Hệ thống kiến thức trong dạy học chương "Dòng điện trong các môi trường" Vật lý 11 với sự trợ giúp của bản đồ tư duy

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa tiến vào tương lai, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Văn kiện đại hội đảng lần thứ X đã khẳng định "Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngủ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên.” Mục tiêu dạy học hiện nay không chỉ ở kết quả học tập cụ thể, ở những kiến thức, kĩ năng hình thành, mà điều quan trọng hơn là bản thân việc học, ở khả năng tự tổ chức và thực hiện quá trình học tập một cách có hiệu quả của HS.

Điều 24.4 Luật giáo dục quy định:

"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS".

Đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là một vấn đề đang được các cấp, các ngành quan tâm. Ngành giáo dục và đào tạo đã hoàn tất công việc biên soạn chương trình, nội dung sách giáo khoa nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vì thế để đáp ứng mục tiêu chung, người giáo viên phải luôn tự bồi dưỡng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Muốn làm được điều đó, cần phải nghiên cứu kĩ cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Do đó, việc nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông là một việc làm quan trọng, cần thiết đối với mỗi giáo viên.

“Dòng điện trong các môi trường” là một phần quan trọng trong chương trình vật lí phổ thông. Phần này trình bày các hiện tượng vĩ mô liên quan đến dòng điện trong các môi trường như hiện tượng tỏa nhiệt trong dây dẫn, hiện tượng điện phân, hiện tượng phóng điện trong chất khí và những ứng dụng cũng như tác hại của các hiện tượng đó trong kĩ thuật và trong thiên nhiên. Phần này cũng đề cập đến bản chất dòng điện trong các môi trường: kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không, chất bán dẫn. Trong đó chú ý đến bản chất của các hạt tải điện và phương thức chuyển dời có hướng của chúng tạo thành dòng điện. Đặc biệt cho thấy rõ sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong các môi trường vào hiệu điện thế và cho biết khi nào có thể áp dụng được định luật Ôm.

Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong trong phương thức học tập của HS và PPDH của GV.

 

doc22 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hệ thống kiến thức trong dạy học chương "Dòng điện trong các môi trường" Vật lý 11 với sự trợ giúp của bản đồ tư duy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên hệ giữa khoa học nhất định nào đó cũng như giữa các khoa học khác nhau.
Lý thuyết kiến tạo của Bruner cho rằng học tập là một quá trình tích cực trong đó người học kiến tạo những ý tưởng mới dựa trên kiến trúc hiện có. Người dạy có thể làm cho việc học có hiệu quả hơn bằng cách cung cấp tư liệu để giúp cho người học xây dựng kiến thức từ những gì họ đã biết để biết nhiều hơn và tự học khám phá ra chân lí. Hoạt động học sẽ có hiệu quả hơn nếu người học có tham gia tích cực vào điều khiển quá trình học. Sự hỗ trợ của BĐTD sẽ giúp cho HS tự kiểm soát kế hoạch học tập và tự đưa ra mục đích cho mỗi hành động học của mình: Đưa ra ý tưởng sáng tạo để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức: Tăng cường sự hợp tác, học hỏi, trao đổi lẫn nhau trong quá trình học tập. Lập BĐTD để đưa ra các ý tưởng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi HS phải sử dụng cả bán cầu não trái lẫn bán cầu não phải từ đó phát huy được tiềm năng trí tuệ và năng lực tư duy sáng tạo của mình trong học tập. Ngoài ra, SĐTD với các từ khóa, màu sắc, hình ảnh, đường nét, liên kết Sẽ tạo ra một bức tranh tổng quát về nội dung của bài học hoặc của một đơn vị kiến thức nào đó của bài học, điều này giúp cho HS hiểu biết sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn một kiến thức cần lĩnh hội. Việc áp dụng BĐTD vào tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học môn vật lí, cụ thể là việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh sẽ đem lại công dụng trong công việc tăng cường kết hợp giữa trí tuệ và sáng tạo.
Như vậy, trong quá trình dạy học vật lí ở trường phổ thông, GV cần phải biết sử dụng BĐTĐ hỗ trợ trong dạy học. BĐTD là công cụ làm nảy sinh các ý tưởng sáng tạo. GV tổ chức các hoạt động dạy học và hướng dẫn HS tham gia vào quá trình thảo luận, đề ra các giả thuyết, ý tưởng xây dựng các phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra nhằm khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đưa ra. Thông qua việc tích cực, chủ động và tự lực tham gia hoạt động, HS tự chiếm lĩnh tri thức và hình thành nên kiến thức cho bản thân.
1.2.2 Cơ sở thực tiển
1.2.2.1 Thực trạng của quá trình ghi chép môn vật lí THPT của HS hiện nay
Qua quan sát HS ghi chép và 150 quyển vỡ ghi của HS có thể thấy rằng hầu hết các HS THPT hiện nay đều sử dụng kiểu ghi chép, ghi chú truyền thống để hệ thống hóa kiến thức. Nghĩa là ghi chép, ghi chú thành từng câu, từng ý thường là từ trái sang phải.
Có hai trường hợp ghi chép, ghi chú theo kiểu truyền thống phổ biến hiện nay.
- Ghi chép và ghi chú tại lớp:
Đây là công việc mà hầu hết HS nào cũng thực hiện trong khi nghe giảng và ghi theo cách GV trình bày lên bảng. Đây giống như là công việc sao chép lại cái “Bảng” của GV.
- Ghi chép, ghi chú ở nhà (tự học để củng cố kiến thức)
Trường hợp ở nhà HS của chúng ta chọn cách ghi chép làm sao cho ít chữ để dễ thuộc. Ở trường hợp này cách ghi chép gọn gàng hơn, cô động hơn và đương nhiên học dễ nhớ hơn. Tuy nhiên theo quan sát chung HS ít làm công việc ghi chép, ghi chú ở nhà mà những khi ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 15 phút, một tiết hay thi học kì
Qua hai trường hợp ghi chép, ghi chú nên ta dễ dàng nhận ra rằng chúng hoàn toàn không có các yếu tố:
+ Nhịp điệu tự giác
+ Màu sắc
+ Hình ảnh
+ Kích thước
+ Nhận thức về không gian
+ Liên kết kiến thức
Trong khi đó các thành phần này đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động tư duy toàn diện, đặc biệt là hoạt động kí ức trong quá trình học. Chính vì vậy mà ghi chép, ghi chú theo kiểu truyền thống mang lại cho người học chán nản với việc tiếp thu kiến thức.
1.2.2.2 Những bất lợi của quá trình ghi chép môn vật lí THPT của HS hiện nay
- Về mặt thời gian:
Liệu phương pháp ghi chép, ghi chú kiểu truyền thống có giúp HS cắt giảm những khoảng thời gian không cần thiết? Câu trả lời là không. Mặc dù ghi chép, ghi chú kiểu truyền thống chắt lọc những thông tin từ trong SGK mà vẫn đảm bảo đủ kiến thức cho HS. Nhưng thời gian của HS sẽ bị lãng phí mà thể hiện rõ nhất ở chổ: Nếu HS học thuộc bài cũ thì khi kiểm tra một tiết, thi học kì thì HS đó mất một thời gian gần bằng với thời gian mà HS bỏ ra học ban đầu.
- Về ghi nhớ kiến thức
Phương pháp ghi nhớ kiểu truyền thống làm cho HS nhớ bài nhưng nhớ một cách không có lôgic của vấn đề. HS dễ vấp phải những trường hợp sau:
+ Mất kiến thức (thiếu ý)
+ Chỉ nhớ được vấn đề khi được gợi ý một từ có liên quan. Xảy ra tình trạng ghi nhớ máy móc.
1.3 Bản đồ tư duy
1.3.1 Khái niệm về bản đồ tư duy
BĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kĩ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào đầu 1970.
BĐTD là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa, với sự kết hợp gữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não. Bộ não của chúng ta có khả năng nảy sinh ý tưởng vô hạn, nó hoạt động tốt nhất khi các ý tưởng được tự do tuôn trào trước khi được sắp xếp lại. Có vô số hệ thống ghi nhớ được phát minh để bộ não được tự do nảy sinh các ý tưởng nhưng phương pháp BĐTĐ vượt xa tất cả. Theo Tony Buzan trí nhớ đều dựa trên hình ảnh và sự liên kết mọi người không phụ thuộc lứa tuổi, giới tính đều có khả năng này nên mỗi người đều có bản đồ cho riêng mình. Bản đồ nó giúp ích cho mỗi người, cho công việc, cuộc sống và xã hội.
1.3.2 Đặc điểm của BĐTD
Bản đồ Tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nó dựa vào các chức năng tự nhiên của tư duy. Đó là một kĩ thuật họa hình ảnh đóng vai trò là chìa khóa vạn năng để khám phá tiềm năng của bộ não. Có thể áp dụng Bản đồ Tư duy trong cuộc sống mọi mặt, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.
 Sơ đồ Tư duy có 4 đặc điểm:
a. Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm.
b. Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành nhánh.
c. Các nhánh đều cấu thành một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau. 
1.3.3 Nguyên tắc vẽ bản đồ tư duy
BĐTĐ khai thác toàn diện kĩ năng tư duy của võ não - từ, ảnh, số, suy luận, nhịp điệu, màu sắc, nhận thức không gian - bằng một kĩ thuật độc đáo, đặc sắc.Vận dụng BĐTD, bạn có thể mặc sức tung hoành với khả năng tư duy vô hạn của bộ não.
Quy tắc tiêu đề phụ:
1. Tiêu đề phụ được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
2. Tiêu đề phụ nên được gắn liền với trung tâm.
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
1. Chỉ nên vận dụng các từ khóa và hình ảnh.
2. Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng các biểu tượng, cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn.
3. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc).
1.3.4 Ưu điểm của BĐTD
- Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề .
- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.
- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu.
- Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả.
- Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình.
- Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn....
1.3.5 Ứng dụng của bản đồ tư duy
BĐTD được ứng dụng trong mọi lĩnh vực - kĩ thuật mang lại lợi ích cho bất cứ quá trình nào yêu cầu thông tin và sự sắp xếp. BĐTD được ứng dụng thực tế đối với cá nhân (học tập, du lịch, kế hoạch tuần, tháng), ứng dụng cho gia đình (kế hoạch và các sự kiện như con cái, mua sắm, kì nghỉ,), ứng dụng trong kinh doanh (lập công ty, quản lý), ứng dụng trong giáp dục (tóm lược bài học, bài giảng, một cuốn sách), ứng dụng trong các lĩnh vực chuyên môn (thuyết trình, hội họp, báo cáo), BĐTD cho tương lai (tương lai lí tưởng cho bản thân). Sử dụng BĐTD trong các lĩnh vực này mang lại hiệu quả cao.
Khi ghi chép (bài giảng, sự kiện, phóng sự) dùng BĐTD mang lại nhiều điểm mạnh hơn so với phương pháp khác như là: Các ý mới có thể đặt vào đúng vị trí trên hình bất chấp thứ tự trình bày. BĐTD khuyến khích làm giảm sự mô tả của mỗi ý, mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép). Toàn bộ ý của BĐTD có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh - Loại trí nhớ tuyệt vời.
BĐTD dùng trong thuyết trình sẽ giúp ích cho cả người trình bày và người nghe. Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ câu hỏi với BĐTD. Như vậy, bạn sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến.
BĐTD giúp bạn mang lại một bài thuyết trình có trọng tâm rõ ràng và bố cục hợp lí, làm giảm đáng kể thời gian chuẩn bị và hoàn chỉnh bài thuyết trình.
Sáng tạo các bài viết và thuyết thuật. Với BĐTD người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp các ý đó bên cạnh các ý có liên quan. Điều này giúp cho việc soạn các bài viết tường thuật, khi mà các ý kiến cần được ghi nhanh chóng, sau đó tùy theo chìa khóa (ý chính) các câu hay đoạn văn được triển khai rộng ra.
1.3.6 Phần mềm Mindiet MindManager Pro 7 vẽ bản đồ tư duy
Giới thiệu:
- Tên phần mềm: Mindjet Manager Pro 7.0
- Đi kèm: crack/số serials
- Lấy phần mềm: vui lòng liên hệ admin để lấy phần mềm (nặng >70Mb)
Cài đặt:
- Chúng ta nhấp đôi vào file setup (thường có tên như sau: MM70-E-429_Pro.exe)
 Sau đó, bấm next và chọn đường dẫn đến nơi setup (các bạn có thể dùng đường dẫn mặc định của máy là C:/Program Files).
Sau khi hoàn tất, màn hình sẽ hiện ra bảng yêu cầu đăng ký, và launch vào chương trình, các bạn bỏ chọn cả 2 yêu cầu này, rồi nhấn Finish.
Chú ý: Khi chương trình cài đặt đòi bạn điền vào số serial, mở file keygen lên, bấm Generate để lấy số serials (trong ô Serial) và dùng số này để điền vào.
Giới thiệu về chức năng: Mindmanager là 1 trong các phần mềm để lậ

File đính kèm:

  • docSKKN KIMCHI.doc