Giáo Trình Cơ Sở Ngôn Ngữ Học
Ngôn ngữ(language) là phương tiện trọng yếu nhất được loài người sử dụng để giao tiếp với nhau.
Ngôn ngữ về cơ bản là được nói, mặc dầu nó có thể được chuyển tải sang những phương tiện giao tiếp khác,
chẳng hạn như viết. Nếu phương tiện của việc giao tiếp nói không có sẵn để dùng, như có thể là trường hợp
giữa những người điếc, thì phương tiện trực quan chẳng hạn như ngôn ngữ kí hiệu(sign language) có thể được
sử dụng. Một đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ là ở chỗmối quan hệ giữa một kí hiệu ngôn ngữ với ý nghĩa của
nó luôn mang tính vỏ đoán (arbitrary), hoặc tính tùy tiện: không có lý do nào khác hơn là sự quy ước giữa
những người nói tiếng Anh rằng một con chó cần phải được gọi là dog, và quả thực những ngôn ngữ khác nhau
đều có những tên gọi khác nhau (ví dụ, tiếng Tây Ban Nha: perro, tiếng Nga: , tiếng Nhật: inu, tiếng Việt:
chó). Ngôn ngữ có thể được sử dụng để bàn luận về một phạm vi rộng lớn của nhiều chủ đề, và đây là một đặc
trưng phân biệt nó với giao tiếp động vật. Các điệu nhảy của những con ong mật, ví dụ, có thể được sử dụng
chỉ để thông báo sự định vị của những nguồn thức ăn. Trong khi những khả năng học-ngôn ngữ về những sự
bắt chước nhiều đến ngạc nhiên - và điều này vẫn còn là sự bàn cãi vượt quá những giới hạn chính xác của
những khả năng này, các nhà khoa học và các học giả nói chung đều đồng ý rằng những sự bắt chước đó
không tiến triển vượt quá những khả năng ngôn ngữ của một em bé hai tuổi.
ặc các ngữ đoạn danh ngữ và các động từ hoặc các ngữ đoạn động ngữ. Đối với một số ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Anh, điều này được thực hiện bằng việc phân tích chủ - vị. Đối với một số ngôn ngữ không có những sự phân biệt nhát cắt rõ ràng giữa các danh từ, động từ và giới từ, quả là có khả năng để nói các kí hiệu có nghĩa gì bằng việc phân tích cấu trúc của cái được gọi là các mệnh đề (propositions). Trong một sự phân tích như vậy, một kí hiệu được nhìn nhận như là một tác tử kết hợp với một hoặc nhiều tham tố (cũng là các kí hiệu) - thường là những tham tố định danh (các danh ngữ) - hoặc quan hệ những tham tố định danh với những yếu tố khác trong biểu thức đó (chẳng hạn như các ngữ đoạn giới từ hoặc các ngữ đoạn phó từ). Ví dụ, trong biểu thức “Bill gives Mary the book”, “gives” là một tác tử nối kết các tham tố “Bill”, “Mary” và “the book”. Liệu trong khi sử dụng cách phân tích chủ ngữ - vị ngữ hoặc cách phân tích mệnh đề, các nhà ngữ nghĩa học miêu tả thiết lập những lớp biểu thức (các lớp của những yếu tố có thể thay thế cho nhau với một dấu hiệu) và những lớp của những yếu tố với các từ loại truyền thống (chẳng hạn như các danh từ và các động Cơ sở ngôn ngữ học - 66 – Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn từ) hay không. Các lớp nêu kết quả được định nghĩa như vậy trên cơ sở của cú pháp, và chúng còn có những vai ngữ nghĩa học; nghĩa là những yếu tố trong những lớp này thực hiện các chức năng ngữ pháp đặc thù, và trong khi làm như vậy, họ xác lập ý nghĩa bằng cách xác nhận, quy chiếu, tạo ra những sự khu biệt giữa các thực thể, các quan hệ, hoặc các hoạt động. Ví dụ, “hôn” thuộc về một lớp biểu thức với những yếu tố khác chẳng hạn như “đánh” và “nhìn”, cũng như về từ loại truyền thống “động từ”, trong đó nó là một phần của một tiểu lớp của những tác tử yêu cầu hai tham tố (một hành thể và một tiếp thể). Trong câu “Mary từng hôn John”, vai trò cú pháp của “hôn” sẽ quan hệ với hai hai tham tố định danh (“Mary” và “John”), trong khi đó vai trò nghĩa học của nó xác định một kiểu hoạt động. Tuy nhiên, không may cho ngữ nghĩa học miêu tả, quả thật nó không phải bao giờ cũng có thể dễ tìm thấy sự tương ứng một đối một của các lớp cú pháp với những vai ngữ nghĩa. Ví dụ, “John” có cùng vai trò nghĩa học - xác định một người - trong hai câu sau: “John dễ làm vui lòng” và “John ham muốn làm vui lòng”. Tuy nhiên, vai trò cú pháp của “John” trong hai câu lại khác nhau: trong câu đầu, “John” là tiếp thể của một hành động; trong câu sau, “John” lại là hành thể. Ngữ nghĩa học ngôn ngữ học cũng được sử dụng bởi những nhà nhân chủng học được gọi là ethnoscientists để xử lý cách phân tích ngữ nghĩa học hình thức (cách phân tích thành tố componential analysis) nhằm xác định các kí hiệu được diễn đạt như thế nào - thường là những từ đơn giản với tư cách là những yếu tố từ vựng được gọi là các từ vị (lexemes) - trong một ngôn ngữ có liên quan tới những sự tri nhận và tư duy của những người nói ngôn ngữ đó. Cách phân tích thành tố kiểm tra ý tưởng rằng các phạm trù ngôn ngữ ảnh hưởng hoặc xác định người ta nhìn thế giới như thế nào; ý tưởng này được gọi giả thuyết Whorf sau khi nhà ngôn ngữ học nhân chủng Mỹ Benjamin Lee Whorf, đề xướng nó. Trong cách phân tích thành tố, các từ vị có một phạm vi chung về ý nghĩa cấu thành nên một giới hạn ngữ nghĩa học (semantic domain). Một giới hạn như vậy được mô tả đặc điểm bằng những thuộc tính ngữ nghĩa khu biệt (những thành tố) phân biệt các từ vị riêng rẽ trong giới hạn này với nhau, cũng như bằng những đặc trưng được chia sẻ bởi tất cả các từ vị trong giới hạn. Sự phân tích thành tố như vậy chỉ rõ, ví dụ, rằng cái đó trong giới hạn “seat” ở tiếng Anh, “chair”, “sofa”, “loveseat” và “banch” có thể được phân biệt lẫn nhau theo cách thức mà người ta được điều tiết như thế nào và liệu có phải một sự hỗ trợ ngược được bao gồm hay không. Cùng lúc tất cả các từ vị này chia sẻ thành tố, hoặc thuộc tính chung về ý nghĩa “một cái gì đó để ngồi vào đó”. Các nhà ngôn ngữ học theo đuổi sự phân tích thành tố như vậy hy vọng xác định một tập hợp phổ quát về những thuộc tính ngữ nghĩa học như thế, từ đó vạch ra những tập hợp khác nhau về các thuộc tính mô tả đặc điểm những ngôn ngữ khác nhau. Ý tưởng về những thuộc tính ngữ nghĩa học phổ quát này đã từng được áp dụng đối với việc phân tích về những hệ thống của thần thoại và mối quan hệ thân tộc trong nhiều nền văn hóa bởi nhà nhân chủng học người Pháp Lévi-Strauss. Ông ta đã cho thấy rằng con người tổ chức các xã hội của mình và giải thích vị trí của mình trong những xã hội này theo những cách thức là, dù những sự khác biệt hiển nhiên, có những nét tương đồng làm nền có thể đánh dấu được. b. Ngữ nghĩa học lý thuyết. Những nhà ngôn ngữ học có tâm huyết với ngữ nghĩa học lý thuyết đang tìm kiếm một lý thuyết chung về ý nghĩa trong ngôn ngữ. Đối với những nhà ngôn ngữ học như vậy, được biết như là những nhà ngữ pháp sản sinh - cải biên, ý nghĩa là một phần của tri thức ngôn ngữ hoặc ngữ năng mà tất cả các con người sở hữu. Ngữ pháp sản sinh với tư cách là một mô hình của năng lực ngôn ngữ có một bộ phận âm vị học (hệ thống-âm thanh), một bộ phận cú pháp và một bộ phận ngữ nghĩa. Bộ phận ngữ nghĩa này, với tư cách là một phần của một lý thuyết sản sinh về ý nghĩa, được hình dung như một hệ thống của những quy tắc chi phối những kí hiệu có thể giải thích được được giải thích như thế nào và xác định rằng các kí hiệu (chẳng hạn như “Colorless green ideas sleep furiously”), mặc dầu là những biểu thức có tính ngữ pháp, lại vô nghĩa - tức là bị đóng khối và bị tắc nghẽn về phương diện ngữ nghĩa. Các quy tắc này cũng phải tính toán làm thế nào mà một câu chẳng hạn như “They passed the port at midnight” có thể có ít ra là hai cách giải thích. Ngữ nghĩa học sinh sản phát triển vượt ra khỏi những đề xuất giải thích khả năng sản sinh và hiểu những biểu thức mới của người nói nơi mà ngữ pháp hoặc cú pháp bị thất bại. Mục đích của nó là nhằm giải Cơ sở ngôn ngữ học - 67 – Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn thích tại sao và như thế nào, ví dụ, một người hiểu trong khi nghe lần đầu câu “Colorless green ideas sleep furiously” là không có nghĩa, mặc dù nó tuân theo những quy tắc của ngữ pháp tiếng Anh; hoặc trong khi nghe một câu có hai cách giải thích có thể có (chẳng hạn như “They passed the port at midnight”), một người quyết định áp dụng ý nghĩa nào như thế nào. Trong ngữ nghĩa học sinh sản, ý tưởng này được phát triển ở chỗ tất cả thông tin cần để giải thích một kí hiệu về mặt ngữ nghĩa (thông thường là một câu) được chứa đựng trong cấu trúc ngữ pháp hoặc cú pháp sâu nằm bên dưới của câu. Cấu trúc sâu của một câu có liên quan đến các từ vị (được hiểu như những từ hoặc những yếu tố từ vựng bao gồm những chùm thuộc tính về ngữ nghĩa được lựa chọn từ tập hợp phổ quát về các thuộc tính ngữ nghĩa được đề xuất). Trên bề mặt của câu này (tức là, khi nó được nói ra), các từ vị này sẽ xuất hiện như những danh từ, những động từ, những tính từ, và những từ loại khác, nghĩa là như những yếu tố từ vựng. Khi câu này được lập thức bởi người nói, các vai trò ngữ nghĩa (chẳng hạn như chủ ngữ, bổ ngữ, vị ngữ) được gán cho các từ vị đó; người nghe nghe câu được nói ra này và giải thích những thuộc tính ngữ nghĩa học mà chúng có nghĩa. Liệu cấu trúc sâu và việc giải thích ngữ nghĩa có khu biệt với nhau hay không là một vấn đề đang bàn cãi. Tuy nhiên, đa số các nhà ngôn ngữ học sản sinh đều đồng ý rằng một ngữ pháp cần phải sản sinh ra tập hợp của những biểu thức được cấu tạo đúng về mặt ngữ nghĩa (semantically well-formed expressions) có thể có trong một ngôn ngữ đã cho, và ngữ pháp đó cần phải liên tưởng việc giải thích ngữ nghĩa với mỗi một biểu thức. Đề tài khác của cuộc tranh luận là liệu sự giải thích ngữ nghĩa cần phải được hiểu với tư cách là có cơ sở về mặt cú pháp hay không (tức là bắt nguồn từ cấu trúc sâu của câu); hay liệu nó có thể cần phải được nhìn nhận với tư cách là có cơ sở về mặt ngữ nghĩa. Theo Noam Chomsky, một học giả Mỹ có ảnh hưởng đặc biệt trong lĩnh vực này, thì nó là có thể - trong một lý thuyết có cơ sở về mặt cú pháp - đối với cấu trúc bề mặt và cấu trúc sâu để cùng nhau xác định sự giải thích ngữ nghĩa của một biểu thức. 4. Ngữ nghĩa học đại cương. Tiêu điểm của Ngữ nghĩa học đại cương (general semantics) là người ta định giá các từ như thế nào và việc định giá đó ảnh hưởng hành vi của họ ra làm sao. Được khởi đầu bởi nhà ngôn ngữ học Mỹ gốc Ba Lan Alfred Korzybski và liên quan mật thiết với nhà ngữ nghĩa học kiêm chín
File đính kèm:
- Co so ngon ngu hoc.pdf