Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam do HồChí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội tiên

phong cách mạng, bộthammưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.

Dưới sựlãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổvà hy sinh,

giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và mang tính thời đại, làmcho đất nước, xã

hội và con người Việt Namngày càng đổi mới sâu sắc.Lịch sửcủa Đảng là một pho

lịch sửbằng vàng. HồChí Minh nói: "Với tất cảtinhthần khiêmtốn của người cách

mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!"

1

.

Đểkhông ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy truyền thống vẻvang

của mình, Đảng Cộng sản Việt Namrất coi trọng công tác nghiên cứu lịch sử Đảng và

tổng kết những bài học lịch sửtrong từng thời kỳcũng nhưtrong toàn bộtiến trìnhlãnh

đạo cách mạng của Đảng.

Nghiên cứu và tổng kết các bài học lịch sửcủa Đảng là một phương pháp tốt để

nâng cao trình độlý luận của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,

góp phần khắc phục những xu hướng giáo điều và kinh nghiệm chủnghĩa trong Đảng.

Trên cơsởnghiên cứu và khái quát sâu sắc, toàn diện kinh nghiệm lịch sử đã tích lũy

được trong cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng, nếu không hiểu được mối liên hệlịch

sửtất yếu và qua đó hiểu tiến trình phát triển có thểcó của các sựkiện, Đảng mới có thể

đềra được một đường lối chính trịhoàn chỉnh.

Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổchức chínhtrịcó quy luật hình thành, phát

triển vai trò lịch sửriêng trong tiến trình lịch sửViệt Nam.Do đó, lịch sử Đảng là đối

tượng nghiên cứu của một khoa học riêng - khoa học lịch sử Đảng.

Lịch sử Đảng gắn liền với lịch sửdân tộc. Theo đó, lịch sử Đảng là một khoa học

chuyên ngành của khoa học lịch sửvà có quan hệmật thiết với các khoa học vềlýluận

của chủnghĩa Mác - Lênin và tưtưởng HồChí Minh.

Mỗi ngành khoa học cómột phạmvi nghiên cứu cụthểtrong mối quan hệbiện

chứng với các khoa học khác. Khoa học lịch sửnghiên cứu vềxã hội và con người xã

hội, nghiên cứu vềcuộc sống đã qua của nhân loại một cách toàn diện trong sựvận

động, phát triển, với những quy luật phổbiến và đặc thù của nó. Lịch sửViệt Nam từ

năm1930 làlịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường và anh dũng của nhân dân ta dưới

sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,nhằmxóa bỏchế độthuộc địa của chủ

1. HồChí Minh:Toàn tập,Nxb. Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 2.

2

nghĩa thực dân cũvà mới, xây dựng chế độmới. Đảng Cộng sản Việt Namlà người

lãnh đạo và tổchức mọi thắng lợi của nhân dân ta. Do đó, lịch sửViệt Nam(từnăm

1930 trở đi) và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Namgắn bó hữu cơvới nhau.

Cách mạng là sựnghiệp của quần chúng nhân dân. Đảng là người đềra đường lối

cách mạng và tổchức lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối. Do đó, khoa học lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệthống tri thức vềquá trình hoạt động đa dạng và

phong phú của Đảng trong mối quan hệmật thiết với tiến trình lịch sửcủa dân tộc và

thời đại. Với tưcách là một khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đối tượng

nghiên cứu là tổchức và hoạt động của Đảng và các phong trào cách mạng của quần

chúng diễn ra dưới sựlãnh đạo của Đảng.

pdf193 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 để diệt 
 94
địch. 
Chủ trương quân sự của Trung ương Đảng được toàn Đảng, toàn quân và dân ta 
tích cực chuẩn bị và khẩn trương thực hiện kế hoạch tác chiến, quân đội nhân dân Việt 
Nam đã liên tiếp mở các cuộc tấn công trên các hướng chiến lược trên chiến trường 
Đông Dương; tiến công địch ở Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ, 
tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt và nhiều vùng quan trọng ở Trung 
Lào, tiến công địch ở Hạ Lào về đông Campuchia, mở rộng xuống tây - bắc Campuchia, 
tiến công địch ở Tây Nguyên, giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu. Đến tháng 1-
1954, để tiếp tục chuẩn bị, bố trí thế trận đánh Điện Biên Phủ theo phương châm "đánh 
chắc, tiến chắc", quân đội ta còn phối hợp với quân giải phóng Lào tiến công địch ở 
phòng tuyến sông Nậm Hu, Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn bộ tỉnh Phôngxalỳ. 
Phối hợp với các đòn tiến công của chủ lực ở trên, quân và dân ta ở các chiến trường đã 
đẩy mạnh tác chiến, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng các căn cứ du kích. Kế hoạch 
quân sự Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận Điện Biên Phủ. 
Giữa lúc quân đội ta bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, ngày 20-11-1953 Nava vội 
vàng cho thực hiện cuộc hành binh Hải Ly (Castor) cho quân nhảy dù xuống Điện Biên 
Phủ rồi tiếp tục tăng quân, vũ khí để xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm 
quy mô lớn. 
Hạ tuần tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm 
quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954. Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý 
nghĩa quân sự và chính trị quan trọng. Chiến dịch diễn ra từ ngày 13-3-1954 và kết thúc 
vào ngày 7-5-1954. 
Với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.000 tên địch, 
trong đó có tướng Đờ Caxtơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm 
bị diệt và bắt sống. 
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của cuộc đọ sức toàn diện và 
quyết liệt của quân dân Việt Nam với quân đội xâm lược Pháp. Chiến công đó được ghi 
vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 
XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của 
nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. 
Cùng với chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, Đảng 
và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. 
Ngày 26-11-1953, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Expresses Thụy Điển về 
việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: 
"Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, 
muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt 
Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng 
tiếp ý muốn đó... 
Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền 
 95
độc lập thật sự của nước Việt Nam"1. 
Chủ trương mở mặt trận ngoại giao của ta đưa ra giữa lúc thực dân Pháp đang 
thực hiện Kế hoạch Nava đã thúc đẩy nhân dân Pháp đấu tranh đòi Chính phủ Pháp phải 
thương lượng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và gây tiếng vang trên thế 
giới. Song, chúng ta không ảo tưởng. 
Ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra thông tư nói rõ: Hồ Chủ tịch đã tuyên bố rõ "lập 
trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song 
nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa 
bình vấn đề Việt Nam"1. "Chúng ta tuyệt đối không nên có ảo tưởng rằng hòa bình sẽ 
đến một cách mau chóng và dễ dàng. Hòa bình cũng như độc lập phải đấu tranh gian 
khổ mới giành được"2. 
Cuối năm 1953, Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, 
Trung Quốc (Hội nghị Beclin) đã ra thông báo sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ, để bàn 
giải pháp cho vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Việt Nam không bỏ 
lỡ cơ hội, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tạo cơ sở cho phái đoàn Việt Nam 
tới Hội nghị với tư thế một dân tộc chiến thắng. Ngày 8-5-1954, một ngày sau chiến 
thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương khai mạc 
ở Giơnevơ (Thụy Sĩ). Cuộc đấu tranh này không kém phần quyết liệt và phức tạp. Đối với 
Việt Nam, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự một hội nghị quốc tế lớn, mặc dù chưa 
được Anh, Mỹ, Pháp công nhận về mặt ngoại giao. Đoàn đại biểu của Chính phủ Việt 
Nam Dân chủ Cộng hoà đã đấu tranh hết sức kiên quyết và khôn khéo. Ngày 21-7-1954, các 
văn bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông 
Dương được ký kết. Hiệp định Giơnevơ quy định: Các nước tham dự Hội nghị cam kết 
tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh 
thổ của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia; Pháp rút quân khỏi ba 
nước Đông Dương; vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam và đến tháng 
7-1956, tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. 
Giải pháp ký kết Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương lúc bấy giờ, 
biểu hiện cụ thể Việt Nam là một nước nhỏ, lại phải đương đầu với các đế quốc xâm 
lược lớn trong bối cảnh các quan hệ quốc tế vô cùng phức tạp nên cuộc đấu tranh giành 
độc lập dân tộc và tự do của nhân dân ta là lâu dài, gian khổ, quanh co để giành lấy 
thắng lợi từng bước là một vấn đề có tính quy luật. 
Như vậy, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định đã chấm dứt chiến tranh 
xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến 
tranh ở Đông Dương. Miền Bắc được giải phóng, chúng ta có điều kiện xây dựng trong 
hoà bình. 
Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước đã nêu rõ: 
"Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng 
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 168. 
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.14, tr. 553, 556. 
 96
là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ"1. 
IV. Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm 
lịch sử 
Thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 
ta là do các nhân tố cơ bản sau đây: 
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với 
đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là 
chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc. 
- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất 
rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và 
trí thức vững chắc. 
- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng 
vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch 
trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc. 
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, 
củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng 
chế độ mới. 
- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia 
cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các 
nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân 
dân tiến bộ Pháp. 
Với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không 
chịu làm nô lệ", nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và 
chiến thắng ngày càng to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta 
đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế 
quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, 
tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước. 
Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã đập tan ách thống trị của 
chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở 
đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ 
vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã 
đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân 
Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ 
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 322. 
 97
và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"1. 
Trải qua quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta đã tích luỹ được nhiều kinh 
nghiệm quý báu về lãnh đạo cách mạng và chiến tranh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu 
sắc: 
1. Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, 
dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. 
2. Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống 
phong kiến, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc. 
3. Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng 
vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. 
4. Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề ra 
và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo. 
5. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh 
đạo của Đảng trong chiến tranh. 
1. Sđd, 2002, tr. 322. 
 98
Chương IV 
Đảng Lãnh Đạo Cách Mạng xã hội chủ nghĩa 
ở miềN Bắc Và kháng chiến chống Mỹ,cứu 
Nước(1954-1975) 
I. Đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới 
1. Đặc điểm nước ta sau tháng 7 - 1954 
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh 
đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả 
nước vẫn chưa hoàn thành. Mi

File đính kèm:

  • pdfgt-lich su dang.pdf
Giáo án liên quan