Giáo án Vật lý 7

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG:

1.Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

2.Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

II. CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhóm học sinh: Một hộp kín trong đó có dán sẵn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn trong hộp như hình 1.2a SGK; pin; dây nối; công tắc. Nhóm trưởng nhận dụng cụ và giao lại cho giáo viên cuối tiết học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp(1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (Không )

3. Giảng bài mới:

 

doc96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn :5/1/2012
Ngày dạy :9/1/2012
Tuần :21
Tiết :21
 BÀI 18
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I.KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 
1 . Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
2. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
II.CHUẨN BỊ: 
- Hình vẽ 18.4 
- Nhóm HS : Thanh thuỷ tinh hữu cơ , hai thanh nhựa sẫm màu 20cm có đục lỗ ở giữa, hai mảnh nilông màu trắng đục kích thước giống nhau, 1 bút chì, 1 kẹp nhựa, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, một trục quay có mũi nhọn thẳng đứng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Trả nội dung phần ghi nhớ, sửa bài tập 17.1,17.2 SBT.
 3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập.
Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác như giấy vụn . Nếu thay giấy vụn bằng vật nhiễm điện thì chúng sẽ hút hay đẩy nhau? Để hiểu rõ vấn đề này ta vào tìm hiểu bài 18. 
HĐ2: TN1, tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng của chúng.
Lưu ý trong khi làm TN.
Kiểm tra hai mảnh nilông trước khi cọ xát.
Cọ xát theo một chiều và số lần giống nhau.
Tránh ảnh hưởng của gió.
HĐ 3: TN2 hai vật nhiễm điện hút nhau là mang điện tích khác loại 
Vì sao thanh thuỷ tinh và thanh nhựa lại nhiễm điện khác loại?
HĐ 4: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng của chúng .
Thông báo và qui ước về điện tích .
Cho HS giải thích C1:
C1: Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng vải khô . Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau . Biết rằng mảnh vải cùng bị nhiễm điện , hỏi mảnh vải mang điện tích âm hay điện tích dương? Tại sao?
HĐ 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử 
Những điện tích trên ở đâu có? Đề tìm hiểu vấn đề này chúng ta hãy vào phần tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Thông báo với HS nội dung sơ lược về cấu tạo nguyên tử : Kích thước , hạt nhân, electron và tính chất trung hoà về điện của nguyên tử, electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và từ vật này sang vật khác 
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời các câu C2,C3,C4.
C2: Trước khi cọ xát có phải trong mỗi vậtđều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại nào cấu tạo nên vật?
C3: Tại sao trước khi cọ xát ,các vật không hút các vụn giấy nhỏ?
C4: Sau khi cọ xát các vật nào trong hình 18.5b nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương và vật nào nhiễm điện âm?
HS làm TN và thảo luận theo nhóm
HS làm TN và nêu lên nhận xét : Hai vật giống nhau , được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
HS làm TN và nêu lên nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại .
Vì thanh thuỷ tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại nên chúng đã hút nhau.
HS rút ra kết luận 
C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại . Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải thì mang điện tích âm , còn mảnh vải thì mang điện tích dương.
HS thu thập thông tin của GV vừa thông báo và xem thêm trong SGK
 -
 -
 -
 -
 + +
 +
C2: Trước khi cọ xát các vật đều có mang điện tích âm và điện tích dương tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Trước khi cọ xát các vật không hề hút các vụn giấy nhỏ là vì các vật chưa nhiễm điện , các điện tích âm và điện tích dương hoà lẫn vào nhau.
C4: Sau khi cọ xát mãnh vải nhiễm điện dương (Có 6 dấu + và 3 dấu -). Thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu trừ – và 4 dấu +).
- Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron.
- Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Hai loại điện tích:
 Nhận xét: Hai vật giống nhau , được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Có hai loại điện tích . Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Có hai loại điện tích : điện tích âm và điện tích dương :
- Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương(+).
- Điện tích của thanh thuỷ nhựa sẫm khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm(-).
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
III. Vận dụng:
Một vật nhận thêm electron thì nhiễm điện âm , nếu mất bớt electron thì nhiễm điện dương.
4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò: - Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ . Làm các bài tập 18.1,18.2 SBT.
 - Xem trước bài 19 cho tiết học tới.
Ngày 7 tháng 1 năm 2012
Tổ trưởng duyệt
Lê Thị Hoa
 RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :12/1/2012
Ngày dạy :16/1/2012
Tuần :22
Tiết :22
 BÀI 19
 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I.KIẾN THỨC-KĨ NĂNG
1. Nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó.
Nêu được dòng điện là gì?
2. Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 
Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện
3. Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ 19.1 ,19.2 . Pin , acquy, đinamô của xe đạp. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Trả nội dung phần ghi nhớ, sửa bài tập 18.1,18.2 SBT.
 3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
Cho Hs nêu lợi ích và thuận tiện khi dùng điện .
“ Có điện” và “Mất điện” có nghĩa là gì? Có phải “có điện tích” và “mất điện tích” không?
HĐ 2: Tìm hiểu dòng điện là gì?
C1: Hãy tìm hiểu sự tương tự của dòng điện và dòng nước.
Cho HS quan sát hình vẽ 19.1 và nêu sự tương tự:
Mảnh phim nhựa tương tự như bình nước.
Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự như nước đựng trong bình.
Ống thoát nước.
Điện tích di chuyển qua miếng tôn, bóng đèn từ tay tương tự như nước chảy qua ống thoát .
Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như nước trong bình vơi đi.
C2: Khi nước chảy , ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn sáng lại?. HS nhận xét
Dòng điện là gì và dấu hiệu nhận biết dòng điện chạy qua các thiết bị điện .
HĐ 3: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng. Thông báo tác dụng của nguồn điện như SGK và hai cực của pin ,acquy. Kể tên các nguồn điện và mô tả các cực dương và cực âm của mỗi nguồn điện đó.
C3.Các nguồn điện có trong hình19.2, các nguồn điện mà em biết và các cực dương và âm của mỗi nguồn:
Pin tròn: Đáy bằng(-); núm nhô lên (+).
Pin vuông: Đầu loe(-); đầu khum tròn(+).
Pin cúc áo: Đáy tròn nhỏ(-); đáy tròn lớn(+)
Acquy : Cực ghi dấu(-); cực ghi dấu(+).
HĐ4: Mác mạch điện với pin, bóng đèn, công tắc và dây điện để đảm bảo đèn sáng.
HĐ 5: Vận dụng.
C4: Cho các cụm từ và các từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích , dòng điện . Hãy viết 3 câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho.
C5: Hãy kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin?.
C6: Đinamô xe đạp tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn .Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện hoạt động thắp sáng đèn?
Điện tích có ở mọi nơi, mọi vật vì điện tích có trong nguyên tử. Không thể mất điện tích được .
HS thu thập thông tin từ GV và SGK, hình vẽ và rút ra nhận xét và kết luận
C1: 
a. Mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình.
b. Điện tích dịch chuyển qua bóng đèn đến tay tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B.
C2: Muốn đèn sáng thì cần phải cọ xát mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã chạm với mảnh phim nhựa.
HS thu thập thông tin và thảo luận nhóm để trả lời
C3: Các nguồn điện trong hình 19.2; Pin tiểu ,pin vuông , pin tròn , pin dạng cúc áo,acquy.
Các nguồn điện khác: pin mặt trời , máy phát điện xách tay, đinamô xe đạp, máy phát thuỷ điện nhỏ, ổ lấy điện trong gia đình.
HS mắc điện hình 19.3 SGK
C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua . Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện .
C5: Đèn pin, đồng hồ điện tử, radiô, máy tính.
C6: Ấn đinamô để núm xoay của nó tỳ sát vào vành xe đạp. Khi bánh xe quay . dây nối từ đinamô tới đèn trở thành mạch kín. Nên đèn sáng.
Bài 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I. Dòng điện:
Nhận xét:
- Bóng đèn thử điện sáng khi các điện tích di chuyển qua nó.
Kết luận:
Dòng điện là dòng các điện tích di chuyển có hướng.
Khi cho các thiết bị hoạt động:
Vd: đèn sáng, quạt quay, ... 
II. Nguồn điện:
1. Các nguồn điện thường dùng:
2. Mạch điện có nguồn điện :
Mỗi nguồn điện đều có hai cực . Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện .
II. Vận dụng:
4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò: - Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ . Làm các bài tập 19.1,19.2 SBT.
 - Xem trước bài 20 cho tiết học tới.
Ngày 14 tháng 1 năm 2012
Tổ trưởng duyệt
Lê Thị Hoa
RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an vat ly 7.doc
Giáo án liên quan