Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 51: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
1. Kiến thức:
- Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
- Viết được phương trình trạng thi của khí lí tưởng = hằng số.
- Nêu được nhiệt độ tuyệt đối l gì
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được phương trình trạng thi của khí lí tưởng.
- Vẽ được đường đẳng áp trong hệ toạ độ (V, T).
3. Thái độ:
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG (TT) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nêu được các thơng số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí. - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng = hằng số. - Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì 2. Kĩ năng: - Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Vẽ được đường đẳng áp trong hệ toạ độ (V, T). 3. Thái độ: - Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Giấy khổ lớn có vẽ khung của bảng kết quả thí nghiệm. - Hình vẽ minh họa 2. Học sinh: - Chuẩn bị các câu hỏi ở phần giao nhiệm vụ của bài trước, đọc trước bài mới. C. Phương pháp - Diễn giảng, vấn đáp, - Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức - Ổn định lớp, điểm danh - Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài củ Câu 1: Phát biểu & viết biểu thức của phương trình trạng thái của khí lý tưởng? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Tìm hiểu về quá trình đẳng áp và các định luật Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Tìm hiểu quá trình đẳng áp. Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích? HS: Nêu các khái niệm GV: Thế nào là quá trình đẳng áp? HS: Là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi. p=hằng số GV: Từ PT trạng thái của khí lí tưởng, hãy viết công thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi? HS: Viết biểu thức Hoạt động 2: Vẽ đường đẳng áp GV: Đường đẳng áp là gì ? HS: Là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi. GV: Yêu cầu hs vẽ đường đẳng áp trong hệ trục(V,T) HS: Vẽ đồ thị đường đẳng áp GV: Tại sao đường đẳng áp phía trên lại có áp suất thấp hơn đường đẳng áp phía dưới, đối với cùng một lượng khí xác định? HS: vì trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của độ không tuyệt đối GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết giá trị của nhiệt độ nào được gọi là độ không tuyệt đối? HS: 0 K là giá trị như thế nào? III. QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP 1. Quá trình đẳng áp : Là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi. p=hằng số 2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp: Khi chất khí chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. 3.Đường đẳng áp: Là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi. V P1 P2 0 T - Ứng với các áp suất khác nhau của cùng một lượng khí có những đường đẳng áp khác nhau. - Đường đẳng áp phía trên có áp suất thấp hơn đường đẳng áp phía dưới. IV. ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI Trong nhiệt giai Ken-vin nhiệt độ 0 K gọi là độ không tuyệt đối, 0o K là giá trị nhỏ nhất của nhiệt độ. Mối liên hệ giữa nhiệt giai Kenvin và nhiệt giai Celsius T(oK) = 273 + t(0C) 4. Củng cố và luyện tập. - Phân biệt khí thực và khí lí tưởng ? Khi nào có thể coi gần d8u1ng khí thực là khí lí tưởng? - Viết PT trạng thái của khí lí tưởng? - Từ PT trạng thái của khí lí tưởng, hãy viết biểu thức của các đẳng quá trình? - Thế nào là độ không tuyệt đối? 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài, làm bài tập 6,7, 8/166 SGK. - Chuẩn bị bài mới: “Bài tập”
File đính kèm:
- Tiet 51.doc