Hệ thống câu hỏi học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2011-2012
I- TRẮC NGHIỆM:
* 6 câu nhận biết:
Chọn trả lời đúng trong các câu sau:
1- Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi do:
A. Không nằm màn B. Không có điều kiện chữa
C. Có nhiều cây cối ẩm ướt D. Lạc hậu
2- Trùng kiết lị kí sinh ở đâu?
A. Hồng cầu B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu D. Ruột người
3- Cách dinh dưỡng của ruột khoang là:
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng
C. Kí sinh D. Cộng sinh
4- Loại san hô nào là nguyên liệu để làm đồ trang trí, trang sức?
A. San hô đỏ B. San hô đen
C. San hô sừng hươu D. San hô đá
5- Chân trai gắn với:
A. Phần đầu B. Phần thân
C. Phần đuôi D. Phần thân và phần đuôi
6- Trai đẻ ra:
A. Trứng B. Ấu trùng
C. Trai con D. Trứng và con
* 6 câu thông hiểu:
1- Trùng roi xanh sinh sản bằng cách nào?
A. Phân đôi theo chiều ngang B. Phân đôi theo chiều dọc
C. Tiếp hợp D. Ghép đôi
2- Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là:
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng
C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Cộng sinh
3- Trùng sốt rét không sống ở đâu?
có màu gì? A. Màu đỏ B. Màu vàng C. Màu xanh lá cây D. Không có màu 8- Đặc điểm quan trọng để nhận biết giun đốt ngoài thiên nhiên là: A. Cơ thể phân đốt B. Có khoang cơ thể chính thức C. Có hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh chuỗi hạch D. Cơ thể thuôn dài và phân đốt II- TỰ LUẬN: * 3 Câu nhận biết 1- Trùng kiết lị có hại gì đối với sức khỏe con người? 2- Vì sao giun đũa cái thường dài và mập hơn giun đũa đực? 3- Trình bày cách lấy thức ăn và kiểu dinh dưỡng của trai. * 3 Câu thông hiểu 1- Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào? 2- Cành san hô thường dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể? 3- Vì sao giun tròn kí sinh trong ống tiêu hóa của người không bị tiêu hóa như các thức ăn khác? * 4 Câu vận dụng 1- Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi. 2- Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Từ đó hãy đề suất các biện pháp để hạn chế những tác hại này. 3- Tại sao các loài trai, hến, ốc, mực có cấu tạo, nơi sống, di chuyển, dinh dưỡng khác nhau lại được xếp cùng ngành với thân mềm? 4- Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm gì? IV/ BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN: 1/ Nêu vai trò của Động vật nguyên sinh đối với con người và thiên nhiên. (1 điểm) 2/ Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người (2 điểm). 3/ Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy xác định các chú thích trong hình cho phù hợp với hình dạng ngoài của nhện (2 điểm) 4/ Hãy kể tên các bước chăng lưới ở nhện cây hoặc nhện nhà. (2 điểm) 5/ Vẽ sơ đồ tóm tắt về vòng đời của sán lá gan. (2 điểm) 6/ Cho biết ý nghĩa về cơ quan đường bên của cá chép. (1 điểm) Câu 1: ( 1,5 điểm ) Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước ? Câu 2: ( 2 điểm ) Nguyên nhân của bệnh sốt rét và cách phòng chống ? Câu 3 ( 2 điểm ) Nêu vai trò thực tiễn của ngành thân mềm ? Câu 4: ( 2,5 điểm ) Nêu vòng đời của giun đũa . Biện pháp phòng chống giun đãu ở người ? Câu 5: ( 2 điểm ) Chú thích hình và cho biết tên hình vẽ sau: Tên hình”: 1:.. 2:. 3: 4:. 5:6: Câu 3 : Trình bày vòng đời của sán lá gan. Vì sao lấy đặc điểm dẹp đặt tên cho ngành? Câu 4:Vì sao người ta nói giun đất là động vật tiến hóa hơn hẳn so với giun đũa? Câu 1 : Để phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? (3đ) Câu 2 : Nêu tập tính của các đại diện thân mềm (trai sông, mực)? (3đ) Câu 3 : Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu? (2 đ) Câu 4 : Vì sao hệ tuần hoàn ở châu chấu đơn giản khi hệ thống ống khí phát triển? Câu 10 : V× sao mùc vµ èc sªn l¹i ®îc xÕp chung vµo ngµnh th©n mÒm? C©u 8: H« hÊp ë ch©u chÊu kh¸c t«m nh thÕ nµo? ĐÁP ÁN I- TRẮC NGHIỆM: 6 Câu nhận biết 6 Câu thông hiểu 8 Câu vận dụng 1: C 1: B 1: A 2: D 2: B 2: C 3: B 3: D 3: B 4: D 4: B 4: C 5: B 5: B 5: B 6: A 6: D 6: C 7: A 8: D II- ĐÁP ÁN TỰ LUẬN: * 3 Câu nhận biết: 1- Trùng kiết lị kí sinh trong ruột người, gây vết loét ở niêm mạc ruột, nuốt hồng cầu, bệnh đi ngoài liên tục, có chất nhầy lẫn máu. 2- Giun đũa cái mập hơn để thích nghi với chức năng sinh sản, vì giun đũa đẻ trung bình khoảng 20.000 trứng 1 ngày đêm. 3- Trai lấy thức ăn theo kiểu thụ động. Nước qua ống hút đem thức ăn đến miệng trai và oxi đến mang trai. Theo cơ chế từ nước lọc vào. * 3 Câu thông hiểu: 1- Thủy tức có cơ quan tiêu hóa dạng túi. Nghĩa là chỉ có một lỗ duy nhất thông với ngoài (lỗ miệng) chất bã cũng được thải ra ngoài qua lỗ miệng. 2- Cành san hô thường được dùng làm trang trí đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi. 3- Vì cơ thể giun tròn được bao bọc bởi 1 lớp cuticun giúp chúng tránh được tác động của dịch tiêu hóa trong ruột người. * 4 Câu vận dụng: Câu 1: + Giống nhau: Trên thành cơ thể xuất hiện chồi nhỏ, chồi lớn dần, quanh lỗ miệng xuất hiện các tua, khoang tiêu hóa của chồi con thông với mẹ. + Khác nhau: Chồi con của thủy tức tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập, còn chồi con của san hô có khoang tiêu hóa liên thông, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn. Câu 2: Tác hại của giun đũa: Lấy chất dinh dưỡng của cơ thể. Gây tắc ruột, tắc ống mật. Tiết độc tố gây hại cho cơ thể. Là nơi phát tán bệnh cho cộng đồng. Biện pháp: Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, uống nước lã. Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn Sử dụng hố xí hợp vệ sinh Câu 3: Vì chúng đều có chung đặc điểm: Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa, cơ quan di chuyển thường đơn giản. Câu 4: Vòng đời của sán lá gan thay đổi vật chủ nhiều lần (gồm vật chủ chính và vật chủ trung gian). Phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng. V/ HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN) VÀ THANG ĐIỂM: 1/ Vai trò của Động vật nguyên sinh: (0,5 điểm/ý đúng) - Làm thức ăn cho động vật nhỏ, giáp xác nhỏ: trùng roi, trùng biến hình - Gây bệnh ở động vật, ở người: trùng kiết lị, trùng sốt rét 2/ Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:(0,5 điểm/ý đúng) - Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội. - Rửa sạch rau, củ, quả trước khi ăn - Vệ sinh tay, chân sạch sẽ - Tẩy giun sán theo định kì 3/ Xác định các chú thích trong hình cho phù hợp với hình dạng ngoài của giun đất (3 ý đúng 1 điểm) Kìm Chân xúc giác Chân bò Khe thở Lỗ sinh dục Núm tuyến tơ 4/ Các bước chăng lưới ở nhện (0,5 điểm/ý đúng) - Chăng dây tơ khung - Chăng dây tơ phóng xạ - Chăng các sợi tơ vòng - Chờ mồi ở trung tâm. Sinh sản Môi trường 5/ (2 điểm) Sán lá gan trưởng thành Trứng Ấu trùng lông Phát triển Ăn Bám Kén sán ấu trùng có đuôi Ấu trùng trong ốc 6/ Cơ quan đường bên của cá chép có chức năng thu nhận kích thích và áp lực của môi trường nước. (1 điểm) Câu 1: Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác góp phần lọc sạch môi trường nước. Vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò. Câu 2: Trùng sốt rét kí sinh ở thành mạch máu, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen cái. - Thức ăn: là hồng cầu - Tiêu hóa: chui vào hồng cầu. - Dinh dưỡng qua màng tế bào. - Sự phát triển: Trùng sốt rét chui vào hồng cầu và sinh sản rất nhanh ®phá vỡ hồng cầu ®chui vào hồng cầu khác. - Tác hại: làm suy nhược cơ thể nhanh, thiếu máu. Biện pháp phòng chống: - Giữ vệ sinh môi trường, diệt muỗi. Câu 3 * Đa số có lợi : - Làm thực phẩm cho người và động vật : nghêu, sò, ốc, mực... - Làm đồ trang sức và trang trí : ngọc trai, vỏ sò, vỏ ốc.. - Làm sạch môi trường nước : trai. - Có giá trị xuất khẩu : mực, sò huyết. - Có giá trị về mặt địa chất : vỏ sò, ốc... * Một số có hại : - Có hại cho cây trồng : ốc sên - Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : ốc gạo, ốc mút.. Câu 4: Vòng đời : - Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng. - Khi người ăn rau sống, quả chưa rửa sạch, trứng giun vào ruột non. - Ấu trùng chui ra khỏi vỏ vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi lại về ruột non lần thứ 2 chính thức sống kí sinh ở đó. Biện pháp : - Ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, quả tươi chưa rửa sạch, không uống nước lã. - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, dùng lồng bàn đậy kín thức ăn, diệt trừ ruồi nhặng. - Mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong năm. Câu 3 (2đ):+ Nêu được vòng đời của sán lá gan bằng sơ đồ (1,5) Sán trưởng thành → trứng → ấu trùng có lông Kết kén Ấu trùng có đuôi Ấu trùng (ốc ruộng) (rau, bèo) (môi trường nước) + Đặc điểm dẹp :cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, đối xứng 2 bên (0,5) Câu 4 (2đ ) Nêu được sự tiến hóa *cơ thể xuất hiện các hệ cơ quan :thần kinh kiểu chuỗi hạch, cơ quan tiêu hoá phân hoá,có hệ tuần hoàn kín Câu 1. 3điểm (mỗi ý đúng được 1 điểm) Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, sau khi làm việc và đi vệ sinh, tắm thường xuyên, Giữ vệ sinh ăn uống: ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, rau quả phải được rửa kỹ,.. Giữ vệ sinh môi trường: xây nhà vệ sinh phải hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, thường xuyên làm vệ sinh chuồng vật nuôi, Câu 2. 3điểm Tập tính của trai sông (mỗi ý đúng được 0.5 điểm) - Gặp nguy hiểm khép vỏ ẩn mình trong vỏ. - Giữ trứng và ấu trùng trong tấm mang. - Ấu trùng bám vào da, mang cá để phát tán. Tập tính của mực (mỗi ý đúng được 0.5 điểm) - Gặp nguy hiểm phun mực chạy trốn. - Dấu mình trong đám rong rêu để bắt mồi. - Chăm sóc trứng và mực phân tính con đực có tua đảm nhận giao phối Câu 3. 2điểm Cấu tạo ngoài: (mỗi ý đúng được 0.5 điểm) - Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực và bụng. + Đầu : có 1đôi râu, 2mắt kép, 3 mắt đơn và cơ quan miệng. + Ngực: có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. + Bụng : có nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lổ thở. Câu 4. 2điểm (mỗi ý đúng được 1 điểm) Vì ở châu chấu hệ tuần hoàn chỉ đảm nhận chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, còn hệ thống ống khí đảm nhận vai trò vận chuyển oxi tới các tế bào nên hệ tuần hoàn đơn giản còn hệ thống ống khí phát triển. I/ Phần trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm .) Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất . 1/ Nơi kí sinh của trùng sốt rét là : ( 0,25 điểm ) A . Ruột động vật B. Máu người . C .Phổi người . D . Khắp mọi nơi trong cơ thể người. 2/ Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển? A. San hô B. Sứa C.Hải quì D. San hô và hải quì. 3/ Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh : ( 0,25 đ ) A. Các nội quan tiêu biến . B. Kích thước cơ thể to lớn . C . Mắt lông bơi phát triển . D . Giác bám phát triển . 4 / Cá nhận biết các kích thích bên ngoài để tránh là nhờ : ( 0,25 đ ) A . Cơ quan thị giác . B . Cơ quan xúc giác . C . Cơ quan thính giác . D . Cơ quan đường bên . 5 / Điền chú thích vào hình cấu tạo của trùng roi bên dưới : ( 1 đ ) 1.. 4.. 3 . 2.. 6 / Hãy sắp xếp các sinh vật tương ứng với từng môi trường rồi ghi vào cột kết quả . (1điểm) STT Các môi trường sống Kết quả Đại diện 1 2 3 4 Trong nước Trên mặt đất, trong đất Trên không , trên cây Ở động vật 1.
File đính kèm:
- sinh hoc.doc