Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 29: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (tiếp)

1. Kiến thức:

- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực không song song.

- Nêu được trọng tâm của một vật là gì.

- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng, đồng chất bằng thí nghiệm.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 29: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA
HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG(TT)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực khơng song song.
- Nêu được trọng tâm của một vật là gì.
- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng, đồng chất bằng thí nghiệm.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Các thí nghiệm hình 17.1, hình 17.2, hình 17.3 và hình 17.5 SGK, các tấm mỏng phẳng (bằng nhôm, nhựa cứng) theo hình 17.4 SGK
2. Học sinh: 
- Ôn lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm, chuẩn bị bài ở nhà 
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Viết các phương trình của 2 chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang - tính chất của mỗi chuyển động thành phần ? 
Câu 2: Lập phương trình quỹ đạo của vật chuyển động ném ngang, viết các công thức tính thời gian chuyển động và tầm ném xa ?
- Ở cùng một độ cao, cùng lúc cho một vật ném ngang, vât khác cho chuyển động rơi tực do, vật nào chạm đất trước? 
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của các lực, cách xác định trọng tâm của vật 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của 3 lực không song song
GV: Nhắc lại đặc điểm của hệ 3 lực cân bằng ở chất điểm.
HS: Hợp của tất cả các lực tác dụng lên vật phải bằng không
GV: Trình bày thí nghiệm ở sgk
HS: Theo dõi thí nghiệm
GV: Nhận xét gì về hệ ba lực tác dụng lên vật ta xét trong thí nghiệm được biểu thị bằng hình vẽ ?
HS: Các lực tác dụng vào vật cùng đồng quy và đồng phẳng
GV: Nêu điều kiện cân bằng của vật ?
HS: Hợp của các lực tác dụng lên vật bằng không
GV: So sánh với với trường hợp chất điểm.
HS: Tương tự điều kiện cân bằng của chất điểm
GV: Muốn tổng hợp 2 lực bất kỳ ta dùng quy tắc nào?
HS: Quy tắc hợp lực có giá đồng quy
GV: Rút ra điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
HS: Vẽ lực tác dụng ở hình 17.7.
GV: Vẽ hợp 2 lực bất kỳ sao cho hệ cân bằng. Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi C2
HS: Thảo luận trả lời C2
II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song:
 1. Thí nghiệm: (Sgk)
 2. Quy tắc tổng hợp lực có giá đồng quy :
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
 3. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
 - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
 - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Làm bài tập 8 trang 100 Sgk
	- Nhắc lại điều kiện cân bằng của một chịu tác dụng của 2, 3 lực không song song.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Học bài, làm các bài tập trong Sgk
	- Chuẩn bị bài mới: “ Cận bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực.”
	+ Cân bằng của một vật có trục quay cố định
	+ Momen lực là gì?
	+ Quy tắc momen lực là gì?

File đính kèm:

  • docTiet 29.doc