Giáo án Vật lý 9 Trường THCS Nghi Văn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành thực nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn.
2. Kĩ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ ; Sử dụng các dụng cụ đo (Vônkế,Ampekế); Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về U&I; Kĩ năng vẽ và sử lý đồ thị.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Mỗi nhóm HS:
+ Một dây điện trở bằng Nikêlin (hoặc Cons tan tan) chiều dài 1m, đường kính 0,3mm, dây này được quấn sẵn trên trụ sứ (gọi là điện trở mẫu)
+ Một ampe kế có giới hạn đo (GHĐ) 1,5A và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) 0,1A.
+ Một vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1 V, một công tắc một nguồn điện 6V.
+ Bảy đoạn dây nối, mối đoạn dài khoảng 30 cm.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra: (không kiểm tra)
3. Bài mới:
*Hoạt động 6: (4 phút) Củng cố + Nêu một số câu hỏi Củng cố như: - Trong mỗi loại máy phát điện xoay chiều, rôto là bộ phận nào, stato là bộ phận nào? - Vì sao bắt buộc phải có một bộ phận quay thì máy mới phát điện? - Tại sao máy lại phát ra dòng điện xoay chiều? + Tự đọc phần Ghi nhớ. + Trả lời câu hỏi Củng cố của GV + Đọc phần” Có thể em chưa biết” - Khác nhau: Đinamô có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn * GHI NHỚ: Một máy phát điện xoay chiều có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong 2 bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto. 4/ Dặn dò: (1 phút) Làm các bài tập từ 34.1 đến 34.4 SBT. Xem trước bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU. Tuần: 22 CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU Ngày soạn: 15.01.2014 Tiết: 40 Ngày dạy: 17.01.2014 I / MỤC TIÊU: Kiến thức: - Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều . Kĩ năng: - Bố trí được thí nghiệm chứng tò lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. - Nhận biết được ký hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Thái độ: Học tập nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ: * Đối với mỗi nhóm HS: - 1 nam châm điện, 1 nam châm vĩnh cửu. 1 nguồn điện 1 chiều 3V – 6V, 1 nguồn điện xoay chiều 3V – 6V. * Đối với GV: - 1 ampe kế xoay chiều, 1 vôn kế xoay chiều, 1 bóng đèn 3V có đui. 1 công tắc, 8 sợi dây nối, 1 nguồn điện 1 chiều 3V – 6V, 1 nguồn điện xoay chiều 3V – 6V. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút) a) Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? b) Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật có những đặc tính kỹ thuật nào? Kể ra? 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng *Hoạt động 1: (5 phút) Phát hiện dòng điện xoay chiều có cả tác dụng giống và tác dụng khác với dòng điện một chiều: + Nêu câu hỏi đặt vấn đề: Trong các bài trước ta đã biết 1 số tính chất của dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều. Hãu nêu lên những tác dụng giống nhau và khác nhau của 2 dòng điện đó? Nhiều HS sẽ nhận ra được những tính chất giống nhau như tác dụng nhiệt, tác dụng quang. Có thể HS không phát hiện được chỗ khác nhau vì không phát hiện được tácdụng từ. + GV gợi ý: Dòng điện xoay chiều luôn đổi chiều. Vậy liệu có tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện không? Khi dòng điện đổi chiều thì các tác dụng đó có gì thay đổi + Cá nhân suy nghĩ,trả lời câu hỏi của GV +Nhắc lại những tác dụng của dòng điện 1 chiều và nêu tác dụng của dòng điện xoay chiều đã biết. + Hs thảo luận *Hoạt động 2: (5 phút) Tìm hiểu những tác dụng của dòng điện xoay chiều: +Lần lượt biểu diễn 3 TN ở hình 35.1 SGK Yêu cầu HS quan sát những TN đó và nêu rõ mỗi TN chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì? - GV nói thêm: Ngoài 3 tác dụng trên, ta đã biết dòng điện 1 chiều còn có tác dụng sinh lý. Vậy dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý không? Tại sao em biết? a) Quan sát GV làm 3 TN ở hình 35.1 SGK. Trả lời câu hỏi của GV và câu C1: -Bóng đèn nóng sáng: Tác dụng nhiệt -Bút thử điện sáng: Tác dụng quang. - Đinh sắt bị hút:Tác dụng từ I / Tác dụng của dòng điện xoay chiều: + Câu C1: Hình 35.1 SGK - Tác dụng nhiệt: bóng đèn nóng sáng. - Tác dụng quang: Đèn của bút thử điện sáng. - Tác dụng từ: Đinh sắt bị hút. *Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. Phát hiện lực từ đổi chiều khi dòng điện dổi chiều: +Bố trí được TNchứng tỏ dòng điện xoay chiều có tần số lớn cũng có lực từ luôn đổi chiều. * Nêu câu hỏi: Ta biết khi cho dòng điện xoay chiều vào nam châm điện thì nam châm điện cũng hút đinh sắt giống như khi cho dòng điện 1 chiều vào nam châm điện. Vậy có phải tác dụng từ của dòng điện xoay chiều giống hệt của dòng điện 1 chiều không? Việc đổi chiều của dòng điện liệu có ảnh hưởng gì đến lực từ không? Em thử cho dự đoán? + Nếu HS không dự đoán được. GV gới ý: Hãy nhó lại TN ở hình 24.4 SGK. Khi ta đổi chiều dòng điện vào ống dây thì kim nam châm sẽ có chiều thế nào? Vì sao? + Hãy bố trí TN để chứng tỏ khi dòng điện đổi chiều thì lực từ cũng đổi chiều. Nếu HS không làm được thì gợi ý HS xem hình 35.2 SGK và nêu lên cách làm. a) Làm việc theo nhóm - Căn cứ vào hiểu biết đã có nêu ra dự đoán - Khi đổi chiều dòng điện thì lực từ của dòng điện tác dụng lên 1 cực của nam châm có thay đổi không? b) Tự đề xuất phương án TN hoặc làm theo gợi ý của GV. Rút ra kết luận về sự phụ thuộc của lực từ vào chiều dòng điện c) Làm việc theo nhóm - Nêu dự đoán và làm TN kiểm tra như ở hình 35.3 SGK. Cần nêu rõ đã nghe thấy gì, nhìn thấy gì và giải thích I / Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều: 1/ Thí nghiệm: Hình 35.2 và hình 35.3 SGK + Câu C2: Khi sử dụng dòng điện 1 chiều lúc đầu cực N của nam châm bị hút, khi đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy và ngược lại. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây, thì cực N của thanh nam châm lần lượt bị hút và đẩy. Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều 2/ Kết luận: - Khi dòng điện đổi chiều rhì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều. *Hoạt động 4: (10 phút) Tìm hiểu các dụng cụ đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều: * Nêu câu hỏi: Ta đã biết dùng ampe kế và vôn kế để đo I và U của mạch điện 1 chiều.Có thể dùng dụng cụ này để đo I và U của mạch điện xoay chiều được không? Nếu dùng sẽ có hiện tượng gì xảy ra với kim của dụng cụ đo? + Biểu diễn TN, mắc vôn kế 1 chiều vào chốt lấy điện 1 chiều. Yêu cầu HS quan sát xem hiện tượng có phù hợp với dự đoán không? + GV giới thiệu 1 loại vôn kế khác có ký hiệu AC. Trên vôn kế không có chốt + và – - Kim của vôn kế chỉ bao nhiêu khi mắc vôn kế vào 2 chốt lấy điện xoay chiều 6V? Sau đó đổi chiều 2 chốt lấy điện thì kim điện kế có quay ngược không? Số chỉ là bao nhiêu? a) Làm việc cánhân, trả lời câu hỏi của GV. - Nêu dự đoán: Khi dòng điện đổi chiều quay thì kim của điện kế sẽthế nào c) Xem GV giới thiệu đặc điểm của vôn kế xoay chiều và cách mắc vào mạch điện (không phân biệt hai chốt + và -) d) Rút ra kết luận về cách nhận biết vôn kế và ampe kế xoay chiều và cách mắc chúng vào mạch điện d) Ghi nhận thông báo của GV về giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện III/ Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều: 1/ Quan sát GV làm TN: 2/ Kết luận: -Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và am kế có Ký hiệu AC (Hay ~) -Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện. *Hoạt động 5: (5 phút) Vận dụng + Yêu cầu HS trình bày lập luận. giải thích câu hỏi tại sao? Cần nêu được sự tương tự như với cường độ hiệu dụng. + Làm việc cá nhân -Trả lời câu C3: Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện 1 chiều có cùng giá trị - Trả lời Câu C4 IV / Vận dụng: + Câu C3: + Câu C4: * GHI NHỚ: Xem SGK * Hoạt động 6: (4 phút) Củng cố + Nêu câu hỏi:- Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện? - Hãy mô tả TN chứng tỏ dòng điện xoay chiều cũng tác dụng từ và lực từ khi đó thay đổi chiều theo chiều dòng điện. - Vôn kế và ampe kế xoay chiều có ký hiệu như thế nào? Mắc vào mạch điện như thế nào? + Tự đọc phần ghi nhớ + Trả lời câu hỏi của GV 4/ Dặn dò: (1 phút) Làm các Bài tập từ 35.1 đến 35.5 SBT. Xem trước bài 36 TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA. Tuần: 23 Bài 36: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA Ngày soạn: 19/01/2014 Tiết: 41 Ngày dạy: 20/01/2014 I/ MỤC TIÊU: Kiến thức: Lập được công thức tính năng lượng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện. Kĩ năng: Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lý do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây. Thái độ: Học tập nghiêm túc, ghi chép đầy đủ. II/ CHUẨN BỊ: * HS ôn lại công thức về công suất của dòng điện và công suất tỏa nhiệt của dòng điện III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: a) Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện? b) Vôn kế và ampe kế xoay chiều có ký hiệu thế nào? Mắc vào mạch điện như thế nào? 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng *Hoạt động 1: (5 phút) Nhận biết sự cần thiết phải có máy biến thế để truyền tải điện năng; đặt trong trạm biến thế của khu dân cư: + Nêu câu hỏi: - Để vận chuyển điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. Người dùng phương tiện gì? (Đường dây dẫn điện). - Ngoài đường dây dẫn điện ra, ở mỗi khu phố, xã đều có một trạm phân phối điện gọi là Trạm biến thế . Các em thường thấy ở trạm biến thế có vẽ dấu hiệu gì để cảnh báo nguy hiểm chết người? (Nguy hiểm chết người vì dòng điện đưa vào trạm biến thế có U hàng chục ngàn Vôn. Vì sao điện dùng trong nhà chỉ cần 220V mà điện truyền đến trạm biến thế lại cao đến hàng chục nghìn vôn? Làm như thế vừa tốn kém vừa nguy hiểm chết người.Vậy có được lợi gì không? + Cá nhân tự suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. + Dự đoán được là chắc chắn phải có lợi ích to lớn mới làm trạm biến thế nhưng chưa chỉ rõ lợi ích như thế nào? *Hoạt động 2: (12 phút) Phát hiện sự hao phí điện năng, vì tỏa nhiệt trên đường dây tải điện. Lập công thức tính công suất hao phí Phpkhi truyuền tải một công suất điện P bằng một đường dây có điện trở R và đặt vào 2 đầu đường dây một hiệu điện thế U + Nêu câu hỏi: - Truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn có thuận tiện gì so với vận chuyển các nhiên liệu dự trữ năng lượng khác như: Than đá, dầu lửa - Liệu tải điện năng bằng đường dây dẫn như có hao hụt, mất mát gì dọc đường không? + Yêu cầu HS tự đọc mục 1trong SGK - Cho HS làm việc theo nhóm. - Gọi 1 HS lên bảng trình bày quá trình lập luận để tìm công thức tính công
File đính kèm:
- Giao an vat li 9(1).doc