Hệ thống câu hỏi ôn thi Tốt nghiệp THPT từng bài - Môn Sinh học

Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

1. Pha nào sau đây trong kỳ trung gian của phân bào xảy

ra quá trình nhân đôi ADN?

a. Pha S b. Pha G1

c. Pha G2 d. Pha G1 và G2

2. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra tại:

a. NST b. Ti thể, lạp thể c. Plasmit d. Cả a, b và c

3. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:

a. Hai ADN con mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ

b. Hai ADN con mới được hình thành chỉ có một ADN con giống mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi

c. Hai ADN con, mỗi ADN gồm một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

d. Sự nhân đôi trên hai mạch của ADN mẹ theo hai hướng ngược chiều nhau

4. Trong quá trình nhân đôi của ADN các nucleotit tự do trong môi trường nội bào sẽ liên kết với các nucleotit trên các mạch khuôn của ADN mẹ theo cách:

a. Nucleotit loại nào sẽ kết hợp với nucleotit loại đó

b. Dựa trên nguyên tắc bổ sung

c. Dựa trên nguyên tắc bán bảo tồn

d. Mỗi nucleotit trên mạch khuôn liên kết với một nucleotit của môi trường nội bào.

5. Sự nhân đôi ADN dựa trên nguyên tắc bổ sung có tác dụng:

a. Đảm bảo thông tin di truyền ổn định từ đời này sang đời khác.

b. Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống vật nuôi và cây trồng.

c. Sao lại chính xác trình tự sắp xếp các nucleotit trên ADN mẹ, đảm bảo thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn thi Tốt nghiệp THPT từng bài - Môn Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/18	d. 1/36
25. Một loài thực vật lưỡng bội có kiểu gen là BbFfGg. Sau khi bị đột biến lệch bội ở cặp NST chứa cặp alen Bb. Kiểu gen có thể có của cơ thể đột biến trên là:
a. BBbFfGg hoặc BbbFfGg	b. BFfGg hoặc bFfGg
c. BBbbFfGg, BBBbFfGg và BbbbFfGg	d. Cả a,b và c
26. Cây tứ bội có kiểu gen AAaa tự thụ phấn, Sự phân li kiểu gen ở thế hệ sau là:
a. 1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa 	b. 1AAAA: 4AAAa: 8AAaa: 4Aaaa: 1aaaa
c. 1AAAA: 4AAAa: 18AAaa: 4Aaaa: 1aaaa	d. 1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 4Aaaa: 1aaaa
27. Một loài thực vật 2n = 14. Cơ thể thực vật bị đột biến từ loài trên có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 16. Dạng đột biến trên là:
a. Thể 4 đơn hoặc thể 3 kép	b. Thể 4	c. Thể lệch bội	d. Thể Đa bội
28. Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội thu được thể tứ bội hữu thụ. Trong các phép lai sau phép lai nào cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1. Biết gen trội hoàn toàn.
1. Aa x Aa	 2. Aa x aa	3. Aaaa x aaaa	4. AAaa x AAaa 	5. Aaaa x aa
a. 1,2,3	b. 2,3,5	c. 2,3,4	d. 2,4,5
29. Thể tứ bội khác thể song nhị bội ở điểm nào sau đây :
 a. Thể tứ bội bất thụ, thể song nhị bội hữu thụ 
 b. Thể tứ bội hữu thụ, thể song nhị bội bất thụ 
 c. Thể tứ bội có sức sống cao, năng suất cao còn thể song nhị bôi thì không .
 d. Thể tứ bội có bộ NST gấp đôi bộ 2n , còn thể song nhị bội là 2 bộ NST 2n.
30. Phát biểu nào sau đây là đúng
a. Cơ thể đa bội đều có khả năng sinh sản
b. Cơ thể đa bội sinh trưởng nhanh hơn, tế bào và cơ quan to hơn, lượng ADN gấp bội so với tế bào lưỡng bội
c. Thể tứ tam bội có thể được tạo ra bằng con đường nguyên phân và con đường kết hợp giảm phân và thụ tinh.
d. Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8. Quy luật menđen: Quy luật phân li
1. Đối tượng nghiên cứu của Menđen giúp ông phát hiện ra các quy luật di truyền là:
a. Ong mật	b. Ruồi giấm	c. Đậu Hà Lan	d. Hoa liên hình
2. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen
a. đồng hợp trội	b. dị hợp	c. đồng hợp trội hoặc dị hợp	d. đồng hợp lặn
3. Tính trạng lặn là tính trạng
a. không được biểu hiện ở F2	b. xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ắ
c. biểu hiện ở thể đồng hợp	d. biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn
4. Trội không hoàn toàn là trường hợp:
a. Thế hệ lai đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian.
b. Tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
c. Alen trội không át hoàn toàn alen lặn do vậy kiểu gen dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn.
d. F1 đồng tính trung gian còn F2 phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1.
5. Menđen đã giải thích định luật phân li bằng:
a. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST đồng dạng trong giảm phân.
b. Giả thuyết giao tử thuần khiết.
c. Hiện tượng phân li của các cặp NST trong nguyên phân.
d. Hiện tượng tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen.
6. Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích?
a. P: Bb x bb; P: BbHh x BbHh	b. P: BB x Bb; P: BbHh x Bbhh
c. P: Bb x Bb; P: BbHh x bbhh	d. P: BB x bb; P: BbHh x bbhh.
7. Mục đích của phép lai phân tích nhằm để:
a. Phân tích đặc điểm di truyền của từng kiểu gen khác nhau.
b. Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội có thuần chủng hay không
c. Xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn.
d. Làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai.
8. Cho hai cây đều có quả đỏ giao phấn vơi nhau, ở con lai xuất hiện cây có quả vàng. Biết tính trạng do một gen quy định, tính trạng trội hoàn toàn. Kết luật về phép lai trên nào sao đây là đúng?
a. Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng.
b. 2 cây bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp.
c. Tỉ lệ kiểu gen ở con lai là 1:2:1.
d. Chọn cả a,b và c.
9. Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li 1: 1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai.
a. Aa x Aa	b. Aa x aa	c. AA x Aa	d. chọn b và c
10. Cơ sở tế bào học của định luật phân li là:
a. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
b. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng.
c. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong igảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
d. Cơ chế tự nhân đôi ở kì trung gian và tổ hợp trong thụ tinh.
11. Trong trường hợp trội không hoàn toàn không cần dùng phương pháp lai phân tích cũng phân biệt được thể đồng hợp trội và dị hợp vì:
a. Đồng hợp tử trội và dị hợp tử có kiểu hình khác.
b. Đồng hợp tử trội và dị hợp tử có kiểu hình giống nhau.
c. Kiểu gen dị hợp có sức sống kém hợp đồng hợp tử trội
d. Đồng hợp tử có kiểu hình khác dị hợp tử
12. Khi lai giữa bố mệ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản do 1 cặp gen chi phối, gen trội hoàn toàn thì:
a. F1 đồng loạt có kiểu hình khác bố mẹ, F2 phân tính 3 trội : 1 lặn.
b. F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau, F2 phân tính 3 trội : 1 lặn. 
c. F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau, F2 phân tính kiểu hình là 1:2:1.
d. F1 đồng loạt có kiểu hình khác nhau, F2 phân tính kiểu hình là 1:2:1.
13. ở người mắt nâu là trội so với mắt xanh. Một người đan ông mắt nâu kết hôn với một người mắt xanh và họ có con tra mắt nâu, con gái mắt xanh. Có thể kết luận rằng:
a. Người đàn ông không phải là cha để	
b. Người đàn ông có kiểu gen dị hợp
c. Màu mắt di truyền liên kết với NST Y
d. Cả bố và mẹ đều có kiểu gen đồng hợp tử.
14. Người nhóm máu A, B, AB, O do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:
	- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAA, IAIO
	- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBB, IBO
	- Nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gen IAB
	- Nhóm máu O được quy đinh bởi kiểu gen IOO
Mẹ có nhám máu A sinh con có nhóm máu O, bố phải có nhóm máu:
	a. Nhóm máu A	b. Nhóm máu B	
c. Nhóm máu O	d. Cả nhóm máu A, B, O
Bài 9. Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập
1. Cơ thể có kiểu gen AABbDDEe có thể tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử?
a. 8	b. 2	c. 4	d. 16
2. Trong quy luật phân li độc lập, gen trội hoàn toàn, nếu F1 dị hợp về 2 cặp gen thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
a. (3:1)2	b. 3:1	c. (1:2:1)2	 	d. Chọn b và c.
3. Cơ thể AaBBDd giảm phân bình thường cho các loại giao tử với tỉ lệ.
a. ABD = Abd = aBD = aBd = 25%	b. ABD = Abd = aBD = aBd = 50%
c. ABD = Abd = aBD = aBd = 15%	d. ABD = Abd = aBD = aBd = 35%
4. Trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội không hoàn toàn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, được tỉ lệ kiểu hình là:
a. (1:2:1)2	b. 9:6:1	c. 3:1	d. 1:1:1:1
5. Cho cá thể dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn. Biết gen trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ thì kết quả thu được gồm:
a. 9 kiểu hình, 4 kiểu gen	b. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình
c. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình	d. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình
6. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội hoàn toàn sẽ có:
a. 4 kiểu hình, 8 kiểu gen	b. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen
c. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen	d. 6 kiểu hình, 4 kiểu gen.
7. Xét phép lai AaBbDd x aaBbdd, tỉ lệ đời con có kiểu hình lặn cả 3 tính trạng là:
a. 3/16	b. 4/16	c. 9/16	d. 1/16
8. Cây có kiểu gen AaBbDdEE tự thụ phấn sẽ tạo ra đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng (các tính trạng đều trội hoàn toàn) là:
a. 1/ 64	b. 27/64	c. 3/64	d. 9/64.
9. Cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập:
a. Giao tử F1 giữ nguyên bản chất	
b. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST
c. Sự nhân đôi, phân li của NST trong cặp NST đồng dạng.
d. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp NST.
10. Với n cặp tính trạng do n cặp gen chi phối tồn tại trên n cặp NST thì số loại giao tử tối đa ở đời dau là:
a. 2n	b. 3n	c. 4n	d. 1n
11. Điều kiện cơ bản đảm bảo sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
a. F2 có số cá thể phải lớn.
b. Các gen không hoà lẫn vào nhau.
c. Các cặp gen phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
d. Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
12. Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
a. Tạo biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
b. Tạo ra biến dị đột biến là nguyên liệu cho tiến hoá
c. Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, tạo nhóm gen liên kết.
d. Chọn cả a,b và c.
13. Cho lai giữa hai cơ thể có kiểu gen tương ứng là: AABBddeeFF x aabbDDEEff
Tỉ lệ kiểu gen aaBbDdeeFf ở F2 là?
	a. 32/1024	b. 16/1024	c. 4/1024	d. 8/1024	
14. Cho lai giữa 2 cơ thể có kiểu gen là: ♂aaBbDdEEff x ♀ AaBbddEEFf. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn. Tỉ lệ con lai thu được có kiểu hình giống bố và mẹ tương ứng là?
	a. 3/32 và 8/32	b. 3/32 và 3/32	c. 8/32 và 8/32	d. 8/32 và 3/32
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
1. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
a. Một gen quy định một tính trạng	b. Nhiều gen quy định một tính trạng
c. Một gen quy định nhiều tính trạng	d. chọn cả a,b và c.
2. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là:
a. Gen đa hiệu	b. Tương tác bổ sung	
c. Tương tác cộng gộp	d. Hoán vị gen
3. Sự tương tác giữa các gen không alen thực chất là sự tương tác 
a. trực tiếp giữa các gen lên sự biểu hiện kiểu hình
b. giữa sản phẩm của các gen lên sự biển hiện kiểu hình
c. giữa alen trội và alen lặn
d. giữa kiểu hình của các gen.
4. Các tính trạng năng suất thường chi phối bởi
a. tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
b. tương tác bổ sung giữa các gen không alen.
c. tác động đa hiệu của gen.
d. tương tác giữa các gen cùng lôcut
5. ở loại đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các kiểu gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng.
Cho F1 dị hợp tử 2 cặp gen trên lai phân tích kết quả thế hệ sau thu được là: 
a. 3 hoa màu trắng : 1 hoa màu đỏ	b. Toàn hoa màu trắng
c. 1 hoa màu đỏ : 3 hoa màu trắng	d. 3 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng
6. ở giống đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các kiểu gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng.
    Cho F1 dị hợp tử 2 cặp gen trên tự thụ phấn F2 thu được là: 
    a. Toàn hoa màu đỏ	b. 9 hoa màu đỏ : 7 hoa 

File đính kèm:

  • docHe thong cau hoi on TN cho tung bai.doc