Giáo trình Chủ đề 1: Phân biệt và gọi tên hợp chất

HÓA TRỊ:

* Khái niệm: Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

* Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O.

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố hóa học.

1. Người ta qui ước gán cho H hóa trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói đó là hóa trị của nguyên tố đó.

 

docx4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Chủ đề 1: Phân biệt và gọi tên hợp chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: PHÂN BIỆT VÀ GỌI TÊN HỢP CHẤT.
1. HÓA TRỊ:
* Khái niệm: Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
* Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố hóa học.
1. Người ta qui ước gán cho H hóa trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói đó là hóa trị của nguyên tố đó. 
VD1: HCl
Trong CT HCl thì Cl có hóa trị I. Vì 1 nguyên tử Cl chỉ liên kết được với 1 nguyên tử H.
VD2: Tìm hóa trị của O, N và C trong các CTHH sau: H2O, NH3, CH4?
Giải: O có hóa trị II, N có hóa trị III và C có hóa trị IV.
 NH3gN(III) HClgCl(I) CH4gC(IV)
2. Ngoài ra người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi ( oxi có hóa trị là II)
VD: Tìm hóa trị của các nguyên tố K,Zn,S trong các CT: K2O, ZnO, SO2.
Giải: K có hóa trị I vì 2 nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử oxi.
 Zn có hóa trị II và S có hóa trị IV.
 K2OgK (I) ZnOgZn(II) SO2.gS(IV)
3- Từ cách xác định hóa trị của một nguyên tố ta suy ra cách xác định hóa trị của một nhóm nguyên tử.
VD: Trong CT H2SO4 , H3PO4 hóa trị của các nhóm SO4 và PO4 bằng bao nhiêu ?
Giải: -Trong công thức H2SO4 thì nhóm SO4 có hóa trị II . 
 -Trong công thức H3PO4 thì nhóm PO4 có hóa trị III.
 H2SO4 gSO4(II) H3PO4 gPO4 (III)
- Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì:
	a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B)
(Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)
Qui tắc: tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
VD1: Ca(OH)2 
Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I 
Vậy nhóm –OH có hóa trị là bao nhiêu ? -Nhóm – OH có hóa trị là I.
VD2: 
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
2 . III
3 . II
P2O5
2 . V
5 . II
H2S
2 . I
1 . II
VD3: Tính hóa trị của Fe có trong FeCl3 
Giải: FeaClI3
Qui tắc: 1.a = 3.I g a = = III Vậy hóa trị của Fe có trong FeCl3 là: III.
Hoạt động 2: Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị .
*Các bước giải:
B1: Viết CT dạng chung.
B2: Viết biểu thức qui tắc hóa trị. x .a = y.b
B3: Chuyển thành tỉ lệ 
B4: Viết CTHH đúng của hợp chất.
Chú ý: -Nếu a = b thì x = y = 1
-Nếu a ≠b và a : b tối giản thì: x = b ; y = a
-Nếu a : b chưa tối giản thì giản ước để có tỉ lệ a’:b' và lấy: x = b' ; y = a’
VD 1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh (VI) và oxi.
Giải: +CT chung: SVIx OIIy
+Ta có: x.a = y.b g x . IV = y . II à 
+CT của hợp chất: SO3
VD 2: Lập CTHH của hợp chất gồm: 
Giải: CT chung: NaIx (SO4) IIy 
-Ta có: x.I = y.II g Vậy CT cần tìm là: Na2SO4
Hoạt động 3: ĐỊNH NGHĨA: OXIT –AXIT – BAZƠ - MUỐI 
 1. OXIT
*Khái niệm: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
VD: Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi, sản phẩm tạo thành là những chất gì ?
GIẢI: -Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3)
 -Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều:
+ Có 2 nguyên tố. + 1 trong 2 nguyên tố là oxi.
*Công thức: 
Theo qui tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y
*Phân loại: Oxit được chia làm 2 loại chính:
- Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit. VD: P2O5; N2O5...
- Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. VD: Al2 O3; CaO
Oxit axit 	Axit tương ứng 
CO2	 H2CO3
P2O5	 H3PO4
SO3	 H2SO4
Oxit bazơ 	Bazơ tương ứng 
K2O	 KOH
CaO	 Ca(OH)2
MgO	 Mg(OH)2
BaO	 
*Cách gọi tên:
- Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + Oxit 
VD: Fe2O3: sắt (III) oxit và FeO :sắt (II) oxit .
- Tên oxit axit =(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)+Oxit 
Chỉ số	Tên tiền tố
1	Mono (không cần ghi)
2	Đi
3	Tri
4	Tetra
5	Penta
VD: SO3: Lưu huỳnh trioxit. N2O5: Đinitơpentaoxit.
CO2: Cacbon đioxit. 
 SO2: Lưu huỳnh đioxit.
2. AXIT
*Khái niệm: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD1: So sánh các axit: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4 
-Giống: đều có nguyên tử H.
-Khác: các nguyên tử H liên kết với các nhóm nguyên tử (gốc axit) khác nhau.
*Công thức của axit. HnA
n: làchỉ số của nguyên tử H A: là gốc axit.
*Phân loại axit. 
-Axit không có oxi. VD: HCl, H2S.
-Axit có oxi. VD: HNO3, H2SO4, H3PO4 
*Gọi tên của axit. 
a.Axit có oxi: Axit + Tên phi kim + ic
b.Axit không có oxi: Axit + Tên phi kim + hiđric
c.Axit có ít oxi: Axit + Tên phi kim + ơ
Gốc axit. - HPO4 : hidro photphat - H2SO4 : đi hidro photphat
- NO3 (nitrat). = SO4 (sunfat). º PO4 (photphat).
- Cl: clorua	 = S: sunfua	 - HSO4 : hdro sunfat 
- Br: bromua	 = CO3: cacbonat	- HCO3 : hidro cacbonat
Nguyên tắc: 	Chuyển đuôi: at à ic
	Chuyển đuôi: it à ơ
Vấn đề: = SO3 : sunfit. 
HNO3(axit nitric). H2SO4 (axit sunfuric). H3PO4 (axit photphoric).
HBr ( Axit bromhidric) H2S (đi hidrosunfua) HCl ( axitclohiđric) H2SO3 (axit sunfurơ)
3.BAZƠ
*Khái niệm : Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit( OH ).
VD: NaOH, Ca(OH)2 
Vì sao trong thành phần của mỗi bazơ đều chỉ có một nguyên tử kim loại?
Số nhóm - OH trong phân tử của mỗi bazơ được xác định như thế nào?
Giải: -Có một nguyên tử kim loại.
-Một hay nhiều nhóm OH (hidroxit).
-Vì nhóm - OH luôn có hoá trị I.
-Số nhóm - OH được xác định bằng hoá trị của kim loại.
*Công thức: M(OH)n
M: là nguyên tố kim loại n: là chỉ số của nhóm ( OH )
VD: Al à OH có 3 nhóm: Al(OH)3
*Phân loại : 2 loại:
-Bazơ tan ( kiềm), tan được trong nước VD: NaOH; Ca(OH)2, KOH, LiOH, Ba(OH)2..
-Bazơ không tan, không tan được trong nước. VD: Fe(OH)3; Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2..
*Cách đọc tên :
Tên bazơ = Tên kim loại( kèm hoá trị nếu Kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
VD: Ca(OH)2 :Canxi hidroxit Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit.
4.MUỐI
*Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều gốc axit.
VD: NaCl; ZnCl2; Al2(SO4)3; Fe(NO3)3
Thành phần:
-Kim loại: Na, Zn, Al, Fe. -Gốc axit: - Cl; = SO4; - NO3
Giống: 
* Axit và Muối đều có gốc axit.
* Bazơ và Muối đều có kim loại .
*Công thức hoá học : MxAy 
Trong đó: Kí hiệu: 	gốc axit: Ax kim loại: My
M: là nguyên tố kim loại. x: là chỉ số của M.
A: là gốc axit y: Là chỉ số của gốc axit.
*Cách đọc tên:
Tên muối = tên kim loại ( kèm hoá trị nếu Kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axít.
VD: Ca(NO3)2 , MgCl2 , Al(NO3)3 , BaSO4 , Ca3(PO4)2 , Fe2(SO4)3 .
Canxi nitrat, Magie clorua, Nhôm nitrat, Bari sunfat, Canxi photphat, Sắt (III) sunfat.
*Phân loại:
a. Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axít không có nguyên tử “ H” có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: ZnSO4; Cu(NO3)2
b. Muối axít: Là muối mà trong đó gốc axít còn nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: NaHCO3; Ca(HCO3)2
VUI HÓA HỌC
1.DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI !
Khi nào cần may áo giáp sắt nên sang Pháp hỏi cửa hàng á phi âu
K - Na - Ca - Mg -Al - Zn - Fe- Ni - Sn - Pb - H - Cu - Hg - Ag- Pt - Au
2.BÀI CA HÓA TRỊ
Kali (K) , iot (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag) , Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai!
Nhớ ghi cho kĩ khỏi hoài phân vân...
Magiê (Mg) kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Oxi (O) , đồng (Cu) , thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm hoá trị III lần.
In sâu trí nhớ khi cần có ngay.
Cacbon ( C ) , silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt (Fe) thì lắm lúc hay phiền?
II , III lên xuống nhớ liền ngay thôi.
Lại gặp nitơ (N) khó rồi
I , II , III , IV khi thời lên V.
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi nằm thứ V.
Phot pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V.
Em ơi , cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng!

File đính kèm:

  • docxChu de 1 PHAN BIET VA GOI TEN HOP CHAT.docx