Giáo trình Bài tập về Phi kim (tiếp theo)
Bài 1. So sánh.
1. So sánh tính oxi hoá của các halogen: F2, Cl2, Br2, I2; dùng các tính chất hoá học để chứng minh.
2. Lấy ví dụ cho trường hợp phản ứng axit mạnh tạo ra axit yếu hơn và axit yếu tạo ra axit mạnh hơn.
3. So sánh tính axit của dãy: HF, HCl, HBr, HI. Giải thích?
4. So sánh tính chất hoá học của oxi và lưu huỳnh? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó?
ng hợp phản ứng axit mạnh tạo ra axit yếu hơn và axit yếu tạo ra axit mạnh hơn. 3. So sánh tính axit của dãy: HF, HCl, HBr, HI. Giải thích? 4. So sánh tính chất hoá học của oxi và lưu huỳnh? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó? Bài 2. Điều chế. - Viết 6 loại phản ứng khác nhau để điều chế SO2. Phản ứng nào thường được sử dụng trong công nghiệp? - Viết các phản ứng trực tiếp điều chế ra các oxit của nitơ? - Viết 5 loại phản ứng trực tiếp điều chế ra HCl và Cl2? - Viết các phản ứng điều chế H2SO4 và HNO3 trong công nghiệp? - Viết các phản ứng điều chế các loại phân bón hoá học thông dụng? - Từ Na2SO3, NH4HCO3, Al, MnO2, và các dung dịch Ba(OH)2, HBr có thể điều chế được những khí gì? Viết phương trình phản ứng và cho lần lượt từng khí đó tác dụng với dung dịch NaOH và HI. Bài 3. Nhận biết. a. Có 4 lọ mất nhãn A, B, C, D. Mỗi lọ chứa một trong số các dung dịch sau: AgNO3, ZnCl2, HI, K2CO3. Biết rằng: * Lọ B tạo kết tủa với lọ C nhưng không phản ứng với D. * Lọ A tạo kết tủa với D. Hãy xác định các chất trong lọ A, B, C, D. b. Có 4 lọ mất nhãn A, B, C, D. * Nếu cho chất trong lọ A phản ứng với các chất còn lại thì được một kết tủa. * Chất B tạo kết tủa với các chất A, C, D. * Chất C tạo một kết tủa trắng với các chất A, B, D. Hãy xác định các lọ A, B, C, D trong các lọ đựng: KI, HI, AgNO3, Na2CO3. c. Có 5 lọ A, B, C, D, E. Mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: HgCl2, KI, Pb(NO3)2, HCl, (NH4)2CO3, biết rằng: * Chất A tạo kết tủa với B nhưng lại tan trong C. * Chất C tạo chất khí với E và tạo kết tủa với D. * Chất E tạo kết tủa với D nhưng không phản ứng với B. * B không tạo kết tủa với C. d. Sự có mặt của các chất sau trong cùng hỗn hợp: 1. NaCl; Na2S; Na2SO4. 2. H2; H2S; CO2; CO. 3. H2; SO2; CO2; SO3; CO. e. Không dùng thêm hoá chất hãy nhận biết các dung dịch sau: 1. CuSO4; KOH; KCl; AgNO3. 2. NaOH; HCl; MgCl2; I2; hồ tinh bột. 3. NaHSO4; Na2CO3; AgNO3; Na3PO4; BaCl2. 4. NaHCO3; KHSO4; Mg(HCO3)2; Na2SO3; Ba(HCO3)2. 5. (NH4)2SO3; ZnSO4; CuSO4; MgCl2; K2S; NaCl. 6. f. Nhận biết các chất bằng phương pháp hoá học. 1. SO2; CO2; CO; H2; O2 và SO3. 2. CH4; CO2; H2; CO; SO2; NO; H2S . 3. N2; Cl2; CO2; SO2; O3. Bài 4. Tách- tinh chế chất. a. Tách chất. 1. CO2, H2O(hơi), SO2. 2. CO2, CO, SO2. 3. SO2, CO, H2S. 4. NH3, CO2, N2, H2. 5. O2, N2, H2. 6. H2S, SO2, CO2, CH4. 7. O2, N2, SO2, CH4. 8. S, NaCl, CaCO3. 9. S, CaO, NaNO3, Fe. 10. I2, C, KCl. b. Tinh chế. 1. N2 có trong hỗn hợp: N2, NH3, CO2, H2S, SO2. 2. KCl có trong hỗn hợp: KCl, HgCl2, KBr. 3. NaCl có trong hỗn hợp: NaCl, NaBr, NaClO, NaOH. Bài 5. Viết phương trình phản ứng: 1. Cho dd HCl vào: M2(CO3)n, AxOy, Fe3O4. 2. Cho dd HF vào các chất bột: Cu, Al, CaO, NaOH, SiO2, C, S, AgNO3. 3. Cho dd HCl vào các chất bột hoặc chất lỏng: Hg, SiO2, P2O5, MnO2, Br2, 4. Xét sự tương tác của các chất: * Na2CO3, FeCl3, KI, AgNO3, CuSO4, Ba(OH)2, NH3, H2SO4 loãng. * BaCl2, NaHSO4, CuSO4, Al2(SO4)3, KHCO3, NH3, NaOH. 5. Nhiệt phân các chất sau ở nhiệt độ cao: Na2SO4.10H2O, FeSO4, NaNO3, NaHCO3, (NH4)2CO3, Ba(HCO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3, NH4NO3, NH4NO2, HgO, KMnO4, KClO3, Fe(NO3)2. 6. Đốt cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 được kết tủa K và dung dịch D; đun sôi D lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được hỗn hợp kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí thu được một oxit duy nhất. Viết phương trình phản ứng. Đề thi ĐH Bách Khoa 1998 7. Dẫn hỗn hợp khí C (N2, O2, NO2) vào dung dịch NaOH dư tạo thành dung dịch D và thừa lại hỗn hợp khí không bị hấp thụ. Cho D vào dung dịch KMnO4 trong dung dịch H2SO4 loãng thì màu tím bị mất thu, được dung dịch G. Cho Cu và thêm dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ thấy tạo thành dung dịch màu xanh và chất khí dễ bị hoá nâu ngoài không khí. 8. Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài những bình hở miệng đựng dung dịch sau: nước clo, nước brom, dung dịch H2S, dung dịch Ca(OH)2, phenol lỏng. Giải thích? 9. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh: Đũa A vào dung dịch HCl đặc, đũa B vào dung dịch NH3. Nếu để đũa A dưới đũa B và đũa B dưới đũa A thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Giải thích? 10. Cho vụn kẽm vào dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí N2, N2O. Rót dung dịch NaOH đến dư vào A thấy có khí mùi khai thoát ra. Hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng minh họa. Thi HSG Hưng Yên 1998 Bài 6. Đốt cháy cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. cho A tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 được kết tủa K và dung dịch D ; đun sôi D lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch Hcl thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hai hidroxit kim loại F. Nung F trong không khí được một oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 7. Cho cân bằng: N2(khí) + 3H2(khí) 2NH3(khí) là phản ứng toả nhiệt. 1. Để tăng hiệu suất tạo NH3 ta phải thay đổi các yếu tố như thế nào, tại sao? 2. Trong sản xuất thường phải thêm vào hỗn hợp phản ứng một lượng bột sắt. Mục đích việc đó là gì? Có lợi gì cho sản xuất? Bài 8. Phản ứng: 2SO2 + O2 2SO3 là phản ứng toả nhiệt. Cho biết cân bằng phản ứng trên chuyển dịch như thế nào khi giảm nhiệt độ? Khi tăng áp suất? Khi thêm chất xúc tác? Giải thích? Đề thi ĐH và CĐ khối A 2003 Phần 1-Bài tập về chất phi kim Bài 1. Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF, NaCl và NaBr nặng 4,82g. Hoà tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93g muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan này hoà tan vào nước rồi cho sản phẩm phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305g kết tủa. Viết phương trình phản ứng và tính %m các muối trong hỗn hợp ban đầu. Bài 2. Gây nổ hỗn hợp gồm 3 khí trong bình kín. Một khí được điều chế bằng cách cho HCl dư tác dụng với 307,68g Mg. Khí thứ 2 điều chế được khi phân hủy hoàn toàn 514,5g KClO3 có MnO2 xúc tác. Khí thứ 3 thu được do HCl dư tác dụng với 19,14g MnO2. Tính C% của chất trong dung dịch sau khi nổ. Bài 3. Cho 50g dung dịch X chứa 1 muối halogen kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 9,40g kết tủa. Mặt khác, dùng 150g dung dịch X trên phản ứng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được 6,30g kết tủa. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, khí thoát ra cho vào 80g dung dịch KOH 14,50%. Sau phản ứng nồng độ dung dịch KOH giảm còn 3,80%. Xác định CTPT của muối halogen trên, tính C% muối trong dung dịch X ban đầu. Đề thi Olympic PTTH Nguyễn Thị Minh Khai Tp HCM Bài 4. Có một hỗn hợp gồm NaI và NaBr. Hoà tan hỗn hợp này vào nước, cho Br2 dư đi qua dung dịch trên, sau đó cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩm nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là ag. Hoà tan sản phẩm vào nước rồi cho Cl2 dư đi qua, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩm thu được lần 2 nhỏ hơn khối lượng sản phẩm thu được lần 1 là ag. Xác định phần trăm khối lượng NaBr trong hỗn hợp đầu. Bài 5. 1. A là oxit của kim loại M có chứa 30% oxi theo khối lượng. Xác định CTPT A. 2. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam oxit A (ở ý 1) ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí B duy nhất có tỷ khối so với H2 và 15. Tính giá trị m. 3. Cho bình kín có dung dịch không đổi là 3 lít chứa 498,92ml H2O (d = 1g/ml), phần khí (đktc) trong bình chứa 20% oxi theo thể tích, còn lại N2. Bơm hết khí B vào bình, lắc kỹ đến phản ứng hoàn toàn được dung dịch C. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch C (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Bài 6. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô gồm H2, CO và CO2. Cho A qua bình đựng nước vôi trong dư, khí còn lại cho từ từ qua ống đựng Fe3O4 nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B và khí C (Giả sử chỉ có phản ứng khử trực tiếp Fe3O4 thành Fe với hiệu suất 100%). Cho B tan vừa hết trong 3 lít dung dịch HNO3 1M thu được 3,36 lít NO duy nhất (đktc). Cho khí C hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,97g kết tủa. * Tính khối lượng Fe3O4 ban đầu. * Tính phần trăm thể tích các khí trong A. Bài 7. Cho 1,6g một oxit kim loại phản ứng với CO dư thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. cho B tác dụng với dung dịch chứa 0,025 mol Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa. Chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl thu được 448ml khí. Xác định công thức của oxit kim loại, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 8. Hoà tan 15,3g BaO vào nước được dung dịch A. Cho 12,3g hỗn hợp CaCO3 + MgCO3 vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được khí B. Nếu cho dung dịch A hấp thụ hết khí B thì sau phản ứng có kết tủa tạo thành hay không? Bài 9. Hoà tan hoàn toàn 11,2g CaO vào nước được dung dịch A. - Nếu cho CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5g kết tủa. Hỏi có bao nhiêu lít CO2 (đktc) đã tham gia phản ứng. - Hoà tan hoàn toàn 28,1g hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 có thành phần không đổi chứa a% MgCO3 bằng dung dịch HCl và cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ vào dung dịch A thì thu được kết tủa D. Hỏi a bằng bao nhiêu để thu được lượng kết tủa D lớn nhất và nhỏ nhất. Bài 8-127-GTH10 Bài 10. Cho 5,22g một muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3. Phản ứng làm giải phóng ra hỗn hợp khí gồm 0,336 lít khí NO và x lít khí CO2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. a. Hãy xác định muối cacbonat kim loại đó và tính thể tích khí CO2. b. Cho a(g) hỗn hợp gồm FeS2 và hợp chất X trên với số mol bằng nhau vào một bình kín chứa lượng O2 dư. áp suất trong bình là p1 (atm). Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là p2 (atm), khối lượng chất rắn thu
File đính kèm:
- giai toan hoa.doc