Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh lớp 4

I. MỤC TIÊU :

1. Giúp học sinh nhận biết được:

- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

- Chương trình học của học sinh lớp 1, 2, 4, 3, 5, học sinh THCS, THPT.

- Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 4.

- Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Trao đổi, thực hành - Lời khuyên).

2. Học sinh có kĩ năng :

- Biết sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 4 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).

3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

 

doc39 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à. Thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà,
GV chốt và ghi ý 2 của lời khuyên 
GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (7’)
GV gọi HS đọc tập 1, SHS trang 16.
HS đọc tập 1
Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét về việc làm của các bạn trong mỗi trường hợp
- HS thảo luận nhóm 
GV gọi đại diện nêu kết quả
HS trình bày kết quả.
GV kết luận :
a) … Thành làm như vậy thể hiện bạn rất tôn trọng bạn bè (nếu Thành không gọi điện thoại báo cho Tùng biết thì có thể Tùng sẽ rất lo lắng cho bạn).
b) … tự tiện vào phòng của các thành viên trong nhà như vậy sẽ khiến mọi người khí chịu > thiếu tôn trọng chủ nhà.
c) … sử dụng đồ đạc, không để ý tới sự ảnh hưởng không tốt của mình tới mọi người > mọi người không vui, …
d) … Thủy rất ý tứ và biết tôn trọng nếp sinh hoạt của chủ nhà.
HS lắng nghe
Việc làm của các bạn khuyên chúng ta điều gì ? 
HS rút ra ý 1, ý 3, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 14
GV chốt và ghi bảng:
- Biết nói lời hẹn đến thăm với chủ nhà. 
- Có cử chỉ, lời nói ý tứ, lịch sự và ý thức giữ vệ sinh.
- Không tự ý vào các phòng hay sử dụng đồ đạc của người quen khi chưa được phép. 
HS đọc
GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Thực hành (7’)
GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 16 
HS đọc các tình huống
GV chia nhóm và yêu cầu HS sắm vai để thể hiện tình huống và xử lí tình huống
- HS thảo luận và sắm vai
GV gợi ý cho HS xây dựng lời thoại thể hiện những lời nói, cử chỉ, thái độ đúng mực vừa được học
HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và động viên HS theo từng tình huống.
GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên 
2 HS nhắc lại lời khuyên 
- Dặn HS chuẩn bị bài 4 “Thân thiện với hàng xóm”
gi¸o dôc nÕp sèng thanh lÞch, v¨n minh
Tiết 5 :
Bài 4 : THÂN THIỆN VỚI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy nên thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức và không làm phiền với hàng xóm láng giềng.
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết bày tỏ sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức. 
- Chủ động thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui.
- Không làm phiền hàng xóm trong giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà có khách. 
- Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn.
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự thân thiện với xóm giềng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với hàng xóm láng giềng 
- Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Đạo đức lớp 3)
- Đến nhà người quen (GDNSTL,VM lớp 4) 
GV chốt và giới thiệu bài học, ghi tên bài “Thân thiện với hàng xóm”.
- HS ghi bài
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (8’)
GV gọi HS Đọc truyện, SHS trang 15, 16.
HS Đọc truyện: Không làm phiền hàng xóm.
Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi để tìm hiểu truyện
HS thảo luận câu hỏi
Gọi HS báo cáo kết quả
HS trình bày kết quả
- Vì sao bố Thủy Tiên phải dắt xe máy ra đầu ngõ rồi mới nổ máy ? 
- Vì bố sợ em bé nhà cô Hương giật mình thức giấc
- Qua câu chuyện trên, em hiểu điều 
gì ? 
Trong cách cư xử hàng ngày, cần để ý để không làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Không làm phiền hàng xóm cũng là thể hiện tình làng nghĩa xóm
- Qua câu chuyện trên khuyên em điều gì ?
HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 17
- GVchốt và ghi bảng ý 2 của lời khuyên
- Không gây ôn ào, làm phiền hàng xóm trong giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà có khách. 
HS đọc
Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’).
GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 16.
HS thảo luận nhận xét về cách ứng xử của từng bạn
HS trình bày kết quả.
GV kết luận nội dung 
a) Nam mở nhạc to khi mọi người đang ngủ trưa > gây ồn ào ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Như vậy là làm phiền hàng xóm.
b) Huy bấm chuông hay gõ cửa khi sang nhà hàng xóm > Huy có ý thức tôn trọng chủ nhà.
HS lắng nghe
GV mở rộng một số hành vi ứng xử làm phiền đến nhà hàng xóm :
- Mở nhạc to vào giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà hàng xóm có khách.
- Sang nhà hàng xóm chơi khuya quá.
- Để xe đạp, xe máy giữa lối đi, làm ảnh hưởng đến đường đi lối lại của nhà hàng xóm.
Các cách ứng xử của từng bạn khuyên chúng ta điều gì ?
Học sinh củng cố ý 2 của lời khuyên, SHS trang 17.
GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’)
GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 17.
HS đọc nội dung và nối tiếp nhận xét về việc làm của các bạn
GV kết luận
HS lắng nghe
a) Tình huống 1 : Trung không nên tự tiện sử dụng đồ đạc của nhà hàng xóm > hàng xóm không vui và không muốn đón tiếp mình.
b) Tình huống 2 : Ngọc đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn hàng xóm khi bạn gặp khó khăn > Ngọc biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm những việc vừa sức.
GV mở rộng :
- Khi đi đường, gặp các cô bác hàng xóm, chúng ta cần làm gì?
Chào hỏi lễ phép
 Khi nhà hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui, chúng ta nên làm gì?
Nên thăm hỏi, động viên
- Nếu có việc, cần phải mượn đồ nhà hàng xóm, chúng ta nên chú ý điều gì?
Giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn
- Qua việc làm của các bạn em rút ra lời khuyên gì ?
- Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn.
GV chốt và ghi lời khuyên
- Biết bày tỏ sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức. 
- Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn.
HS đọc
GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (5’)
Yêu cầ HS đọc bài 3
- 2 HS đọc
Yêu cầu HS liên hệ thực tế bản thân về những việc làm thể hiện sự thân thiện với xóm giềng.
HS trình bày kết quả.
GV kết luận, khen ngợi những HS có nhiều việc làm thể hiện sự thân thiện với xóm giềng.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên 
HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên 
- Dặn HS chuẩn bị bài 5 “Nói chuyện với thầy cô giáo”.
gi¸o dôc nÕp sèng thanh lÞch, v¨n minh
Tiết 6 :
Bài 5 : NÓI CHUYỆN VỚI THẦY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ.
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền khi thầy, cô đang bận việc.
- Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may.
- Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc.
3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
Gọi HS nhắc lại kiến thức liên quan đến việc kính trọng thầy cô, giáo
HS nêu:
- Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo (Đạo đức lớp 1)
GV và giới thiệu về học, ghi tên bài “Nói chuyện với thầy cô giáo”.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’)
GV tổ chức cho HS Đọc truyện, SHS trang 18, 19.
- 2 HS đọc truyện: Chuyện của Giang
Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài
HS thảo luận
HS trình bày kết quả.
- Giang đã gặp ai ở bể bơi ? 
Giang gặp thầy Quang - dạy thể dục ở bể bơi
- Cuộc trò chuyện diễn ra như thế nào ? 
Giang gặp thầy giáo ở bể bơi và được thầy hướng dẫn cách khởi động trước khi xuống nước
- Nhận xét thái độ của Giang khi trò chuyện với thầy giáo. 
Khi nói chuyện bạn có thái độ lễ phép, kính trọng, cởi mở với thầy
- Nhờ có cuộc trò chuyện giữa mình và thầy giáo, bạn Giang đã biết thêm những điều gì ? 
Bạn đã biết thêm cách khởi động trước khi bơi, những điều lưu ý khi bơi và những kiểu bơi mới
- Qua câu chuyện này em rút ra được lời khuyện gì ?
HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 20.
-GV chốt và ghi lời khuyên
Có thái độ kính trọng, lễ phép. Tin cậy cởi mở chia sẻ cùng thầy, cô giáo trong hoàn cảnh thích hợp.
- HS đọc
GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
- HS nêu những điều mà mình đã từng chia sẻ với thầy cô giáo.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (6’)
GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 19.
HS đọc yêu cầu của bài 1
Yêu cầu HS thảo luận và nhận xét về tình huống
HS thảo luận và báo cáo kết quả
HS trình bày kết quả.
- Tình huống 1 : Bạn hành động như vậy chưa phù hợp, cô và mẹ sẽ bị lời nói của bạn cắt ngang cuộc trao đổi.
- Tình huống 2 : Bạn Hoa làm như vậy thể hiện sự quan tâm, tình cảm quý mến của mình với thầy, cô.
GV nhận xét , kết luận chung và mở rộng : Khi trò chuyện với thầy cô, chúng ta cần có thái độ và cử chỉ chân thành. Nên chúc mừng khi thầy cô vào những ngày lễ, Tết, hay đạt thành tích cao trong công việc. Chú ý nên chọn thời điểm thích hợp, không nói chen hay làm phiền khi thầy cô bận việc. Cần hỏi thăm, quan tâm khi biết thầy cô bị ốm hay gặp chuyện không may.
HS lắng nghe
Qua 2 tình huống em rút ra được điều gì? 
HS rút ra ý 2, 3 của lời khuyên, SHS trang 20 .
GV chốt và ghi bảng:
- Biết chúc mừng khi thầy, cô giáo có chuyện vui. Bíêt hỏi thăm, quan tâm, động viên khi thầy cô giáo ốm đau hay gặp chuyện không vui.
- Không nói chen hay làm phiền khi thầy, cô đang bận việc.
- HS đọc lời khuyên
GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến (6’)
GV tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu bài tập 2, SHS trang 20. 
- HS nêu yêu cầu bài 2
Yêu cầu HS nêu những việc mình đã làm được và cần làm để bày tỏ thái độ kính trọng khi nói chuyện với thầy cô giáo
HS nêu những việc mình đã làm được và cần làm để bày tỏ thái độ kính trọng khi nói chuyện với thầy cô giáo
… việc cầ

File đính kèm:

  • docGiao an TLVM Lop 4.doc
Giáo án liên quan