Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 30: Bài 18: cân bằng của một vật có trục quay cố định. momen lực

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực.

- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7494 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 30: Bài 18: cân bằng của một vật có trục quay cố định. momen lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa, viết được cơng thức tính momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn cĩ trục quay cố định.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài tốn về điều kiện cân bằng của vật rắn cĩ trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bảng momen lực, các quả nặng, dây treo,..
2. Học sinh: 
- Ôân lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 2 lực ?
Câu 2: Nêu cách xác định trọng tâm của một vật phẳng mỏng ?
Câu 3: Phát biểu tắc tổng hợp 2 lực song song ?
Câu 4: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực khong song song?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định và quy tắc mô men lực.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm và khái niệm mômen lực.
GV: Xung quanh ta có rất nhiều các vật có trục quay cố định. Yêu cầu học sinh cho ví dụ.
HS: Lấy ví dụ: Đĩa quay, bánh xe quay…
GV: Điều gì sẽ xảy ra khi các vật đó chịu tác dụng của một lực?
HS: Vật sẽ quay
GV: Trình bày thí nghiệm
HS: Quan sát
GV: Trong điều kiện nào các vật đó đứng yên?
HS: Tác dụng làm quay của các lực cân bằng
GV: Tiến hành thí nghiệm ở đĩa momen. 
HS: Nhận xét khi đĩa cân bằng.
GV: Momen lực là gì?
HS: Nêu khái niệm mômen lực
GV: Trên thí nghiệm chỉ ra tác dụng làm quay của các lực.
Dựa vào công thức suy ra đơn vị của momen lực ?
HS: 
Đơn vị của momen là: N.m
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định. Mômen lực.
GV: Cho học sinh rút ra điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.
HS: Aùp dụng vào trường hợp người gánh hàng rong.
GV: Chú ý cho học sinh liê n hệ với trường hợp “nhổ đinh”. Búa không có trục quay cố định mà có trục quay tạm thời. Chỉ ra trục quay tạm thời.
HS: Theo dõi, thảo luận nhóm hoàn thành câu C1
HS: Hướng dẫn học sinh hoàn thành câu C1
I. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực:
 1. Thí nghiệm:
- Xét sự cân bằng của đĩa quay chịu tác dụng của hai lực 
=> Tác dụng làm quay của lực F1 cân bằng của lực F2
 2. Momen lực : 
Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
Đơn vị của momen là: N.m
II. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực)
1. Quy tắc:
Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ
2. Chú ý
Quy tắc này có thể sử dụng cho vật không có trục quay cố định mà chỉ có trục quay tức thời
	4. Củng cố và luyện tập.
- Momen lực là gì? Đơn vị momen lực.
- Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Học bài và làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài mới ”Quy tắc hợp lực song song cùng chiều”

File đính kèm:

  • docTiet 30.doc