Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 3: Bài 3: chuyển động thẳng biến đổi đều

1. Kiến thức

 - Viết được công thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong công thức.

 - Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.

 - Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nêu ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong phương trình đó và trình bày rõ được mối quan hệ về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó

 - Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều

- Viết được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nói đúng được dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.

- Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

 2. Kỹ năng.

 Giải được các bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc học tập ở nhà,nắm được các nội dung cơ bản của bài theo hướng dẫn của giáo viên.

- Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5825 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 3: Bài 3: chuyển động thẳng biến đổi đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. Mục tiêu.
	1. Kiến thức
	- Viết được công thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong công thức.
	- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.
	- Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nêu ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong phương trình đó và trình bày rõ được mối quan hệ về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó
	- Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều
- Viết được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động của chuyểûn động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nói đúng được dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
- Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều.	
	2. Kỹ năng.
	Giải được các bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều 
	3. Thái độ
	- Nghiêm túc học tập ở nhà,nắm được các nội dung cơ bản của bàiø theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng
B. Chuẩn bị
	Giáo viên: giáo án, bảng phụ: hình 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9.
	Học sinh: đã chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
	Ổn định lớp, điểm danh
	2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì?
Câu 2: Các phương trình của chuyển động thẳng đều ?
Câu 3: Đồ thị toạ độ-thời gian của chuyển động thẳng đều x=5+4.t ? 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu của bài: khảo sát các loại chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động thẳng biến đổi đều
GV: Muốn so sánh sự nhanh hay chậm của các vật tại các điểm trên quỹ đạo thì ta so sánh điều gì?
HS: So sánh vận tốc ở từng thời điểm khác nhau
GV: Muốn tính tốc độ tức thời tại một điểm bất kỳ của một vật trên một quỹ đạo, ta tính như thế nào?
HS: Viết biểu thức
GV: Chú ý cho học sinh ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức.
GV: Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về hướng, ta phải dùng đại lượng vectơ: 
-Biểu diễn vectơ vận tốc.
GV: cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi C1
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1
-Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động như thế nào?
-Giới thiệu các loại chuyển động thẳng biến đổi đều: nhanh dần đều, chậm dần đều.
GV: cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi C2
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C2
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chuyển động nhanh dần đều
GV: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là gì?
HS: Chuyển động thẳng có vận tốc tăng đều theo thời gian
GV: Diễn giảng, đưa ra khái niệm gia tốc: “tốc độ biến thiên vận tốc”công thức tính gia tốc.
-
GV: Từ đó định nghĩa “gia tốc” ?
-Nêu đơn vị của gia tốc, dựa theo công thức.
HS; Vẽ hình 3.4
GV: Nêu đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
GV: Để phân biệt chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều, người ta đưa ra vectơ gia tốc.
-Nhanh dần đều thì v> v0 nên vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc.
GV: Từ công thức tính độ lớn của a, chọn gốc thời gian tại t0 :suy ra công thức tính vận tốc của vật sau thời gian t kể từ lúc tăng vận tốc đều.
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành câu C3
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- Trong công thức, a là hằng số, vậy hình dạng đồ thị v(t) là gì?
-Vẽ đồ thị hàm v(t).
-Hướng dẫn học sinh làm ví dụ trong sgk
I.Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
1. Độ lớn của vận tốc tức thời.
là đoạn đường rất ngắn đi được trong khoảng thời gian rất ngắn .
v là vận tốc tức thời tại một điểm M. Nó cho ta biết vận tốc của vật tại M
2. Vectơ vận tốc tức thời.
 Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điển là vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo tỉ xích nào đó. 
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
 Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian.
II. Chuyển động thẳng nhanh dần đều
1.Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
a) Khái niệm gia tốc
Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên 
 Đơn vị của gia tốc là m/s2.
 Trong chuyểûn động biến đổi đều, gia tốc luôn luôn không đổi.
b) Vectơ gia tốc.
 Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có gốc ở vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của vectơ vận tốc và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.
2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
a) Công thức tính vận tốc
b) Đồ thị vận tốc –thời gian
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?
	- Khái niệm gia tốc.
- Phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
	- Đồ thị vận tốc-thời gian của chuyển động thẳng nhanh dần đều có dạng như thế nào? 
	- Hướng dẫn học sinh làm bài 12 sgk.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	-Học bài, nắm vững các đặc điểm của chuyển độïng thẳng nhanh dần đều.
	-Chuẩn bị tiếp nội dung của bài: các công thức trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều.
	 + Khái niệm chuyển động thẳng chậm dần đều.
	 + Các phương trình của chuyển động thẳng chậm dần đều

File đính kèm:

  • docTiet 3.doc
Giáo án liên quan