Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội

Cuốn giáo trình Tâm lý học xã hội này được biên soạn dành cho sinh viên Khoa

Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng - Trường Đại học Đà Lạt.

Nội dung của cuốn giáo trình bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Tâm lý học xã hội là một khoa học

- Chương 2: Các hiện tượng tâm lý xã hội

- Chương 3: Tâm lý nhóm nhỏ

Mục tiêu của giáo trình nhằm:

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơbản vềbản chất và lịch sửhình

thành tâm lý học xã hội.

- Giúp sinh viên nhận thức rõ bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội trong quá

trình hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân.

- Giúp sinh viên nắm vững những đặc điểm tâm lý và các giai đoạn phát triển của

nhóm xã hội. Từ đó có thểvận dụng vào trong quá trình thực hành công tác xã

hội với nhóm xã hội cụthể.

Trong quá trình biên soạn giáo trình này tác giả đã cốgắng rất nhiều đểhoàn

thành kịp thời cung cấp cho sinh viên. Tuy nhiên, không thểtránh khỏi những hạn chế

và thiếu sót nhất định. Tác giảkính mong nhận được sự đóng góp và bổsung ý kiến

của bạn đọc.

pdf116 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình thể hấp dẫn ở 
Mỹ có thu nhập gấp 3 lần so với những người ít hấp dẫn. 
Ở Mỹ, thu nhập của người hình thể hấp dẫn cao hơn những người có hình thể ít 
hấp dẫn và những người khác. Vì thế, vẻ đẹp của con người tự nó trở thành yếu tố để 
đánh giá xã hội hoặc tạo nên các liên hệ xã hội. 
4.4.Các hình thức liên hệ và các mức độ liên hệ 
4.4.1.Các hình thức liên hệ 
- Hình thức liên hệ cá nhân: phụ thuộc vào cá tính của mỗi người, phụ thuộc vào 
tâm trạng. Ở hình thức này cá nhân chỉ đại diện cho mình, các hành vi, cử chỉ, thái độ 
cá nhân tham dự vào các liên hệ và quy định các yếu tố này. 
- Hình thức liên hệ theo chuẩn mực (tổ chức) 
Cá nhân đóng vai trò đại diện cho một nhóm, tổ chức nào đó vì vậy các hành vi 
ứng xử của anh ta là theo các vai mà họ đóng. Trong hình thức liên hệ này các cá nhân 
Trang 52
 phải ứng xử, thực hiện các liên hệ theo quy định của xã hội. Tự liên hệ nó phân hoá 
đẳng cấp xếp đặt theo thứ bậc. Nó không phụ thuộc vào đặc điểm của cá nhân, nó phụ 
thuộc vào thứ bậc. 
- Liên hệ mang tính toàn xã hội 
Các giá trị của cá nhân ở mỗi giai đoạn lịch sử có quy định bởi các đặc điểm 
chung điển hình của thời đại như : chúng ta thuộc dân tộc, thời đại, giai cấp nào, đặc 
trưng về giới tính, Tất cả các yếu tố này tạo khoảng cách về văn hoá khác nhau, nó 
mang dấu ấn trong liên hệ thể hiện trong ngôn ngữ, phong cách sống, ăn mặc v.v.. 
Nó tạo nên hình mẫu về các hành vi tương ứng chung được mọi người theo. Nó 
đưa vào trong liên hệ xã hội tạo nên đặc trưng xã hội. 
Tóm lại, các liên hệ đều mang đặc điểm cá nhân, nhóm, xã hội. Trong các liên hệ 
của con người thì cấu trúc thứ bậc có ảnh hưởng rất lớn trong kết quả giao tiếp, liên hệ. 
Nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của chúng ta. Vị trí càng cao nó quy định giá trị càng lớn. 
Thực chất liên hệ trong xã hội đó là việc thực hiện một hệ thống quyền lực. Các 
liên hệ xã hội đều bị quyền lực tham gia vào, nó ảnh hưởng đến các kết quả liên hệ. 
Quyền lực là một ảnh hưởng của cá nhân hay nhóm xã hội khi áp đặt quan điểm 
của mình lên người khác, quyền lực cũng được hiểu như là một sức mạnh tinh thần, 
sức mạnh gây ra sự cưỡng bức khác nhau đối với người khác. Xét về mặt xã hội ai 
cũng có thể gây ra quyền lực. 
4.4.2.Các mức độ liên hệ trong xã hội 
- Tiếp xúc số không (zêro): là mức thống nhất của liên hệ xã hội. Nó được thực 
hiện bằng việc bắt đầu, các cá nhân lần đầu gặp gỡ nhau. Các cá nhân đối diện nhưng 
không biết về nhau, chỉ ý thức đơn phương. Người này chú ý đến người kia và phản 
ứng lại, phụ thuộc vào khả năng tri giác đầu tiên. 
- Liên hệ xã giao hời hợt giữa các cá nhân giúp cho nhau tồn tại. Phần lớn chúng 
ta đều có liên hệ này: trao đổi đồng nghiệp, chuyện trò với những người sống cùng 
nhau. Nó không giúp chúng ta nhận thức xúc cảm, tình cảm mà chủ yếu giúp duy trì 
cuộc sống của con người. 
- Liên hệ tương hỗ: Nó thể hiện các mức độ khác nhau. Thân thiết chia sẻ cho 
nhau từng vấn đề có liên quan đến cuộc sống chung trên cơ sở đó trở thành mối liên hệ 
gắn bó lẫn nhau. 
Trang 53
 Ở mức cao hơn, là nó ràng buộc gắn bó lẫn nhau thể hiện ở việc làm, ý nghĩ của 
người này trở thành trách nhiệm, tình cảm của người khác. ở các cá nhân thì đều có các 
liên hệ này. Ở mức độ cao hơn thì các liên hệ nó càng hẹp lại. 
5.Thái độ xã hội 
5.1.Một số quan điểm về thái độ 
Những người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như một đặc tính quan trọng của 
các vấn đề xã hội là hai nhà tâm lý học Mỹ: Thomas và Znaniecki. Theo hai ông thì 
thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị. 
Allport cho rằng, thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được 
tổ chức thông qua kinh nghiệm sử dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động trong 
phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối quan hệ. 
Newcome cho rằng thái độ của một cá nhân đối với một khách thể nào đó là thiên 
hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên quan. Đó 
là sự sẵn sàng phản ứng. Những gì mà chúng ta tin là đúng và có một thái độ nhất định 
về một khách thể nào đó hay một nhóm nào đó sẽ đóng một vai trò hiển nhiên trong 
việc quy định sự sẵn sàng phản ứng theo một cách thức nhất định của chúng ta. 
Các nhà Tâm lý học Xô Viết (cũ) cũng nghiên cứu rất sâu về vấn đề thái độ xã 
hội, tiêu biểu là Uznatze (với học thuyết tâm thế xã hội) và Iađop (thuyết định vị). 
Thuyết tâm thế xã hội 
Khái niệm thái độ hay nhiều người dịch là tâm thế trong học thuyết của Uznatze 
được ông hiểu là “sự biến dạng hoàn chỉnh của chủ thể”, là trạng thái sẵn sàng hướng tới 
một hoạt động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có sự lựa chọn của chủ thể. Tâm thế 
xuất hiện khi có sự lựa chọn của chủ thể. Tâm thế xuất hiện khi có sự hội ngộ của hai 
yếu tố: nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu. Ông dùng khái niệm tâm thế với tư cách 
là khái niệm trung tâm, nhưng lại là cái vô thức để giải thích hành vi của con người. 
Nhiều tác giả đã phê phán quan điểm này của ông vì chỉ đề cập đến quá trình hiện 
thực hoá các nhu cầu sinh lý đơn giản mà không tính đến các hình thức hoạt động phức 
tạp, cao cấp của con người. Ông không tính đến sự tác động phức tạp của các yếu tố xã 
hội trong việc quy định hành vi con người cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh 
nghiệm xã hội. 
Trang 54
 Thuyết định vị 
Iadob nghiên cứu vai trò của thuyết định vị trong hành vi xã hội của nhân cách. 
Ông cho rằng con người có một hệ thống các tổ chức định vị khác nhau phức tạp và 
hành vi của con người bị điều khiển bởi các tổ chức đó. Các định vị này được tổ chức 
theo 4 bậc, mức độ khác nhau. 
+ Bậc một: bao hàm các tâm thế bậc thấp (như quan niệm của Uznatze), hình 
thành trên cơ sở các nhu cầu và tình huống đơn giản nhất. 
+ Bậc hai: các định vị phức tạp hơn, được hình thành trên cơ sở và các tình huống 
giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ. 
+ Bậc ba: các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích được hình 
thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể. 
+ Bậc bốn: bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân 
cách, nó điều chỉnh hành vi và hoạt động của nhân cách trong những tình huống mà 
tính tích cực xã hội có giá trị nhất định đối với nhân cách. 
5.2.Bản chất của thái độ xã hội 
Thái độ xã hội được hiểu là: 
- Trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh 
- Thể hiện sự sẵn sàng phản ứng 
- Có tổ chức 
- Dựa trên kinh nghiệm trước đó 
- Có ảnh hưởng điều khiển và tác động tới hành vi 
Qua đây có thể thấy rõ sự phụ thuộc của thái độ xã hội và vai trò điều chỉnh hành 
vi rất quan trọng của nó. 
5.2.1.Đối tượng của thái độ 
Đối tượng của thái độ có thể là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật chất và 
tinh thần mà chúng ta đang sống: người khác, một nhóm người, một tổ chức, một sự 
kiện, có khi là thái độ về chính bản thân mình. 
5.2.2.Chức năng của thái độ 
- Chức năng thích nghi xã hội: Thái độ hướng chúng ta tới các đối tượng có thể 
giúp đạt được các mục đích kinh tế, xã hội của mình. Áp lực nhóm thường rất lớn, nó 
làm cho chúng ta có xu hướng thoả hiệp hoặc theo khuôn phép, a dua. Bằng cách có 
Trang 55
 một thái độ được mọi người ủng hộ hay chấp nhận được chúng ta dễ dàng đạt được 
mục đích hơn, dễ được thưởng và tránh bị trừng phạt hơn. 
- Chức năng kiến thức: Nhờ có thái độ mà chúng ta biết cách thức phải ứng xử 
như thế nào trong các tình huống khác nhau một cách giản đơn, tiết kiệm thời gian và 
sức lực. 
- Chức năng biểu hiện: Thái độ xã hội là phương tiện giúp con người thoát khỏi 
các căng thẳng nội tâm và thể hiện mình như là một nhân cách. 
- Chức năng tự bảo vệ: Trong những tình huống xung đột (giữa các suy nghĩ, 
niềm tin, có khi là giữa thái độ và hành vi). Chúng ta thường tìm cách tự bào chữa, tìm 
lý do giải thích thậm chí tìm người nào đó khác chịu trách nhiệm thay mình hoặc hợp 
lý hoá hành vi của mình. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi thái độ tương ứng. Thái độ 
mới sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự “bất đồng” nội tâm. 
5.2.3.Các thành tố của thái độ 
Thái độ xã hội có thể thực hiện được các chức năng trên là nhờ có một cấu trúc 
phức tạp. Các nhà Tâm lý học xã hội đã phân biệt và nghiên cứu 3 bộ phận cấu thành 
của nó như sau: 
- Nhận thức: là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ cho dù kiến thức 
đó có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay không đúng. 
- Tình cảm: là các cảm xúc, tình cảm của cá nhân đối với đối tượng của thái độ xã hội. 
- Hành vi: Đó là hành động hay ý định hành động mà bạn sẽ ứng xử với đối tượng. 
5.3.Sự hình thành thái độ 
Thái độ được hình thành trong quá trình phát triển của cá nhân. Những yếu tố 
quyết định sự hình thành và phát triển thái độ là nhu cầu của cá nhân, thông tin, giao 
tiếp trong nhóm và nhân cách của cá nhân. 
5.3.1.Thái độ được hình thành trong quá trình thoả mãn nhu cầu 
Con người hình thành và phát triển các thái độ nhằm thoả mãn các nhu cầu của 
mình. Người ta sẽ hình thành các thái độ tích cực đối với các khách thể có lợi, tiêu cực 
đối với các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thoả 
mãn các nhu cầu nhất định của họ. Thực tế cho thấy, thái độ có thể phục vụ cho nhiều 
Trang 56
 mục đích khác nhau. Và như vậy, các nhu cầu khác nhau có thể hình thành nên một 
thái độ. 
5.3.2.Thái độ được hình thành bởi các thông tin 
Nếu chúng ta không biết thông tin, hoặc biết rất ít về một sự vật hiện tượng nào 
đó thì chúng ta không thể hiện thái độ đối với nó. 
Với mọi người nguồn thông tin chính thức qua các phương tiện thông tin đại 
chúng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành thái độ, dư luận cũng như thay đổi hành 
vi của các nhóm dân cư. 
5.3.3.Giao tiếp nhóm là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình 
hình thành thái độ. 
Mỗi cá nhân là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Thái độ của anh ta thường 
phản ánh niềm tin, giá trị, chuẩn mực của nhóm mà anh ta là thành viên. Sự khác nhau 
giữa thái độ của các nhóm khác nhau m

File đính kèm:

  • pdfGT tâm lý học xã hội- ĐH Đà Lạt.pdf