Giáo trình Microsoft Excel
Ngày nay khi Tin học đã được ứng dụng nhiều vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người. Máy tính đã trở thành một công cụ trợ giúp trong công việc. Bộ phần mềm ứng dụng Microsoft Office đã trở nên quen thuộc với không chỉ với những nhân viên văn phòng mà với bất kỳ ai biết sử dụng máy tính hiện nay.
Giáo trình được thiết kế giảng dạy trong 45 tiết học (22 tiết cho lý thuyết, 23 tiết cho thực hành) trọng tâm vào nội dung chính: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, bao gồm bài mở đầu, 5 chương chính và 2 phần phụ lục.
Bài mở đầu: Trang bị cho học sinh những hiểu biết căn bản về bảng tính trong phần mềm ứng dụng Microsoft Excel, những tính năng và tiếp cận chủ động làm chủ máy tính khi học môn “Bảng tính điện tử Excel”.
Chương 1: Giới thiệu những khái niệm cùng các kỹ năng thao tác từ căn bản đến nâng cao trên một ô, một khối ô, trên cột, trên hàng của bảng tính Excel. Các loại dữ liệu dùng trong Excel, cách thức nhập và các thao tác xử lý dữ liệu trong ô hoặc khối ô.
Chương 2: Cung cấp những kỹ năng để học sinh có thể định dạng cho dữ liệu trên bảng tính, trang trí tạo đường viền và màu nền cho bảng tính. Sử dụng các mẫu trang trí có sẵn hoặc chủ động tạo ra các mẫu mới (Style) để áp dụng định dạng cho các khối ô hoặc các bảng tính.
Chương 3: Đây là chương quan trọng trong chương trình môn học để học sinh được tiếp cận những kỹ năng tính toán tự động trong bảng tính Excel. Từ việc tạo ra các công thức tính toán phù hợp với yêu cầu của mình tới việc sử dụng các hàm mẫu có sẵn trong một thư viện bao gồm nhiều hàm để giải quyết các yêu cầu phức tạp được đặt ra. Giới thiệu các nhóm hàm cơ bản thường hay sử dụng trong các bài toán thực hiện tính toán trên bảng tính.
Chương 4: Cung cấp học sinh một số các phương pháp tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu thoả điều kiện, phương pháp tổng hợp dữ liệu, tạo các bảng tổng kết nhanh và khả năng lên kết giữa Excel với các chương trình ứng dụng khác.
Chương 5: Hướng dẫn học sinh sử dụng dữ liệu của bảng tính để thiết kế một biểu đồ hoặc đồ thị theo các bước cơ bản trong hướng dẫn mẫu (Wizard), hiệu chỉnh để được một biểu đồ hoặc đồ thị hoàn chỉnh. Biết chèn một hình ảnh, dòng chữ nghệ thuật vào bảng tính Excel, biết thiết lập các Macro đơn giản và in ra các bảng tính để phục vụ công việc.
Phụ lục 1: Giới thiệu một số tổ hợp phím tắt thường được sử dụng trong phần mềm Microsoft Excel.
Phụ lục 2 : Cung cấp nghĩa Tiếng Việt của một số thuật ngữ Tiếng Anh khi sử dụng Microsoft Excel.
Phần mềm ứng dụng được giới thiệu trong giáo trình này sử dụng bộ Microsoft Office 2000. Tuy nhiên nội dung cuốn giáo trình có thể tương thích với phiên bản Microsoft Office 97 hoặc Microsoft Office 2002. Về nội dung, các thao tác thực hiện cơ bản như nhau, có thể chỉ khác ở giao diện làm việc giữa các phiên bản. Học sinh nên thường xuyên cập nhật những cuốn sách giới thiệu những phiên bản mới cũng như cập nhật những bộ phần mềm mới nhất để sử dụng tối đa tiến bộ công nghệ mà các nhà làm phần mềm mang lại.
ong cặp dấu nháy kép “ ”) hoặc toạ độ ô chứa chuỗi ký tự. num_chars là số ký tự cần lấy trong chuỗi con. Ví dụ: Công thức =Right(“Trường học”,1) cho kết quả là “c”. Còn công thức =Right(“Trường học”,3) cho kết quả là “học”. 3.4.3. UPPER, LOWER, PROPER Các hàm Upper, Lower, Proper là 3 hàm để thay đổi dạng thể hiện của chuỗi ký tự là chữ hoa hoặc chữ thường. UPPER: Chuyển các ký tự trong chuỗi sang dạng chữ IN HOA. LOWER: Chuyển các ký tự trong chuỗi sang dạng chữ in thường. PROPER: Chuyển các ký tự đầu từ trong chuỗi sang dạng chữ In Hoa. Cú pháp: UPPER(Text) LOWER(Text) PROPER(Text) Trong đó Text là chuỗi ký tự thì cần được đặt trong cặp dấu nháy kép “ ” hoặc toạ độ của ô chứa chuỗi ký tự cần thay đổi dạng thể hiện. Ví dụ: Công thức =UPPER("viet nam") cho kết quả “VIET NAM” =LOWER("Ha Noi") cho kết quả “ha noi”; còn công thức =LOWER("IN THUONG" cho kết quả là “in thuong”. =PROPER("ha noi") cho kết quả “Ha Noi” Lưu ý rằng, đối với các chuỗi ký tự Tiếng Việt có dấu, kết quả của hàm Upper, nguyên âm chứa dấu đôi khi bị nhỏ lại như khi bạn nhấn CapsLock để gõ Tiếng Việt có dấu vậy. 3.4.4. Hàm TRIM Công dụng: Hàm trả về chuỗi ký tự (Text), trong đó các ký tự trống ở đầu và cuối chuỗi đã được cắt bỏ. Cú pháp: TRIM(Text) Trong đó: Text là chuỗi ký tự hoặc địa chỉ của ô chứa chuỗi ký tự chứa các ký tự trống ở đầu hoặc cuối chuỗi ký tự đó. Ví dụ: =TRIM(“ Công ty ”) cho bạn chuỗi “Công ty” 3.4.5. Hàm MID Công dụng: Hàm trả về chuỗi con của chuỗi ký tự (Text) được lấy từ vị trí thứ start_num (m) và lấy num_chars (n) ký tự. Cú pháp: MID(Text,start_num,num_chars) Trong đó: Text là chuỗi ký tự được đặt trong cặp dấu nháy kép “ ” hoặc địa chỉ của ô chứa chuỗi ký tự. start_num: Vị trí ký tự bắt đầu được lấy ra. num_chars: Số ký tự cần lấy ra. Ví dụ: Công thức =MID(“Nguyễn ái Quốc”,8,2) trả về chuỗi “ái” 3.4.6. Hàm REPT Công dụng: Lặp lại chuỗi dữ kiện trong hàm theo số lần chỉ định. Cú pháp: REPT(Text,Number) Text: Là dữ kiện số, chuỗi ký tự hoặc toạ độ ô chứa dữ kiện. Number: Số lần lặp cần thực hiện. Ví dụ: =REPT(“A5”,3) kết quả là “A5A5A5” 3.4.7. Hàm LEN Công dụng: Đếm số ký tự của chuỗi hay dữ kiện trong ô. Cú pháp: LEN(Text) Text: Là dữ liệu số, chuỗi hoặc địa chỉ ô chứa dữ liệu. Ví dụ: Công thức =Len(1234567890) kết quả là 10. = Len(“Hello”) kết quả là5. 3.5. Nhóm hàm tìm kiếm và tham chiếu 3.5.1 Hàm VLOOKUP Công dụng: Hàm tìm kiếm giá trị X (lookup_value) ở trên cột đầu tiên của bảng điều kiện (table_array) , nếu tìm thấy ở dòng nào thì cho kết quả là giá trị tại dòng đó trên cột cần lấy giá trị (col_index_num). (Cột đầu tiên trong bảng điều kiện có chỉ số 1) Cú pháp: VLOOKUP(Lookup_value,Table_array,Col_index_num,[Range_lookup]) Lookup_value: Giá trị mẫu cần tìm kiếm trên cột đầu tiên của Table_array. Table_array: Bảng (Khối) điều kiện – vùng tham chiếu. Col_index_num : Chỉ số cột cần lấy giá trị trong bảng điều kiện. Range_lookup: Giá trị Logic xác định việc tìm kiếm chính xác hay tương đối. Nếu Range_lookup bằng 0 sẽ xác định việc tìm kiếm chính xác. Trong trường hợp này, dữ liệu của cột thứ nhất trong bảng điều kiện có thể không cần được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Ngược lại, nếu Range_lookup bằng 1 (hoặc bỏ qua) sẽ xác định việc tìm kiếm tương đối. Trường hợp này, bắt buộc dữ liệu của cột thứ nhất trong bảng điều kiện phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Ví dụ: Trong bảng tính sau đây, điền cột tên hàng căn cứ vào bảng danh mục hàng hoá. bảng theo dõi hàng hóa Bảng danh mục hàng hóa Tại ô B6 trong cột tên hàng của bảng tính, nhập công thức sau: =VLOOKUP(A6,$A$15:$D$21,2,0) 3.5.2. Hàm HLOOKUP Công dụng: Hàm tìm kiếm giá trị X (lookup_value) ở trên hàng đầu tiên của bảng điều kiện (table_array), nếu tìm thấy ở cột nào thì cho kết quả là giá trị tại cột đó trên hàng cần lấy giá trị (row_index_num). (Hàng đầu tiên trong bảng điều kiện có chỉ số 1) Cú pháp: HLOOKUP(Lookup_value,Table_array,Col_index_num,[Range_lookup]) Lookup_value: Giá trị mẫu cần tìm kiếm. Table_array: Bảng (Khối) điều kiện. (Ghi theo địa chỉ tuyệt đối) col_index_num : Chỉ số hàng cần lấy giá trị trong bảng điều kiện. Giá trị Logic xác định việc tìm kiếm chính xác hay tương đối. Nếu Range_lookup bằng 0 sẽ xác định việc tìm kiếm chính xác. Trong trường hợp này, dữ liệu của hàng thứ nhất trong bảng điều kiện có thể không cần được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Ngược lại, nếu Range_lookup bằng 1 (hoặc bỏ qua) sẽ xác định việc tìm kiếm tương đối. Trường hợp này, bắt buộc dữ liệu của hàng thứ nhất trong bảng điều kiện phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Ví dụ: Từ bảng mã phòng ban, nhập phòng ban cho bảng tính: Bảng Mã phòng ban Đối với các hàm Vlookup, Hlookup, bảng điều kiện (còn gọi là vùng tham chiếu) cần được ghi theo địa chỉ tuyệt đối. Trường hợp trong công thức thiếu giá trị đối số range_lookup, Excel hiểu range_lookup lấy giá trị 1. Tại ô D4, nhập công thức =HLOOKUP(B4,$A$12:$D$13,2,1) và sao chép cho các dòng còn lại trong bảng tính. 3.5.3. Hàm INDEX Hàm INDEX gồm chức năng mảng và chức năng tham chiếu ô. Khi bạn chọn hàm INDEX, hộp thoại Select Aguments xuất hiện cho phép bạn chọn chức năng mảng (Array, Row_num, Column_num) hoặc là chức năng tham chiếu ô (Reference, Row_num, Column_num, Area_num). Mỗi chức năng có công dụng và cú pháp riêng. Chức năng mảng: Công dụng: Dùng để tìm phần tử trong mảng tại dòng và cột do bạn quy định, kết quả trả về là một giá trị trong mảng. Cú pháp: INDEX(Array, Row_num, Column_num) Trong đó: Array là mảng được xác định trước. Row_num là chỉ số của hàng trong mảng sẽ lấy giá trị từ đó. Column_num là chỉ số của cột trong mảng sẽ lấy giá trị từ đó. Ví dụ: =INDEX({0,1,2,3,4,5,6,7,8,9},3) cho kết quả là 2. =INDEX({4,5,6,7,8,9},2,5) báo #REF! vì không có hàng thứ 2. =INDEX({2,4,6,8;1,3,5,7;9,6,3,1},2,4) cho kết quả 7. Chức năng tham chiếu ô: Công dụng: Dùng để tìm phần tử trong địa chỉ ô hoặc dãy ô tại dòng và cột do bạn quy định, kết quả trả về là nội dung hoặc địa chỉ ô của ô trong bảng. Nếu tham chiếu là các vùng không kề nhau, bạn có thể chọn vùng nào cần tìm. Cú pháp: INDEX(Reference, row_num, column_num, area_num) Trong đó: Reference là một tham chiếu đến một hoặc nhiều vùng ô (Area), có thể là các số, chuỗi hoặc công thức. Row_num là chỉ số của hàng trong tham chiếu sẽ lấy giá trị từ đó. Column_num là chỉ số của cột trong tham chiếu sẽ lấy giá trị từ đó. Area_num là chỉ số của vùng trong tham chiếu, nơi sẽ trả về giá trị tại giao điểm của Row_num và Column_num, vùng đầu tiên có chỉ số là 1 (hoặc không ghi), vùng kế tiếp có chỉ số 2, ... Nếu Row_num hoặc Column_num có giá trị 0, hàm trả về toàn bộ hàng hoặc cột tương ứng. Ví dụ: Trong bảng cho sau đây: =INDEX(A16:F21,3,4) cho kết quả 50 vì hàng 3, cột 4 của mảng là 50. Công thức =INDEX((A16:C21,D16:F21),3,2,1) cho kết quả 60 vì trong vùng thứ nhất A16:C21 hàng 3, cột 2 có giá trị 60 còn công thức =INDEX((A16:C21,D16:F21),3,2,2) hàng 3, cột 2 của vùng thứ hai D16:F21 chứa giá trị 80 nên hàm cho cho kết quả là 80. 3.5.4. Hàm MATCH Công dụng: Hàm trả về vị trí tương đối của một phần tử trong Lookup_array giống với giá trị mẫu (Lookup_value). Cú pháp: MATCH(Lookup_value, Lookup_array, Match_type) Trong đó: Lookup_value: Là giá trị mẫu dùng để tìm trong Lookup_array. Lookup_array: Là vùng dữ liệu chứa giá trị cần tìm kiếm. Match_type: Nhận giá trị là -1, 0 hoặc 1 là các tiêu chuẩn để hàm Mach tìm giá trị mẫu (Lookup_value) trong những giá trị của vùng tìm kiếm (Lookup_array) theo tiêu chuẩn nào sau đây: Nếu Match_type bằng –1, với điều kiện dữ liệu trong Lookup_array được sắp theo thứ tự giảm dần, hàm cho giá trị số lớn hơn gần nhất hoặc bằng với giá trị mẫu tìm được trong Lookup_array. Nếu Match_type bằng 0, hàm cho giá trị số bằng với giá trị mẫu tìm được trong Lookup_array. Nếu Match_type bằng 1 và với điều kiện dữ liệu trong Lookup_array được sắp theo thứ tự tăng dần, hàm cho giá trị số nhỏ hơn gần nhất hoặc bằng với giá trị mẫu tìm được trong Lookup_array. Nếu trong công thức, không có giá trị Match_type, Excel hiểu giá trị Match_type bằng 1. Ví dụ: Trong bảng dưới đây: Tại ô J22, công thức =MATCH(60,J17:J21,0) tìm vị trí số 60 trong khối ô J17:J21 với điều kiện bằng 60, kết quả trả về vị trí thứ 4 trong khối ô là số 60. Tại ô I22, công thức =MATCH(14,I17:I21,-1) tìm vị trí của số 14 trong khối ô I17:I21 với điều kiện lớn hơn gần nhất hoặc bằng số 14, kết quả cho vị trí thứ 2 trong khối ô. Tại ô K22, công thức =MATCH(21,K17:K21,1) tìm vị trí của số 21 trong khối ô K17:K21 với điều kiện nhỏ hơn gần nhất hoặc bằng số 21, kết quả cho vị trí thứ 3 trong khối ô. Trường hợp Lookup_array sai với điều kiện khi Match_type bằng 1 hay –1 hoặc không tìm thấy vị trí của giá trị mẫu, hàm trả về lỗi #N/A. 3.6. Nhóm hàm Ngày, giờ Hàm TODAY() cho kết quả là giá trị ngày, tháng, năm hiện tại của hệ thống máy vi tính. Hàm NOW() cho kết quả là giờ, phút, ngày, tháng, năm hiện tại của hệ thống máy vi tính. Hàm DATE(Year,month,day) cho giá trị ngày. Trong đó các đối số Year là giá trị năm, month là giá trị tháng còn day là giá trị ngày. Các hàm DAY(serial_number), MONTH(serial_number) và YEAR(serial_number) cho kết quả là các giá trị ngày, tháng hoặc năm trong đó serial_nuber giá trị ngày tháng hoặc số. Ví dụ: =DAY("19-May") cho kết quả 19. (Ngày 19) =MONTH("19-May") cho kết quả 5. (Tháng 5) 3.7. Nhóm hàm đổi kiểu 3.7.1. Hàm Text Công dụng: Hàm chuyển dữ liệu kiểu số sang dữ liệu kiểu chuỗi ký tự. Cú pháp: TEXT(Value,format_text) Trong đó: Value có thể là một số, một công thức cho kết quả kiểu số hoặc toạ độ của ô chứa giá trị số cần đổi kiểu. Format_text là số được định dạng theo Text. Ví dụ: Công thức =TEXT(156.2595,“$0.00”) cho kết quả 156.26. =TEXT(“5/19/90”,“dd-mm-yyyy”) cho kết quả 19-5-1990 3.7.2. Hàm Value Công dụng: Hàm đổi chuỗi Text dạng số sang dữ liệu kiểu số. Cú pháp: VALUE(Text) Trong đó đối số Text là một chuỗi ký tự số đặt trong cặp dấu “ ”, có thể là toạ độ ô chứa chuỗi Text muốn chuyển hoặc là kết quả c
File đính kèm:
- Giao trinh Excel.DOC