Giáo Trình Quản Trị Học Đại Cương
Thuật ngữquản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thểnói là
chưa có một định nghĩa nào được tất cảmọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary Parker
Follett cho rằng “quản trịlà nghệthuật đạt được mục đích thông qua người khác”.
Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổchức
bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứkhông phải hoàn
thành công việc bằng chính mình.
Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽkhông có lĩnh vực hoạt động nào của
con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ởmọi cấp độ
và trong mọi cơsở đều có một nhiệm vụcơbản là thiết kếvà duy trì một môi trường
mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thểhoàn thành các
nhiệm vụvà các mục tiêu đã định.”
Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét vềquản trị được James Stoner và
Stephen Robbins trình bày nhưsau: “Quản trịlà tiến trình hoạch định, tổchức, lãnh
đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổchức và sửdụng tất cả
các nguồn lực khác của tổchức nhằm đạt được mục tiêu đã đềra”. Từtiến trìnhtrong
định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổchức, lãnh đạo và kiểm soát
phải được thực hiện theo một trình tựnhất định. Khái niệm trên cũng chỉra rằng tất cả
những nhà quản trịphải thực hiện các hoạt động quản trịnhằm đạt được mục tiêu
mong đợi. Những hoạt động này hay còn được gọi là các chức năng quản trịbao gồm:
Chương 1:Tổng quan vềquản trị
(1) Hoạch định: Nghĩa là nhàquản trịcần phải xác định trước những mục tiêu và quyết
định những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu; (2) Tổchức: Đâylà công việc liên
quan đến sựphân bổvà sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ
chức. Mức độhiệu quảcủa tổchức phụthuộc vào sựphối hợp các nguồn lực để đạt
được mục tiêu; (3) Lãnh đạo: Thuật ngữnày môtảsựtác động của nhà quản trị đối với
các thuộc cấp cũng nhưsựgiaoviệc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập
môi trường làm việc tốt, nhà quản trịcó thểgiúp các thuộc cấp làmviệc hiệu quảhơn;
Và (4) Kiểm soát: Nghĩa là nhà quản trịcốgắng để đảm bảo rằng tổchức đang đi đúng
mục tiêu đã đềra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sựlệch lạc thì những
nhà quản trịsẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
Định nghĩa của Stoner và Robbins cũng chỉra rằng nhàquản trịsửdụng tất cả
những nguồn lực của tổchức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất và thông tin cũng
nhưnguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong những nguồn lực trên, nguồn lực con
người là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất đểquản lý. Yếu tốcon người có thể
nói là có ảnh hưởng quyết định đối với việc đạt được mục tiêu của tổchức hay không.
Tuy nhiên,những nguồn lực khác cũng không kém phần quantrọng. Ví dụnhưmột
nhà quản trịmuốn tăng doanh sốbán thì không chỉcần có chính sách thúc đẩy, khích
lệthích hợp đối với nhân viênbán hàng màcòn phải tăng chi tiêu cho các chương
trình quảng cáo, khuyến mãi.
Một định nghĩa khác nêu lên rằng“Quản trịlà sựtác động có hướng đích của
chủthểquản trịlên đối tượng quản trịnhằm đạt được những kết quảcao nhất với mục
tiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉra rằng một hệthống quản trịbao gồm hai
phân hệ: (1) Chủthểquản trịhay phân hệquản trịvà (2) Đối tượng quản trịhay phân
hệbịquản trị. Giữa hai phân hệnày bao giờcũng có mối liên hệvới nhau bằng các
dòng thông tin (Hình 1.1).
những người quản lý đạt được những quyết định hiệu quả, đánh giá những khả năng lựa chọn. Tuy nhiên, những kỹ thuật nầy chỉ là công cụ chứ không thể thay thế sự xét đoán cá nhân của nhà quản trị được. Ngoài ra, nhà quản trị phải thu thập nhiều thông tin, tới mức tối đa, trước lúc phải đi đến quyết định, và quan trọng hơn là phải có khả năng phân tích những thông tin đó. Đồng thời họ cũng phai quan tâm đúng mức tới triết lý kinh doanh và chiến lược công ty vì nó là ì những tư tưởng, quan điểm chủ đạo chi phối mọi hoạt động kinh doanh của công ty đó. Bên cạnh đó, cần có thêm mục đích của công ty, phương châm để thực hiện mục đích, hay xác định bộ mặt, phong cách, văn hóa của công ty. Chiến lược công ty xác định những phương hướng phát triển chủ yếu của công ty trong tương lai như mục tiêu sản phẩm, thị trường vốn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực v.v... Mọi quyết định của công ty đều mang dấu ấn triết lý kinh doanh và chiến lược. Một công ty không có triết lý kinh doanh và chiến lược phát triển rõ ràng thì sẽ gặp khó khăn khi phải ra những quyết định . 93 Chương 5: QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ Cuối cùng, nhà quản trị cũng cần có phẩm chất nhà kinh doanh, trước tiên, đó là trực giác. Đây là phẩm chất rất quan trọng giúp cho nhà quản trị đưa ra được quyết định đúng đắn vào thời điểm hợp lý nhất. Nhiều nhà quản trị thường đòi hỏi phải có đầy đủ dữ kiện mới ra quyết định. Nhưng thực tế không phải bao giờ cũng cho phép như thế. Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh biến động liên tục, nhiều khi một quyết định đúng đắn hóa ra sai lầm nếu thực hiện hiện trễ.Thứ hai là phải quyết đoán và có bản lĩnh. Lee Lacocca nói: “chính sách của tôi là luôn tỏ ra dân chủ trên con đường đi đến quyết định. Nhưng rồi cuối cùng tôi trở nên độc tài: Được rồi, tôi đã lắng nghe tất cả mọi người. Bây giờ là điều mà chúng ta phải làm”. Theo Mc Cormack, trước khi đi đến quyết định, ông nghiên cứu và phân tích, cân nhắc rất kỹ càng, khi đã quyết định rồi thì ông không còn đắn đo và băn khoăn nữa, ông dốc hết khả năng và sức lực của mình để thực hiện quyết định đó. VIII. Tổ chức thực hiện và kiểm soát các quyết định Một nhà kinh tế người Mỹ đã nói rằng: Người Mỹ suy nghĩ trong hai giờ thì ra được một quyết định nhưng để thực hiện chúng lại cần đến cả năm, trong khi đó người Nhật suy nghĩ cả năm mới ra được một quyết định, nhưng để thực hiện thì chỉ cần có một giờ. Tất nhiên đây là một nhận xét mang tính hình tượng, nhưng có một thực tế là quá trình thực hiện và kiểm soát các quyết định cũng quan trọng không kém so với việc đưa ra được quyết định đúng. Trên thực tế một số doanh nghiệp và tổ chức có hiện tượng quyết định được ban hành rất nhiều nhưng thực hiện lại chẳng được bao nhiêu. Như vậy ở đây chúng ta cần nghiên cứu là tại sao và làm cách nào để thực hiện và kiểm soát thành công các quyết định. Việc thi hành các quyết định có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện các chức năng quản trị: hoạch định, lãnh đạo, tổ chức và kiểm soát. Vai trò của tổ chức và kiểm soát các quyết định là biến ý đồ của các quyết định thành hiện thực, do đó khi tổ chức thực hiện và kiểm soát các quyết định cần có kế hoạch, cụ thể, sáng tạo, khoa học, phù hợp với khả năng, đáp ứng quyền lợi của người thực hiện, thống nhất, đồng bộ, kết hợp quyền lợi và trách nhiệm, khẩn trương, kiên quyết, linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ, thưởng phạt nghiêm minh, kết hợp giáo dục, thuyết phục và cưỡng bức khi cần thiết. Tổ chức thực hiện quyết định là một vấn đề quan trọng và là một quá trình đầy những khó khăn và phức tạp, nếu quyết định ra tốt nhưng thực hiện kém thì kết quả cũng không đạt. Trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định, cần làm tốt những công việc sau: 8.1. Triển khai quyết định Nội dung các quyết định phải được triển khai cụ thể, rõ ràng tới các nhóm và cá nhân có trách nhiệm thực hiện, bảo đảm rằng các bộ phận liên quan thấu hiểu trách 94 Chương 5: QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ nhiệm và vị trí của mình, đồng thời phải đúng thời gian. Cần có kiểm tra đánh giá sự am hiểu nhiệm vụ của các bộ phận, nếu có sự hiểu lầm hay chưa rõ nhiệm vụ thì cần thiết phải triển khai lại. Chỉ khi nào các bộ phận am hiểu nhiệm vụ của mình thì họ mới có thái độ đúng đắn trong thực thi quyết định. Thực tế cho thấy nhiều quyết định không được thực thi có hiệu quả chỉ vì nhân viên không được triển khai nhiệm vụ đúng mức. 8.2. Bảo đảm các điều kiện vật chất Trong thực hiện quyết định luôn đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất đủ để triển khai các giải pháp đã chọn. Nếu các nguồn lực không đủ hay không đúng thời hạn sẽ dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động, là nguyên nhân quan trọng đưa đến sự phá sản các quyết định trong thực thi. 8.3. Đảm bảo các thông tin phản hồi Giữ vững các thông tin phản hồi giúp nhà quản trị phối hợp có hiệu quả và nhịp nhàng giữa các bộ phận, nhanh chóng giải quyết các trở ngại và nhận diện những sai lệch để sửa chữa kịp thời. 8.4. Tổng kết và đánh giá kết quả Nhanh chóng đánh giá kết quả từ việc thực hiện quyết định để rút ra các kinh nghiệm và các bài học, làm cho các vòng quyết định sau có hiệu quả hơn vì quyết định luôn có tính kế thừa, thể hiện tính liên tục của quá trình quản trị. TÓM LƯỢC Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị, kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo và khả năng định lượng.là một quá trình chọn lựa một trong nhiều khả năng. Quá trình này thể hiện trong các công việc quản trị. Tiến trình ra quyết định gồm có các bước: (1) Xác định vấn đề, (2) Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, (3) Thu thập và chọn lọc thông tin (4) Quyết định giải pháp, (5) Tổ chức thực hiện quyết định và (6) Đánh giá kết qủa thực hiện quyết định. Trong khi ra quyết định nhà quản trị có thể sử dụng nhiều công cụ định lượng với sự trợ giúp của máy tính và có thể lựa chọn các hình thức ra quyết định khác nhau như quyết định cá nhân hay quyết định tập thể. Tuy nhiên, để có một quyết định hợp lý, nhà quản trị phải có những phẩm chất như kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo và khả năng định lượng. 95 Chương 5: QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nhận xét câu: “Ra quyết định là nhiệm vụ cơ bản của nhà quản trị”. 2. Tiến trình ra quyết định gồm những bước đi như thế nào? 3. Tổ chức muốn cất nhắc bạn lên một chức vụ cao hơn nhưng phải làm việc ở một nơi xa, mà gia đình bạn không thích. Hãy đặt ra những khả năng chọn lựa, kèm theo xác suất nếu có thể được, và cho biết quyết định sau cùng của bạn. 4. Một quyết định hợp logic cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? Theo bạn yêu cầu nào là quan trọng nhất? 5. Nhà quản trị cần có những phẩm chất nào để có thể ra quyết định hữu hiệu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh? 96 Chương 6: HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG 6 HOẠCH ĐỊNH Hoàn thành chương này người học có thể: 1. Hiểu được chức năng hoạch định 2. Giải thích được những lợi ích của việc hoạch định 3. Phân biệt được các loại hoạch định trong một tổ chức 4. Mô tả các bước trong tiến trình hoạch định chiến lược 5. Giải thích được phân tích SWOT 6. Tiếp cận được công cụ phổ biến trong hoạch định chiến lược: Ma trận phát triển - tham gia thị trường (BCG) 7. Biết được phương pháp quản trị theo mục tiêu I. Khái niệm và mục đích của hoạch định 1.1. Khái niệm Hoạt động của con người để thực hiện một việc gì đó khác loài vật ở chỗ con người biết tư duy, suy nghĩ, hình dung, lựa chọn cách làm trước khi con người bắt tay vào thực hiện. Đây là các hoạt động có kế hoạch của con người, hay nói cách khác kế hoạch hóa hay hoạch định là một việc cần thiết và rất đặc trưng trong các hoạt động của con người. Hoạt động quản trị là một trong những dạng hoạt động của con người và chính vì thế cũng rất cần được kế hoạch hóa. Về phương diện khoa học, kế hoạch được xem là một chương trình hành động cụ thể, còn hoạch định là quá trình tổ chức soạn thảo và thực hiện các kế hoạch cụ thể đã được đề ra. Như đã được trình bày ở chương một, hoạch định bao gồm việc xác định mục tiêu, hình thành chiến lược tổng thể nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các kế hoạch hành động để phối hợp các hoạt động trong tổ chức. Theo Harold Koontz, Cyril Odonnel và Heinz Weihrich thì hoạch định là “quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó”. Như vậy hoạch định chính là phương 97 Chương 6: HOẠCH ĐỊNH thức xử lý và giải quyết các vấn đề có kế hoạch cụ thể từ trước. Tuy nhiên khi tình huống xảy ra có thể làm đảo lộn cả kế hoạch. Nhưng dù sao người ta chỉ có thể đạt được mục tiêu trong hoạt động của tổ chức bằng việc vạch ra và thực hiện các kế hoạch mang tính khoa học và thực tế cao chứ không phải nhờ vào sự may rủi. Hoạch định có thể là chính thức và không chính thức. Các nhà quản trị đều tiến hành hoạch định, tuy nhiên có thể chỉ là hoạch định không chính thức. Trong hoạch định không chính thức mọi thứ không được viết ra, ít có hoặc không có sự chia sẽ các mục tiêu với những người khác trong tổ chức. Loại hoạch định này hay được áp dụng ở các doanh nghiệp nhỏ, ở đó, người chủ doanh nghiệp thấy họ muốn đi tới đâu và cái gì đang đợi họ ở đó. Cách hoạch định này thường chung chung và thiếu tính liên tục. Tất nhiên hoạch định không chính thức cũng được áp dụng ở một số doanh nghiệp lớn và một số khác cũng có những kế hoạch chính thức rất công phu. Trong quyển sách này, thuật ngữ hoạch định được hiểu theo tinh thần là loại hoạch định chính thức. Với hoạch định chính thức, các mục tiêu cụ thể của tổ chức được xác định và được viết ra, và mọi thành viên trong tổ chức đều được biết và chia sẻ. Thêm vào đó, những nhà quản trị cũng xây dựng những chương trình hành động rõ ràng nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.2. Mục đích của hoạch định Tại sao những nhà quản trị phải hoạch định? Tất cả các nhà quản trị đều phải làm công việc hoạch định dưới hình thức này hay hình thức khác
File đính kèm:
- 233_Giao trình Quản trị học đại cuong.pdf