Giáo trình Tin học ứng dụng trong kinh doanh - Nguyễn Văn Chế

MỤC LỤC

Nội dung Trang

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG. 3

1.1 Giới thiệu . 3

1.2 Hàm toán học và lượng giác . 3

1.3 Hàm Logic . 7

1.4 Hàm thống kê. 7

1.5 Hàm xử lý dữ liệu kiểu chuỗi . 11

1.6 Hàm tìm kiếm và tham chiếu. 13

1.7 Hàm xử lý dữ liệu kiểu ngày . 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN EXCEL . 20

2.1 Giới thiệu . 20

2.2 Sắp xếp dữ liệu. 20

2.3 Lọc dữ liệu . 21

2.4 Các hàm trên cơ sở dữ liệu . 25

2.5 Kiểm tra dữ liệu khi nhập . 27

CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ THỐNG KÊ SỐ LIỆU. 31

3.1 Chức năng Subtotal . 31

3.2 Chức năng Consolidate. 33

3.3 Tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu với Pivotable. 39

CHƯƠNG 4: CÁC HÀM TÀI CHÍNH . 47

4.1 Khái niệm. 47

4.2 Các hàm tài chính. 47

CHƯƠNG 5: CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH . 53

5.1 Bài toán dự báo kinh tế. 53

5.2 Bài toán tìm mục tiêu . 60

5.3 Bài toán qui hoạch tuyến tính . 63

5.4 Bài toán phân tích tình huống. 66

5.5 Bài toán phân tích độ nhạy . 70

5.6 Bài toán tìm giao điểm của đường cung và đường cầu. 73

5.7 Bài toán điểm hòa vốn. 75

5.8 Tương quan và hồi qui tuyến tính. 77

MỤC LỤC . 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 854

pdf111 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tin học ứng dụng trong kinh doanh - Nguyễn Văn Chế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Table Field list để xóa trường ra khỏi 
PivotTable) 
- Thay đổi hàm tính toán cho trường dữ liệu tính toán 
+ Kích phải chuột vào vùng ô chưa tên hàm 
+ Chọn Value Field settings 
Xuất hiện hộp thoại như hình 3.10 
Hình 3.10 
50 
+ Chọn lại tên hàm 
+ Chọn OK 
3.4 Tạo biểu đồ trong Excel 
Trong Excel 2007, chúng ta có thể tạo ra biểu đồ một cách nhanh chóng. Sau khi 
tạo biểu đồ chúng ta có thể dễ dàng thêm các yếu tố mới vào nó như tiêu đề hoặc 
thay đổi cách trình bày của biểu đồ. 
3.4.1 Các dữ liệu worksheet xuất hiện trong biểu đồ 
Ví dụ: Có biểu đồ được tạo từ bảng 3.5 như sau 
Bảng 3.5 
- Trong biểu đồ trên, dữ liệu từ mỗi ô là một cột. Cột đầu tiên (tên sản phẩm) sẽ 
là bên phải của biểu đồ, và dòng đầu tiên (các quí) sẽ xuất hiện ở dưới cùng của 
biểu đồ. 
- Dữ liệu cho mỗi sản phẩm xuất hiện trong bốn cột riêng biệt, mỗi quí một cột. 
Chiều cao của mỗi biểu đồ tương ứng đến các giá trị trong ô mà nó đại diện. 
- Mỗi hàng dữ liệu của sản phẩm có một màu khác nhau trong biểu đồ. Biểu đồ 
ghi chú tạo ra từ cột đầu tiên trong bảng dữ liệu (tên những sản phẩm), màu sắc 
đại diện cho các dữ liệu của mỗi sản phẩm.. 
- Dòng tiêu đề trtừ worksheet, tháng Giêng, trong bảng dữ liệu Quí 1, Quí 2, 
Quí3, Quí4 nằm dưới cùng của biểu đồ. Ở phía bên trái của biểu đồ, Excel đã 
tạo ra một tỷ lệ của số để giúp chúng ta giải thích chiều cao cột. 
- Bất kỳ thay đổi dữ liệu trong các worksheet sau khi biểu đồ được tạo ra, ngay 
lập tức biểu đồ cũng thay đổi. 
3.4.2 Cách tạo biểu đồ 
B1: Đưa con trỏ ô vào bảng dữ liệu 
51 
Ví dụ: Tạo biểu đồ cho dữ liệu ở bảng 3.6 như sau 
Bảng 3.6 
B2: Kích chuột vào menu Insert (hình 3.11) 
Hình 3.11 
B3: Kích chuột vào vào một trong các loại biểu đồ nhóm Charts 
Ví dụ: ta chọn loại Column  xuất hiện công cụ như hình 3.12 
hình 3.12 
B4: Kích chuột vào vào một trong dạng biểu đồ 
Ví dụ ta chọn dạng sau 
Xuất hiện màn hình biểu đồ như hình 3.13 
52 
hình 3.13 
3.4.3 Cách thay đổi dạng, loại biểu đồ 
- Thay đổi dạng 
B1: Kích chuột vào bên trong biểu đồ. 
B2: Kích chuột vào dạng cần thay đổi trong mục Chart style. 
Hình 3.14 
- Thay đổi loại biểu đồ 
B1: Kích chuột vào bên trong biểu đồ. 
B2: Kích chuột vào Change Chart Type trong nhóm Type 
Hình 3.15 
Xuất hiện màn hình liệt kê các loại đồ thị như hình 3.16 
Hình 3.16 
53 
B3: Kích chuột vào loại biểu đồ khác 
Ví dụ ta chọn dạng line  Xuất hiện màn hình như hình 3.17 
Hình 3.17 
B4: Kích chuột vào một trong các dạng biểu đồ của loại line 
Ví dụ ta chọn dạng  OK 
Xuất hiện màn hình như hình 3.18 
Hình 3.18 
3.4.4 Thêm tiêu đề cho biểu đồ 
- Tạo tiêu đề cho biểu đồ 
B1: Kích chuột vào biểu đồ 
Xuất hiện hệ thống menu như hình 3.19 
Hình 3.19 
B2: Kích chuột vào Layout 
Xuất hiện công cụ như hình 3.20 
Hình 3.20 
54 
B3: Kích chuột vào Chart Title 
Xuất hiện công cụ như hình 3.21 
Hình 3.21 
B4: Chọn vị trí đặt Chart Title 
Ví dụ ta chọn Above Chart (nằm phí trên biểu đồ) 
Xuất hiện một text box Chart Title như hình 3.22 
Hình 3.22 
B5: Kích chuột vào Chart Title 
B6: Nhập tên cho biểu đồ 
- Tạo tiêu đề cho các trục (Trục hoành, trục tung) 
B1: Kích chuột vào biểu đồ 
Xuất hiện hệ thống menu như hình 3.23 
Hình 3.23 
B2: Kích chuột vào Layout 
Xuất hiện công cụ như hình 3.24 
Hình 3.24 
B3: Kích chuột vào Axis Titles 
Xuất hiện công cụ như hình 3.25 
55 
Hình 3.25 
B4: Chọn primary Horizontal axis title  Title below Axis để tạo tiêu đề nằm 
dưới trục hoành 
Xuất hiện text box Title như hình 3.26 
Hình 3.26 
B5: Kích chuột vào Axis Titles 
B6: Nhập tên cho trục hoành 
Thực hiện tương tự như trên và chọn mục Chọn primary Vertical axis title  
Rotated title (như hình 3.27) để tạo tiên đề cho trục tung 
Hình 3.27 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 
1. Trình bày các thao tác thực hiện tính tổng bộ phận trên cơ sở dữ liệu 
2. Trình bày các thao tác tổng hợp dữ liệu có cấu trúc giống nhau từ nhiều tập tin 
khác nhau 
56 
3. Trình bày các thao tác tổng hợp dữ liệu có cấu trúc khác nhau từ nhiều tập tin 
khác nhau 
4. Nêu các thành phần của bảng phân tích dữ liệu 3 và trình bày các thao tác để 
tạo các thành phần đó 
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 
Bài 1: Nhập bảng số liệu chi tiết hàng xuất như sau: 
Hãy tính tổng số lượng theo Tên SP 
Bài 2: Tạo tập tin tên nam2010.xlsx gồm 5 sheet. Lần lượt nhập các bảng dữ liệu sau 
đây vào các sheet: 
57 
Yêu cầu : 
Sử dụng công cụ Consolidate để tổng hợp số ngày thuê trong năm theo mẫu sau (kết 
quả lưu vào sheet5) 
Bài 3: Tạo các tập tin sau: nam2009.xlsx, nam2010.xlsx, nam2011.xlsx sau đó lần 
nhập : 
- Bảng số liệu sau vào sheet1 của tập tin nam2009.xlsx 
THỐNG KÊ LƯỢNG HÀNG NHẬP 
Mã sản phẩm Năm 2009 
BC 735 
SH 450 
KG 380 
MH 200 
XL 500 
- Bảng số liệu sau vào sheet2 của tập tin nam2010.xlsx 
58 
THỐNG KÊ LƯỢNG HÀNG NHẬP 
Mã sản phẩm Năm 2010 
BP 550 
CH 750 
MB 300 
MH 550 
XL 850 
- Bảng số liệu sau vào sheet3 của tập tin nam2011.xlsx 
THỐNG KÊ LƯỢNG HÀNG NHẬP 
Mã sản phẩm Năm 2010 
SP 150 
CK 950 
BN 600 
CH 350 
XL 250 
Yêu cầu : Sử dụng công cụ Consolidate để tổng hợp lượng hàng nhập trong 3 năm 
theo mẫu: 
THỐNG KÊ LƯỢNG HÀNG NHẬP 
Mã sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 
Kết quả lưu vào tập tin tonghop3nam.xlsx 
Bài 4: Nhập bảng số liệu bán hàng tháng 7/2009 sau: 
NGÀY SoHD MSKH Mshang Slban TT bán 
1/7/09 1 KH4 SG33 5 670,000 
1/7/09 1 KH4 POPC 4 420,000 
1/7/09 1 KH4 COFL 18 1,620,000 
1/7/909 2 KH5 CDSC 6 192,000 
1/7/09 2 KH5 POBC 9 765,000 
1/7/09 2 KH5 POPL 4 540,000 
1/7/09 3 KH2 PEPC 3 123,000 
59 
2/7/09 4 KH9 COFC 5 190,000 
2/7/09 5 KH6 RB 9 558,000 
Sử dụng công cụ Pivot Table để lịêt kê từng mặt hàng, mỗi mặt hàng liệt kê từng 
khách hàng với số lượng và trị giá mua có dạng sau 
Mỗi lần chọn một Mshang khác thì số liệu báo cáo thay đổi tương ứng giúp 
chúng ta xem được số liệu tổng hợp của từng mặt hàng bán trong tháng 7/2009. 
Bài 5: Nhập bảng số liệu về khách hàng vay tiền như sau: 
Sử dụng công cụ Pivot Table để lịêt kê từng ngày, mỗi ngày hàng liệt kê họ tên khách 
khách hàng với thời hạn vay và số tiền vay có dạng sau 
60 
61 
CHƯƠNG 4 
CÁC HÀM TÀI CHÍNH 
Mục đích: 
- Giới thiệu cho sinh viên một số hàm ứng dụng trong lĩnh vực tài chính 
- Yêu cầu: 
- Sinh viên phải hiểu rõ cú pháp hàm và biết cách lựa chọn các hàm phù hợp với 
từng yêu cầu cụ thể 
- Thông qua kết quả tính toán của hàm sinh viên biết nhận định để lựa chon 
phương án hiệu quả 
- Giải các bài tập cuối chương và biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết 
các bài toán ứng dụng trong thực tế 
4.1 Khái niệm 
Một trong những ứng dụng cao cấp của Excel trong quản trị doanh nghiệp là 
nhóm các hàm tài chính. Mỗi hàm giải quyết một bài toán tài chính thường gặp 
trong doanh nghiệp. Trong Excel các hàm tài chính được chia làm 3 nhóm cơ bản 
là: các hàm khấu hao tài sản cố định, các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư và các 
hàm tính giá trị đầu tư. 
4.2 Các hàm tài chính 
a. Hàm SLN():Tính khấu hao TSCÐ với tỷ lệ khấu hao trải đều trong một khoảng 
thời gian xác định 
Cú pháp: =SLN(cost, salvage, life) 
- cost là giá trị ban đầu của TSCÐ 
- salvage là giá trị còn lại ước tính của tài sản sau khi đã khấu hao 
- life là đời hữu dụng của TSCÐ. 
Ví dụ: Một TSCÐ đầu tư mới có nguyên giá (tính cả chi phí lắp đặt chạy thử) 
là 120,000,000 đồng đưa vào sử dụng năm 2000 với thời gian sử dụng dự tính 
là 5 năm, giá trị thải hồi ước tính là 35,000,000 đồng. Hãy tính lượng trích 
khấu hao cho từng năm trong suốt vòng đời của TSCÐ đó 
Giải: 
B1: Lập bảng dữ liệu sau trên bảng tính Excel 
62 
Bảng 4.1 
B2: Nhập công thức =SLN($B$2,$B$3,$B$4) vào ô B7 
B3: Nhập công thức =$B$2-SUM($B$7:B7) vào ô C7 
B4: Chọn khối ô B7:C7 
B5: Sao chép khối ô vừa chọn xuống các dòng còn lại 
Kết quả như bảng 4.2 
Bảng 4.2 
b. Hàm SYD(): Tính tổng khấu hao hàng năm của một TSCÐ trong một khoảng 
thời gian xác định. 
Cú pháp: 
SYD(cost, salvage, life, per) 
- Các tham số cost, salvage, life như hàm SLN 
- per là số thứ tự năm khấu hao 
Ví dụ: Theo số liệu trong ví dụ ở hàm SLN() để tính hao hàng năm của TSCÐ 
ta lần lượt thực hiện các bước sau: 
B1: Lập bảng dữ liệu sau trên bảng tính Excel 
63 
Bảng 4.3 
B2: Nhập công thức =SYD($B$2,$B$3,$B$4,A7) vào ô B7 
B3: Nhập công thức =$B$2-SUM($B$7:B7) vào ô C7 
B4: Chọn khối ô B7:C7 
B5: Sao chép khối ô vừa chọn xuống các dòng còn lại 
Kết quả như sau 
Bảng 4.4 
c. Hàm DB(): Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phuơng pháp số dư giảm 
dần theo một mức cố định trong một khoảng thời gian xác định. 
Cú pháp: 
DB(cost, salvage, life, period, month) 
- Các tham số cost, salvage, life như hàm SLN 
- period là kỳ khấu hao 
- month là số tháng sử dụng trong năm đầu tiên. Nếu bỏ qua Excel sẽ tính với 
month = 12 tháng. 
Ví dụ: Từ số liệu của ví dụ ở hàm SLN(). Hãy tính luợng trích khấu hao 
cho TSCÐ được dua vào sử dụng từ tháng 06/2000 (nghĩa là là month = 7 
tháng) như sau: 
Giải: 
64 
B1: Lập bảng dữ liệu sau trên bảng tính Excel 
Bảng 4.5 
B2: Nhập công thức = DB($B$2,$B$3,$B$4,A8,$B$5) vào ô B8 
B3: Nhập công thức =$B$2-SUM($B$8:B8) vào ô C8 
B4: Chọn khối ô B8:C8 
B5: Sao chép khối ô vừa chọn xuống các dòng còn lại 
Kết quả như sau 
Bảng 4.6 
d. Hàm DDB(): Tính khấu hao cho một TSCÐ theo phương pháp tỷ lệ giảm dần 
(số dư giảm gấp đôi hay một tỷ lệ giảm khác do yêu cầu quản lý có thể được 
lựa chọn). 
Cú pháp: 
DDB(cost, salvage, life, period, factor) 
- Các tham số cost, salvage, life, period như hàm DB 
- factor là tỷ lệ trích khấu hao. Nếu bỏ qua Excel gán là 2. 
65 
Ví dụ: Từ số liệu của ví dụ ở hàm SLN() hãy tính khấu hao cho TSCÐ đó với tỷ 
lệ trích khấu hao r = 2 (factor=2) 
Giải: 
B1: Lập bảng dữ liệu sau trên bảng tính Excel 
Bảng 4.7 
B2: Nhập công thức = DB($B$2,$B$3,$B$4,A7,2) vào ô B7 
B3: Nhập công thức =$B$2-SUM($B$7:B7) vào ô C7 
B4: Chọn khối ô B7:C7 
B5: Sao chép khối ô vừa chọn xuống các dòng còn lại 
Kết quả như sau 
Bảng 4.8 
e. Hàm FV(): Giá trị

File đính kèm:

  • pdfGT Ung dung tin hoc trong kinh doanh.pdf