Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 44: Bài 26: thế năng

1. Kiến thức:

- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng định lí biến thiên thế và thế năng đàn hồi để giải các bài tập đơn giản .

- Vận dụng được công thức tính thế năng hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 44: Bài 26: thế năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: THẾ NĂNG (TT)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Viết được cơng thức tính thế năng đàn hồi.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng định lí biến thiên thế và thế năng đàn hồi để giải các bài tập đơn giản .
- Vận dụng được công thức tính thế năng hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản 
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tìm ví dụ thực tế về những vật có thế năng sinh công .
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị các câu hỏi ở phần giao nhiệm vụ của bài trước .
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Định nghĩa thế năng trọng trường và viết biểu thức?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về định lí biến thiên thế năngvà thế năng đàn hồi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 3: Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực . 
GV: Yêu cầu HS tìm công của trọng lực khi vật rơi từ M đến mặt đất và công khi vật rơi từ N đến mặt đất ?
HS: AM=mg.zM và AN=mg.zN 
GV: Tìm công của trọng lực khi vật rơi từ M đếán N ?
HS: 
GV: Từ đó phát biểu nội dung định lí biến thiên thế năng ?
HS: Phát biểu định lí.
GV: Cho HS tìm hiểu hệ quả
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành câu C4 và C5 sgk
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành câu C4 và C5.
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành câu C4 và C5.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về thế năng đàn hồi.
GV: Lập luận để xác định liểu thức công của lực đàn hồi.
Trong quá trình chuyển động lực đàn hồi thay đổi như thế nào ?
HS: Từ 0 đến lực cực đại
GV: Khi nào vật có thế năng đàn hồi ?
HS: Khi lò xo bị biến dạng
GV: Những vật nào có thể có thế năng đàn hồi ?
HS: Lò xo, sợi dây cao su…
GV: Để có biểu thức thế năng đàn hồi ta tìm công của lực đàn hồi như SGK.
GV: Yêu cầu HS định nghĩa lại thế năng đàn hồi ?
HS: Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức
3. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực:
 Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực của vật có giá trị bằnghiệu thế năng trọng trường tại M và N .
 * Hệ quả :
 Thế năng giảm thì trọng lực sinh công dương và ngược lại. 
 Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối. 
II. THẾ NĂNG ĐÀN HỒI :
 1. Công của lực đàn hồi :
 2. Thế năng đàn hồi :
 Là dạng năng lượng mà vật đàn hồi có được do nó bị biến dạng .
 Biểu thức : 
Chú ý:
Giá trị thế năng phụ thuộc vào mốc thế năng.
Thế năng là đại lượng vô hướng có giá trị âm, dương hoặc bằng 0.
	4. Củng cố và luyện tập.
- Khi nào thế năng của vật thay đổi?
- Giá trị của thế năng và động năng phụ thuộc yếu tố nào?
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu 4 trang 141 sgk?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Học bài , làm bài tập 4,5,6/141 SGK .
- Ôn lại kiến thức về :động năng, thế năng cơ năng đã học ở THCS 
Xem bài mới trả lời các câu hỏi sau :
+ Cơ năng của vật là gì ?
+ Cơ năng được bảo toàn khi nào ?
+ Động năng và thế năng có mối liên hệ ntn?

File đính kèm:

  • docTiet 44.doc
Giáo án liên quan