như hình 41. Tuy nhiên vị trí của CD được chuyển dịch sao cho các điểm A’, B’, C’, D’ thẳng hàng.
H43
Hình 43. Biểu diễn hình chiếu tam giác lên mặt phẳng
Trên hình là biểu diễn hình chiếu song song cúa một tam giác đều và một tam giác với đường cao lên cùng một mặt phẳng. Có thể tương tác làm chuyển động các tam giác gốc và phuơng của đường thẳng chiếu. Quan sát hình ảnh chiếu của các tam giác này lên mặt phẳng và đưa ra các nhận xét của mình.
H44
Hình 44. Biểu diễn hình chiếu của hình vuông, hình bình hành
Trên hình là biểu diễn của một hình vuông và một hình bình hành lên cùng một mặt phẳng. Có thể tương tác làm chuyển động các hình gốc và phuơng của đường thẳng chiếu. Quan sát hình ảnh chiếu của các hình này lên mặt phẳng và đưa ra các nhận xét của mình.
H45
Hình 45. Biểu diễn hình chiếu của hình tròn lên một mặt phẳng
Hình biểu diễn hình chiếu song song của một vòng tròn lên một mặt phẳng. 
Tam giác ABC là hình chiếu của một tam giác vuông nội tiếp trong vòng tròn gốc.
Có thể tương tác trực tiếp với vòng tròn gốc và mặt phẳng chứa vòng tròn gốc.

File đính kèm:

  • docB6Ch2.doc