Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 28: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

1. Kiến thức:

- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực không song song.

- Nêu được trọng tâm của một vật là gì.

- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng, đồng chất bằng thí nghiệm.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

3. Thái độ:

- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 28: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA
HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực khơng song song.
- Nêu được trọng tâm của một vật là gì.
- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng, đồng chất bằng thí nghiệm.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.
3. Thái độ: 
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Các thí nghiệm hình 17.1, hình 17.2, hình 17.3 và hình 17.5 SGK, các tấm mỏng phẳng (bằng nhôm, nhựa cứng) theo hình 17.4 SGK
2. Học sinh: 
- Ôn lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm, chuẩn bị bài ở nhà 
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Viết các phương trình của 2 chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang - Tính chất của mỗi chuyển động thành phần 
Câu 2: Lập phương trình quỹ đạo của vật chuyển động ném ngang, viết các công thức tính thời gian chuyển động và tầm ném xa ?
- Ở cùng một độ cao, cùng lúc cho một vật ném ngang, vât khác cho chuyển động rơi tực do, vật nào chạm đất trước? 
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của các lực, cách xác định trọng tâm của vật 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của 2 lực
GV: Cho học sinh tìm hiểu thí nghiệm
HS: Quan sát thí nghiệm
GV: Khi vật đứng yên hai lực tác dụng vào vật có điều kiện gì ?
HS: Hai lực cân bằng
GV: Vậy điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực
HS: Nêu khái niệm vật rắn, giá của lực và điều kiện cân bằng, trình bày điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của 2 lực
GV: Cho hs thảo luận nhóm hoàn thành cầu C1.
HS: Thảo luận và trả lời C1
(phương của 2 dây cùng nằm trên một đường thẳng)
HS: Thảo luận trả lời C2
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định trọng tâm của vật
GV: Thế nào là trọng tâm ?
HS: Nhắc lại khái niệm trọng tâm của vật
GV: Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của một vật phẳng mỏng bằng thực nghiệm
GV: Sử dụng các vật phẳng mỏng để trình bày
HS: Vận dụng xác định trọng tâm của quyển sách và vở
GV: Chú ý cho học sinh cách xác định trọng tâm của vật có tính chất đối xứng
HS: Vẽ hình
I. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực:
 1. Thí nghiệm:
- Vật đứng yên nếu: P1 = P2 
- Thí nghiệm cho thấy vật đứng yên thì phương của 2 dây cùng nằm trên một đường thẳng (2 lực tác dụng có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều)
2. Điều kiện cân bằng : 
Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều:
3. Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm:
- Trọng tâm của vật : là điểm đặc biệt của vật và là điểm đặt của trọng lực của vật
- Cách xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng: miếng gỗ mỏng , phẳng
Bước 1: buộc dây vào điểm A bất kì trên vật,treo vật lên , dựa vào điều kiện cân bằng của vật xác định được giá của trọng lực, trọng tâm nằm trên giá đó.
Bước 2: Buộc dây vào điểm B khác A , làm tương tự. Khi đó giao điểm của 2 giá là trọng tâm của vật.
* Đối với một số vật mỏng ,phẳng có hình dạng đặc biệt thì trọng tâm xác định bằng phương pháp toán học:
- Vật hình tròn : trọng tâm là tâm hình tròn
-Vật hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi: trọng tâm là giao điêm của 2 đường chéo
- Vật hình tam giác : trọng tâm là giao điểm của 3 đường trung tuyến
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Nhắc lại khái niệm trọng tâm và cách xác định trọng tâm của một vật .
- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Học bài và chuẩn bị phần II : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song
	- Quy tắc hợp lực hai lực đồng quy
	- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song
	-Chuẩn bị chương mới “Cân bằng và chuyển động của vật rắn (tt)”

File đính kèm:

  • docTiet 28.doc
Giáo án liên quan