Giáo trình Phần I. Hệ thống bài tập hoá học thực tiễn (phần hoá học hữu cơ)

 

 

2. Caroten (chất màu vàng da cam có trong củ cà rốt) C40H56 chứa liên kết đôi và vòng no trong phân tử. Hãy tìm số liên kết đôi và số vòng no trong phân tử caroten, biết rằng khi hiđro hoá hoàn toàn caroten thu được hiđrocacbon no C40H78.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Phần I. Hệ thống bài tập hoá học thực tiễn (phần hoá học hữu cơ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t”. Bình không hiểu tại sao bố lại nói như vậy. Em hãy giải thích giúp bạn Bình?
2. Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại đường nào?
A. Glucozơ.	B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.	D. Đường hoá học.
3. Anđehit và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc. Cho biết tại sao trong thực tế người ta chỉ dùng glucozơ để tráng ruột phích và tráng bạc.
4. Trong nước tiểu người bị bệnh tiểu đường có chứa glucozơ. Nêu hai phản ứng hoá học có thể dùng để xác nhận sự có mặt glucozơ trong nước tiểu. Viết phương trình hoá học của phản ứng minh hoạ.
5. Khi ăn sắn bị ngộ độc, người ta thường giải độc bằng nước đường. Bằng kiến thức hoá học, hãy giải thích cách làm trên. 
6. Khi muối dưa, người ta thường chọn dưa già hoặc phơi héo và cho thêm ít đường, nén dưa ngập trong nước. Hãy giải thích tại sao?
7. Một học sinh viết: Từ fomanđehit điều chế được glucozơ theo phản ứng sau: (glucozơ). Vì sao không dùng phản ứng nói trên được? Trong thực tế người ta điều chế glucozơ như thế nào?
8. Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. Pha loãng rượu đó thành rượu 400 thì sẽ thu được bao nhiêu lít, biết etanol có khối lượng riêng 0,8g/ml.
9. Nói về việc ăn cơm, các cụ xưa có câu: “Nhai kĩ no lâu”. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu nói trên?
10. Tại sao những người bị đau dạ dày thường được khuyên nên ăn cháy cơm hoặc bánh mì?
11. Tại sao với cùng một khối lượng gạo như nhau nhưng khi nấu cơm nếp lại cần ít nước hơn so với khi nấu cơm tẻ?
12. Khi học xong bài “Tinh bột” (Sách giáo khoa hoá học 12 - NXBGD - 2003), Cường được biết “Iot là thuốc thử của hồ tinh bột”. Lúc nấu cơm, Cường đã chắt 1 ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó vài giọt dung dịch iôt thì không thấy màu xanh lam xuất hiện như đã học. Cường để chiếc bát đó đến hôm sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát nước cơm lại thấy có màu xanh lam. Cường không hiểu tại sao? Em hãy giải thích giúp bạn Cường.
13. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, người ta sản xuất cao su buna từ tinh bột.
a) Hãy viết sơ đồ phản ứng làm cơ sở cho việc sản xuất trên?
b) Ngày nay người ta sản xuất cao su buna thế nào? Vì sao không dùng phương pháp kể trên nữa?
14. Một học sinh nói về sự đồng hoá tinh bột như sau: “ở miệng nó được nghiền nhỏ, ở dạ dày nó được xáo trộn trong môi trường axit ở 370C nên nó bị thuỷ phân thành glucozơ rồi vào máu”. Nêu những điểm chưa đúng của học sinh nêu trên và trình bày sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể.
15. Người ta điều chế được từ lõi ngô một monosaccarit có công thức phân tử C5H10O5. Chất này có thể cộng hiđro (Ni xúc tác), khử được AgNO3 trong amoniac và nước brom, chuyển được Cu(OH)2 trong nước thành dung dịch có màu xanh lam đậm. Viết công thức cấu tạo của monosaccarit đó và các phương trình phản ứng.
16. a) Đường kính, đường phèn, đường thốt nốt, đường cát, đường hoa mai giống và khác nhau thế nào?
b) Mật ong và mật mía là gì?
c) Làm thế nào để chứng minh rằng đường ở trong cốc trà đường không bị thuỷ phân?
17. Có thể dùng saccarozơ để sản xuất rượu được không? Vì sao?
Thiết bị sản xuất đường ở nhà máy đường Biên Hoà
18. Trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy đường kết tinh (chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất) người ta phải dùng vôi sống với lượng 2,8 kg vôi sống để được 100 kg đường kết tinh. Rỉ đường được lên men thành ancol etylic với hiệu suất.
a) Vai trò của vôi là gì?
b) Tính lượng đường kết tinh và lượng ancol etylic thu được từ 260 lít nước mía có nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Biết rằng chỉ 70% đường thu được ở dạng kết tinh, phần còn lại nằm trong rỉ đường.
c) Tính lượng vôi sống cần để xử lý lượng nước mía trên.
19. Tại sao trâu bò tiêu hoá được xenlulozơ nhưng con người lại không?
20. Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Hãy chọn bộ thuốc thử để có thể phân biệt 4 gói bột trắng trên?
A. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH.
B. Nước, O2 (đốt cháy), dung dịch AgNO3/NH3.
C. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch I2.
D. Nước, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3/NH3.
21. a) Hãy trình bày quá trình sản xuất tơ visco dùng nguyên liệu là xenlulozơ lấy từ gỗ?
 b) Vì sao người ta không dùng tinh bột làm nguyên liệu sản xuất tơ được?
22. Phần lớn glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp để tạo ra xenlulozơ. Biết rằng một cây bạch đàn 5 tuổi có khối lượng gỗ là 100 kg, chứa 50% xenlulozơ.
a) Tính xem 1 ha rừng bạch đàn nói trên với mật độ 1 cây/20m2 đã hấp thụ được bao nhiêu m3 CO2 và giải phóng ra bao nhiêu m3 O2 để tạo ra xenlulozơ? (Các khí đo ở đktc).
b) Nếu dùng toàn bộ lượng gỗ từ 1 ha bạch đàn nói trên để sản xuất giấy (chứa 95% xenlulozơ, 5% chất phụ gia) thì sẽ thu được bao nhiêu tấn giấy biết hiệu suất chung của quá trình là 80% ?
I.7. Amin - aminoaxit - protein
1. Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào sau đây?
A. Rửa bằng xà phòng.	
B. Rửa bằng nước. 
C. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước. 
D. Rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước.
2. Dùng hai đũa thuỷ tinh, đũa thứ nhất được nhúng vào dung dịch HCl đặc, đũa thứ hai nhúng vào dung dịch etylamin. Lấy hai đũa ra khỏi dung dịch và đưa lại gần nhau sẽ thấy “khói trắng” như sương mù bay lên. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Canh chua cá lóc
3. Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như khế chua, dọc, sấu, me Hãy giải thích ?
4. Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên
A. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.
B. rửa cá bằng giấm ăn.
C. rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.
D. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.
5. 2-amino-1-phenylpropan và 2-metylamino-1-phenylpropan là hai amin có hoạt tính mạnh đối với hệ thần kinh, chúng là các chất kích thích có hại. Hãy viết công thức cấu tạo của chúng.
6. Ađrenalin là hormon tuyến thượng thận có tác dụng làm tăng huyết áp. Norađrenalin có vai trò quan trọng trong truyền dẫn xung thần kinh.
 Ađrenalin	Norađrenalin
a) Hãy cho biết trong phân tử chúng có những nhóm chức gì?
b) Chúng có thể tan hay không tan được trong nước? Trong dung dịch HCl? Trong dung dịch NaOH? Giải thích?
7. Thời trung cổ, hạt của cây độc sâm được dùng làm thuốc độc để thực hiện các bản án tử hình. Độc tố chủ yếu trong hạt độc sâm là một ancaloit có tên là coniin, có công thức phân tử là C8H17N, làm xanh quỳ tím. Biết rằng coniin có một vòng 6 cạnh gồm 4 nhóm -CH2- liền nhau và nhóm -NH-CH-, phân tử không có C bậc ba.
a) Hãy xác định công thức cấu tạo của coniin.
b) Coniin thuộc loại chức gì? Bậc mấy?
8. Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức viết tắt là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân từng phần peptit này có thể thu được những peptit nào có chứa phenylanalin.
9. Quá trình làm đậu phụ được tiến hành như sau:
- Xay đậu tương cùng với nước lọc và lọc bỏ bã được “nước đậu”.
- Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu”.
- Cho “óc đậu” vào khuôn và ép, được đậu phụ.
Hãy cho biết bản chất hoá học của việc tạo thành “óc đậu” từ “nước đậu”.
10. Sữa đậu nành rất bổ dưỡng cho sức khoẻ nhưng cũng có thể trở nên vô dụng, thậm chí gây độc nếu dùng không đúng cách.
Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành:
a) Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên ăn cam, quýt.
b) Không nên uống sữa đậu nành khi đói, tốt nhất là sau bữa sáng 1 - 2 giờ.
Hãy giải thích tại sao lại có những lưu ý như vậy.
11. a) Tại sao các ion kim loại nặng như Pb2+, Hg2+ lại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người?
b) Khi làm việc với các hoá chất chứa kim loại nặng, người ta thường uống
A. nước chanh.	B. sữa. C. nước lọc.	 D. nước muối loãng.
12. Vì sao khi nấu canh cua (riêu cua) thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên? 
13. Có một số người bệnh phải tiếp đạm. Theo em đó là loại đạm gì? Công thức cấu tạo chung của chúng như thế nào?
14. a) Vai trò chủ yếu của thức ăn protit, gluxit, lipit đối với cơ thể là gì ?
 b) Theo nhiều tài liệu, tương quan giữa protit: lipit: gluxit trong khẩu phần người trưởng thành nên là 1 : 1 : 4 (về khối lượng). Dựa vào vai trò chủ yếu của chúng hãy cho biết vì sao tỉ lệ đó là hợp lí?
I.8. Polime - vật liệu polime
1. a) Vì sao không ngâm lâu quần áo bằng len trong xà phòng?
Teflon dùng làm chất chống dính cho xoong chảo 
 b) Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giòn?
2. a) Tại sao nhựa teflon được ứng dụng rộng rãi trong đời sống?
(CH2-CHCl)n
(CH2-CH2)n
 b) Tại sao PVC cách điện kém hơn PE nhưng lại bền hơn PE.
3. a) Muốn điều chế PVC 
ta có thể cho clo tác dụng với PE 
được không? Tại sao?
b) Tương tự, muốn điều chế teflon (CF2-CF2)n dùng làm chất chống dính xoong chảo có thể cho flo tác dụng với PE được không? Tại sao?
4. Có 3 vật phẩm được làm từ một trong các polime sau: polietilen, polistiren, poli(vinyl clorua). Hãy trình bày phương pháp hoá học và phương pháp tác dụng nhiệt để xác định xem mỗi vật phẩm đó được sản xuất từ loại polime nào?
5. Dựa vào nguồn gốc, sợi dùng trong công nghiệp dệt được chia thành:
A. sợi hoá học và sợi tổng hợp.	 
B. sợi tổng hợp và sợi tự nhiên. 
C. sợi hoá học và sợi tự nhiên. 
D. sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
6. Có bốn mẫu tơ lụa và vải được sản xuất từ nguyên liệu là sợi bông, len, tơ tằm, nilon. Hãy trình bày phương pháp thích hợp để xác định loại nguyên liệu dùng sản xuất các mẫu tơ lụa và vải nêu trên.
7. Trong số các polime sau:
(1) Sợi bông.	(2) Tơ tằm.	(3) Len.
(4) Tơ visco.	(5) Tơ axetat.	(6) Nilon -6,6.
Những polime có nguồn gốc xenlulozơ là:
A. (1), (2), (3).	B. (1), (4), (5).	
C. (2), (4), (6).	D. (1), (4), (6).
8. Cao su thiên nhiên và cao su isopren tổng hợp đều bởi công thức . Vì sao tính chất của chúng không hoàn toàn giống nhau (thí dụ cao su thiên nhiên đàn hồi hơn, bền hơn.) ?
Mủ cao su
9. a) Mủ cao su, cao su sống (cao su thô, crêp), cao su lưu hoá là gì?
 b) Vì sao phải lưu hoá cao su? So sánh tính

File đính kèm:

  • docBTHóa học thực tiễn- Phần hữu cơ.doc