Giáo Trình Tâm Lý Học Quản Lý
Từ khi đất nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập thì việc đổi mới và nâng cao hoạt động quản lí xã hội đã trở thành nhiệm vụ bức xúc. Hoạt động quản lí đã trở thành một trọng những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.Đã đến lúc chúng ta cần phải nâng.cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội.
Những yêu cầu trên đã đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu về tâm lí của những người lãnh đạo và của các tổ chức. Bởi lẽ mỗi con người, mỗi tổ chức xã hội là một thế giới tâm lí rất phức tạp và phong phú. Thế giới tâm lí này là động lực nội tâm chi phối từ nhận thức đến hành vi của các chủ thể.
Nắm bắt được nhu cẩu này của xã hội, trong.những năm gần đây đã có một số cuốn sách: giáo khoa về Tâm lí học quản lí được dịch và biên soạn. Song, dường như chúng ta vẫn cần một cuốn sách giáo khoa về Tâm lí học quản lí được trình bày có hệ thống hơn về một số vấn đề lí luận cơ bản nhất, đề cập được những kiến thức mới, đề cập được thực tiễn của đời sống xã hội của đất nước hiện nay.
Với những mục tiêu và mong muốn như vậy, chúng tôi quyết định biên soạn cuốn giáo trình về Tâm lí học quản lí. Giáo trình đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, cốt yếu nhất của Tâm lí học quản lí, nhất là về lí luận, nên nó hữu ích cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, cũng như cho những người làm công tác nghiên cứu quan tâm đến những khía cạnh tâm lí của hoạt động quản lí.
Việc biên soạn giáo trình này được chuẩn bị trong nhiều năm nay. Trong thập kỉ 90 của thế kỉ 20, chúng tôi đã viết một số cuốn sách liên quan tới vấn đề Tâm lí học quản lí như: Giám đốc Những yếu tố để thành công (1990), Cơ sở tâm lí của ê kíp lãnh đạo (1995), Tâm lí xã hội với quản lí (1995). Sau một số năm chuẩn bị tư liệu nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước, cuốn sách đã được bắt đầu viết từ năm.2004.Trong quá trình viết chúng tôi có sử dụng một số kiến thức đã được trình bày trong các sách đã được công bố của mình.trước đó.
Cuốn sách được trình bày thành ba phần:
Phần thứ nhất - Những vấn đề chung. Trong phần này trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu, lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lí học quản lí (gồm hai chương).Trong phần này, trình bày sự hình thành và phát triển Tâm lí học quản lí ở nước ta từ thời kì tập trung bao cấp đến nay.Đây là những vấn đề hầu như chưa được đề cập trong các tài liệu.Chính vì vậy mà khi trình bày vấn đề này chúng tôi gặp những khó khăn nhất định.
Phần thứ hai - Tâm lí người lãnh đạo.Phần này chiếm tỉ lệ lớn nhất của cuốn sách (gồm sáu chương), nếu không nói đây là phần quan trọng nhất của cuốn sách.Bởi lẽ, trong hoạt động quản lí, người lãnh đạo là chủ thể, là người quyết định sự thành bại của hoạt động quản lí. C.Mác đã từng chỉ ra: Đối với người độc tấu thì anh ta tự điều khiển hành vi của mình, còn với một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng. Không có nhạc trưởng thì dàn nhạc không thể hoạt động được, cũng như vậy không có người lãnh đạo thì tổ chức không vận hành được, không tồn tại và phát triển.Chính vì vậy, mà từ buổi bình minh của loài người, khi xã hội của con người còn tồn tại dưới các hình thức sơ khai - các bộ tộc đã hình thành thủ lĩnh - người đứng đầu bộ tộc.Đó là người điều hành, tổ chức các hoạt động của bộ tộc.Khi xã hội phát triển càng cao thì vai trò của những người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn.
Trong phần này, ngoài việc đề cập đến những vấn đề tâm lí cần thiết của người lãnh đạo, cuốn sách đã đề cập đến một số vấn đề còn ít được đề cập trong Tâm lí học quản lí ở nước ta hiện nay như: Khái niệm lãnh đạo, quản lí, các học thuyết về sự lãnh đạo vấn đề quyền lực trong lãnh đạo, ê kíp lãnh đạo, những khó khăn tâm lí đối với người lãnh đạo là phụ nữ.
Phần thứ ba - Tâm lí người lao động và tổ chức. Phần này trình bày những vấn đề tâm lí của đối tượng quản lí. Ở đây cuốn sách trình bày một số vấn đề tâm lí cơ bản của những người lao động, của tổ chức. Về tâm lí người lao động, cuốn sách đã trình bày những khía cạnh tâm lí mà người lãnh đạo cần quan tâm nhất nhằm tập hợp và phát huy cao độ tiềm năng của người lao động trong quá trình tổ chức hoạt động của tập thể.
Người lãnh đạo, những người bị lãnh đạo và tổ chức là ba chủ thể của hoạt động quản lí.Ba chủ thể này (trong đó người lãnh đạo là chủ thể quan trọng nhất) luôn nằm trong quan hệ biện chứng với nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động chung của tổ chức cần phải nhìn nhận mối tác động tương hỗ, biện chứng này theo kênh từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên và các kênh ngang.
Hoạt động quản lí là hoạt động rất phức tạp.Việc nghiên cứu những vấn đề tâm lí của hoạt động quản lí là công việc khó khăn. Do vậy, những vấn đề được trình bày trong cuốn sách này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những lời góp ý, những lời chỉ giáo của các nhà khoa học và bạn đọc.Chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm và giúp đỡ này.
g biết được) tâm tư, nguyện vọng, thái độ của những người thừa hành 4) Phong cách lãnh đạo sâu sát, tỉ mỉ, gần gũi quần chúng Trái ngược với phong cách lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh là phong cách lãnh đạo sâu sát, tỉ mỉ, gần gũi quần chúng. Đây là một dạng của phong cách lãnh đạo dân chủ. Người lãnh đạo không chỉ tranh thủ ý kiến của các thành viên trong tổ chức tại quá trình ra quyết định, mà luôn gần gũi họ, sâu sát, biết được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Phong cách lãnh đạo này làm tăng thêm uy tín của người lãnh đạo, tăng thêm sự ủng hộ của mọi người đối với người lãnh đạo. Công tác quản lí ngày nay đã trở nên phức tạp hơn, người lãnh đạo không chỉ cần có phẩm chất đạo đức và trí tuệ hiểu biết tốt thông tin, biết quyết định và kiểm tra mà phải có thêm nhiều phẩm chất mới để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện đòi hỏi của xã hội, đặc biệt người lãnh đạo phải có óc phê phán, phải linh hoạt, biết "thích nghi" và biết sử dụng các vai khác nhau trong tình huống cần thiết. 1.3. Những ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán và dân chủ Không nên cho rằng phong cách lãnh đạo này "tốt hơn", phong cách kia "kém hơn". Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Phong cách lãnh đạo độc đoán không thu hút được trí tuệ của tập thể, không thu hút được sự tham gia của các thành viên trong tập thể và quá trình ra quyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Về lâu dài phong cách độc đoán dẫn đến kết quả cản trở tinh thần đoàn kết, tăng thêm bộ máy quan liêu trong tổ chức, thúc đẩy quá trình hình thành các nhóm không chính thức. - Phong cách độc đoán đơn giản và linh hoạt. Người lãnh đạo không cần giải thích nhiều lần, anh ta chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do mình đảm nhận. Phong cách này làm hạn chế tinh thần trách nhiệm của mỗi người dưới quyền, đưa họ tới tình trạng thu động và ỷ lại, không phát huy được sáng kiến của các thành viên trong nhóm. - Phong cách dân chủ cho phép tất cả các thành viên được tham gia, tự do thể hiện những ý kiến của cá nhân mình. Trong trường hợp này người lãnh đạo biết rõ hơn các thành viên trong nhóm của mình suy nghĩ như thế nào. Phong cách này đòi hỏi nhiều thời gian, cho nên không đáp ứng được những yêu cầu của các công việc cần được quyết định nhanh chóng. Sự tham gia rộng rãi của mọi người trong một số trường hợp không đảm bả được tính bí mật của công việc mà lẽ ra cần phải có. Phong cách dân chủ cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức và sự điềm tĩnh. Trong hoạt động quản lí, người lãnh đạo không nên áp dụng một cách tuyệt đối phong cách này hay phong cách kia. Hai phong cách lãnh đạo này bổ sung cho nhau và cần phải vận dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản lí nhóm. Việc áp dụng một trong hai phong cách vào những thời điểm cần thiết đưa vào các yếu tố sau: mức độ khẩn cấp của nhiệm vụ, các phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo, số lượng thành viên của nhóm, mức độ hiểu biết, nhận thức của họ, v.v... Bảng 7: So sánh các đặc điểm của hai phong cách lãnh đạo Phong cách độc đoán Phong cách dân chủ Ra quyết định Thông tin Người lãnh đạo tự thu thập thông tin để sử dụng cho việc ra quyết định. Người lãnh đạo thông báo cho những người dư quyền và nhận thông tin từ phía họ. Đánh giá Người lãnh đạo tự mình đánh giá hay sử dụng sự giúp đỡ của một số trợ lí. Người lãnh đạo biết rõ ý kiến của nhưng người dư quyền và trao đổi và họ các quan điểm của mình. Lựa chọn quyết định Người lãnh đạo lựa chọn quyết đỉnh một mình hay với sự giúp đỡ của một người lãnh đạo cấp dưới. Người lãnh đạo lựa chọn quyết định cùng các thành viên của tổ chức. Mức độ rõ ràng của quyết định Các mệnh lệnh, chỉ thị rõ ràng, ngắn gọn, chính xác. Chúng được truyền từ người lãnh đạo đến những người dưới quyền. Thảo luận, giải quyết những vấn đề được mọi người quan tâm. Mức độ rô ràng của thông tin phụ thuộc vào kết quả thảo luận chung của tập thể. Ra quyết định Người lãnh đạo sử dụng quyền hạn, khả năng, sự am hiểu. uy tín của mình để ra các quyết định quản lí. Các thành viên tham gia vào việc trao đổi thông tin, thảo luận để đưa ra quyết định cuối cùng. Sự tác động qua lại Kế hoạch chung chỉ có ở người lãnh đạo. Mỗi người đều biết công việc của mình và của người khác. Kiểm tra việc thực hiện các quyết định Người lãnh đạo quan sát và kiểm tra liên tục. Người lãnh đạo và các bộ phận quản lí kiểm tra quyết định và kết quả thực hiện công việc. 2. Uy tín của người lãnh đạo Một vấn đề không còn mới mẻ về mặt lí luận nhưng lại rất cần thiết trong hoạt động quản lí là vấn đề uy tín của người lãnh đạo. Thuật ngữ "uy tín" rất quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong tổ chức. Song để trở thành người lãnh đạo có uy tín thực sự trong tập thể và sử dụng uy tín đó để nâng cao hiệu quả quản lí thì là một công việc không dễ dàng. Đối với người lãnh đạo, uy tín là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên trong hoạt động quản lí tổ chức bởi vì: Uy tín như một yếu tố tâm lí xã hội quan trọng hàng đầu trong nghệ thuật quản lí. Nó có một vai trò rất lớn đối với hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo. Người lãnh đạo có uy tín càng cao thì ảnh hưởng của người đó với tổ chức càng lớn, tính chất ám thị và thuyết phục đối với những người dưới quyền càng tăng lên. Nếu người lãnh đạo không có uy tín thì mọi lời nói và mệnh lệnh của anh ta sẽ không được cấp dưới thực hiện một cách có hiệu quả. 2.1. Khái niệm và phân loại uy tín lãnh đạo 2.1.1. Khái niệm Uy tín của người lãnh đạo là hệ thống những thuộc tính nhân cách của người lãnh đạo được các thành viên trong tổ chức thừa nhận và tôn trọng. Nói đến uy tín là nói tới sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến những người dưới quyền - đó là sự ảnh hưởng được người khác thừa nhận và tôn trọng. Sự ảnh hưởng này sẽ là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành công trong việc quản lí tổ chức. Phân tích khái niệm uy tín lãnh đạo, chúng ta cần chú ý đến hai khía cạnh chính. Đó là sự ảnh hưởng và sự thừa nhận. Sự ảnh hưởng của người lãnh đạo được xay dựng trên cơ sở của trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, các phẩm chất đạo đức, tính cách, phong cách lãnh đạo... Sự thừa nhận của các thành viên trong tổ chức đối với người lãnh đạo là sự thừa nhận về quyền lực trong hoạt động quản lí, thừa nhận sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đối với họ. 2.1.2. Phân loại uy tín lãnh đạo Trong Tâm lí học Xô viết, uy tín được phân loại thành: uy tín thật và uy tín giả. - Uy tín thật là uy tín được xây dựng trên sự thừa nhận và tôn trọng của các thành viên trong tổ chức đối với người lãnh đạo Uy tín thật sẽ giúp người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến những người thừa hành và các quyết định quản lí của người lãnh đạo sẽ được cấp dưới thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả. - Uy tín giả là sự ảnh hưởng của người lãnh đạo được xây dựng không phải dựa trên năng lực thực sự và đạo đức của người lãnh đạo, mà nó được xây dựng trên những yếu tố mang tính chất thủ đoạn. Điều này được thể hiện rõ qua một số loại uy tín giả sau: + Uy tín giả do quyền lực: Người lãnh đạo tạo nên uy tín của mình nhờ sử dụng quyền lực được giao và nhiều khi còn lạm dụng quyền lực này để doạ nạt những người dưới quyền, chính vì vậy mà làm cho cấp dưới sợ hãi, phải tuân phục. Thực tế cho thấy: Sẽ là một sai lầm lớn, nếu một người lãnh đạo nào đó cho rằng thành công trong quản lí của mình được xác định bằng quyền lực và uy tín của bản thân được tạo nên bằng quyền lực. Thành công của người lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào sự ảnh hưởng của người đó với cấp dưới và lòng tin, sự kính phục của cấp dưới đối với người lãnh đạo. + Uy tín gia trưởng: Người lãnh đạo tự coi mình cao hơn và có quyền lực với mọi người, có quyền ban phát cho mọi người. + Uy tín giả do khoảng cách: Uy tín được tạo nên do người lãnh đạo luôn giữ một khoảng cách nhất định với những người dưới quyền. + Uy tín dân chủ giả hiệu: Uy tín được tạo ra do tác phong chan hoà kiểu mị dân, giả tạo và hình thức. Ngày nay có sự thay đổi nhất định về các giá trị tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Thành tích công tác, quá trình cống hiến, sự cần mẫn, tận tuỵ không còn là những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của người lãnh đạo nữa. Uy tín của người lãnh đạo hôm nay chỉ có thể được tạo nên bằng trình độ chuyên môn tốt, khả năng tổ chức giỏi và bằng nhân cách trong sáng và mẫu mực. 2.2. Các yếu tố tạo nên uy tín của người lãnh đạo Như trên đã trình bày, uy tín là hệ thống các phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo. Do vậy, có nhiều yếu tố tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Có thể nêu ra một số yếu tố cơ bản sau: 2.2.1. Trình độ chuyên môn giỏi Trong phần quyền lực, chúng ta đã phân tích về vai trò của yếu tố tri thức trong việc tạo nên quyền lực. Đối với uy tín của người lãnh đạo cũng như vậy. Tri thức mà cụ thể hơn là trình độ chuyên môn là một trong những thành tố quan trọng hàng đầu để tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Nếu trong tổ chức, người lãnh đạo có chuyên môn yếu hơn những người dưới quyền thì người lãnh đạo sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lí của mình. Vì, người lãnh đạo rất khó khăn trong khâu kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của cấp dưới. Nếu người lãnh đạo có chuyên môn giỏi hơn họ thì anh ta có thể biết và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của cấp dưới, cũng như những sai phạm mà họ mắc phải. Thứ hai, người lãnh đạo rất khó khăn trong việc giao nhiệm vụ một cách phù hợp cho cấp dưới. Có thể nói, người lãnh đạo rất khó thuyết phục, cảm hoá được cấp dưới và các thành viên trong tổ chức khi anh ta có trình độ chuyên môn kém hơn họ. Trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp người lãnh đạo biết được công việc của Cấp dưới, giúp họ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Trình độ chuyên môn giỏi là cơ sở quan trọng tạo nên quyền lực của người lãnh đạo trong tổ chức, từ đó tạo nên ảnh hưởng của anh ta đối với những người thừa hành. Kết quả điều tra của một số công trình nghiên cứu cho thấy yếu tố trình độ chuyên môn được đánh giá cao trong những yêu cầu đối với người lãnh đạo. Trong đợt khảo sát của
File đính kèm:
- GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO-QUẢN LÝ.doc