Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 64: Sự chuyển thể của các chất

 1.Kiến thức:

 - Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc . Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn và nêu được ý nghĩa của nhiệt nóng chảy riêng.

- Định nghĩa được sụ bay hơi và sự ngưng tụ. Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng và chất khí .

 2. Kỹ năng:

- Giải thích được một số hiện tượng liên quan.

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 64: Sự chuyển thể của các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 	- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc . Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn và nêu được ý nghĩa của nhiệt nóng chảy riêng.
- Định nghĩa được sụ bay hơi và sự ngưng tụ. Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng và chất khí .
 	2. Kỹ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan.
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Hình vẽ minh họa, thí nghiệm kiểm chứng
2.Học sinh: Trả lời các câu hỏi do GV cung cấp ở bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1,3,4,9/ 202 ,203 SGK.
 3.Dạy và học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm của sự nóng chảy và khái niệm nhiệt nóng chảy.
GV: Đặt vấn đề như SGK.
Thế nào là quá trình nóng chảy?
HS: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy , ngược lại là sự đông đặc.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1?
HS: Trả lời câu C1.
GV: Qua thí nghiệm người ta rút ra kết luận gì ?
HS: * Mỗi chất rắn kết tinh ( ứng với một cấu trúc tinh thể ) có nhiệt độ nóng chảy không thay đổi ở mỗi áp suất cho trước . Còn đối với chất rắn vô định hình thì không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
GV: Nước đá nặng hay nhẹ hơn nước ? khi đông đặc thì thể tích của nước tăng hay giảm?
HS:Nước đá nhẹ hơn nước nên nó có thể tích lớn hơn nước .
GV:Tương tự đối với nước nóng ?
HS: Khi nhiệt độ tăng thể tích của nước tăng.
GV: Nhiệt nóng chảy hay đông đặc phụ thuộc vào áp suất như thế nào? Cho ví dụ ?
 HS: * Đối với các chất có thể tích tăng khi nóng chảy thì nhiệt độ nóng chảy của chúng sẽ tăng theo áp suất bên ngoài và ngược lại.
GV: Nhiệt nóng chảy là gì? 
HS: Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy.
GV: Nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hoạt động 2: Khảo sát quá trình bay hơi và ngưng tụ .
Tương tự hoạt động 1.
I. SỰ NÓNG CHẢY :
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy , ngược lại là sự đông đặc.
 1.Thí nghiệm:
 Kết luận : 
 * Mỗi chất rắn kết tinh ( ứng với một cấu trúc tinh thể ) có nhiệt độ nóng chảy không thay đổi ở mỗi áp suất cho trước . Còn đối với chất rắn vô định hình thì không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
 * Đối với đa số các chất rắn thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc . Còn đối với nước thì thể tích đều tăng khi nóng chảy cũng như khi đông đặc .
 * Đối với các chất có thể tích tăng khi nóng chảy thì nhiệt độ nóng chảy của chúng sẽ tăng theo áp suất bên ngoài và ngược lại.
 2.Nhiệt nóng chảy :
 Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy.
 m : khối lượng chất rắn 
 : nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn (J/kg), phụ thuộc vào bản chát chất lỏng.
3.Ứng dụng :
 Các kim loại được nấu chảy để đúc các chi tiết máy,tượng ....
II. SỰ BAY HƠI :
Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi và ngược lại là ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ .
 1.Thí nghiệm :
 * Nhận xét : Tốc độ bay hơi của khối chất lỏng phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng chất lỏng , nhiệt độ và áp suất phía trên bề mặt chất lỏng.
4. Củng cố và luyện tập.
 GV: Yêu cầu HS trả lời câu 7, 8, 9/ 210 sgk.
	HS: Thảo luận nhĩm trả lời các câu hỏi
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
Xem bài mới: + Phân biệt hơi khô và hơi bão hòa?
+ So sánh sự sôi và sự bay hơi
+ Nhiệt độ sôi phụ thuộc yếu tố nào ?
+ Ý nghĩa của các đại lượng trong công thức tính nhiệt hóa hơi.

File đính kèm:

  • docTiet 64-SCT.doc
Giáo án liên quan