Giáo án Vật lý 8 tuần 13: Lực đẩy ácsimét

Tiết 13 – Bài 10: LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-mét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này.

 - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

 - Vận dụng giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp và giải các bài tập.

 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimét.

 3. Thái độ: nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, chính xác trong làm thí nghiệm.

II. Chuẩn bị.

- Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 1 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng.

- GV: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 2 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng, 1 bình tràn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tuần 13: Lực đẩy ácsimét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TU ẦN 13 Ngày soạn:26/10/2011
Tiết 13 – Bài 10: LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-mét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. 
 - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 
 - Vận dụng giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp và giải các bài tập.
 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimét.
 3. Thái độ: nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, chính xác trong làm thí nghiệm. 
II. Chuẩn bị.
- Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 1 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng.
- GV: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 2 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng, 1 bình tràn. 
III. Tổ chức hoạt động dạy - học
 1.ổn định tổ chức. 
 2. Tạo tình huống học tập.
* GV: Tổ chức cho HS quan sát hình 10.1 SGK. Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước?Tại sao lại có hiện tượng đó? ® Bài mới.
 3. Bài Mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó 
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS.
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2.
GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét.
I- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
- TN:
HS: Hoạt động nhóm làm TN.
- Ghi giá trị P1; giá trị P -> So sánh P1; P. Trả lời C1, C2 -> Kết luận.
C1: P1 < P Chứng tỏ nước đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy.
- Trọng lực P
- Lực đẩy FA 
- Fđ và P ngược chiều nên:
 P1 = P – FA < P
C2: Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng, lực đẩy hướng từ dưới lên trên, theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimét .Kí hiệu F
Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ac-Si-mét
GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Acimét và nói thật rõ là Acsimét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- GV tiến hành thí nghiệm kiểm tra, yêu cầu HS quan sát.
- Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm hình 10.3 để chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Acsimét là đúng (C3).
Giáo Dục BVMT: Các tàu thuỷ lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra nhiều ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. 
Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thuỷ dùng nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió) hoặc kết hợp giữa lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao.
Chú ý:
- Lực đẩy Ácsimet còn được áp dụng trong chất khí.
- Vật càng nhúng chìm nhiều -> Pnước dâng lên càng lớn -> Fđ của nước càng lớn và FA = Pnước mà vật chiếm chỗ.
II- Độ lớn của lực đẩy ác-si-mét
Dự đoán
- Vật nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì lực đẩy của nước lên vật càng mạnh.
- Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
TN kiểm tra
- B1: Đo P1 của cốc A và vật.
- B2: Nhúng vật vào nước -> nước tràn ra cốc chứa. Đo trọng lượng P2 
- B3: So sánh P2 và P1:
 P2 P1 = P2 + FA
- B4: Đổ nước tràn từ cốc chứa vào cốc A. Đo trọng lượng
 => P1 = P2 + Pnước tràn ra 
C3: Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ đưới lên số chỉ của lực kế là: P2= P1- FA. Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1, chứng tỏ FA có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
FA = d.V
Công thức tính độ lớn của lực đẩy ác-si-mét
 d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 V: thể tích mà vật chiếm chỗ (m3)
Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố – hướng dẫn về nhà 
GV Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa thu thập được giải thích các hiện tượng ở câu C4, C5, C6.
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
GV gợi ý:
- Viết biểu thức tính lực đẩy của nước lên thỏi đồng 1.
- Lực đẩy của dầu lên thỏi đồng 2.
- 2 thỏi đồng có V như nhau. Hãy so sánh dn và ddầu => so sánh được FAnước và FAdầu 
C7: Thể tích của một miếng sắt là 3 dm3 Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3 ( Nếu còn thời gian)
*Củng cố :
- Khái quát nội dung bài dạy.
- HS đọc phần ghi nhớ
- Trả lời bài tập 10.1; 10.2 (16 – SBT).
*Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ – Nắm vững công thức: FA = d.V
- Đọc trước bài: Thực hành (40 – SGK).
- Kẻ sẵn mẫu báo cáo thực hành Giờ sau thực hành.
III. Vận dụng
C4: Gầu nước ngập dưới nước thì 
 Fkéo = P = Pgầu nước – FA 
- ở ngoài không khí: Fkéo = Pgầu nước
-> Kéo gầu nước ngập trong nước nhẹ hơn kéo gầu nước ngoài không khí.
C5: FAn= d.Vn ; FAt= d.Vt 
 Mà Vn = Vt nên FAn = FAt
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên hai thỏi có độ lớn bằng nhau 
C6: Thỏi đồng nhúng chìm trong nước chịu lực đẩy ác-si-mét
 FA nước = dnước.V
- Thỏi đồng nhúng chìm trong dầu chịu lực đẩy ác-si-mét:
 Fđd = dd.V
Có: V bằng nhau
 dn > dd 
=> Fđ nước > Fđd 
- Thỏi nhúng trong nước có lực đẩy chất lỏng lớn hơn.
C7: Cho biết
V= 3 dm3 = 0,003m3 
D= 10 000N/m3 
 T ính FA = ? N
 Giải
 Lực đẩy Acsimet lên miếng sắt là:
	FA = 10 000 . 0,003= 30 N
	Đáp số : 30 N
IV. Rút kinh nghiệm 
 Ký duyệt tuần 13 
 Ngày..........tháng .. .....năm 2011
 Tô Minh Đầy

File đính kèm:

  • docTUAN 13.doc
Giáo án liên quan