Giáo án Vật lý 6 trọn bộ năm học 2012 - 2013

1. Mục tiêu

a) Kiến thức.

- Biết được các dụng cụ thường dùng để đo độ dài.

- Biết được đơn vị đo độ dài.

b) Kĩ năng.

- Biết cách dùng dụng cụ đo độ dài cho phù hợp với vật cần đo.

- Đo được độ dài của 1 số vật bằng dụng cụ đo độ dài.

c) Thái độ.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tế.

- Nghiêm túc trong khi học tập.

2. Đồ dùng dạy học

* Giáo viên:

- Thước dây, thước cuộn, thước mét.

* Học sinh:

- Thước cuộn, thước dây, thước mét.

3. Phương pháp

- Tìm và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

4. Tiến trình dạy học

a) Ổn định tổ chức lớp.

b) Kiểm tra bài cũ.

c) Bài mới.

* Đặt vấn đề:

GV: Đưa ra những nội dung cơ bản trong chương cần nắm được sau khi học.

HS: Lắng nghe thông báo của GV.

GV: Đưa ra tình huống như trong SGK.

HS: Lắng nghe và đọc tình huống trong SGK.

 

doc47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 trọn bộ năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra bài cũ.
c) Bài mới.
* Đặt vấn đề:
Khởi động:Với một sợi dây cao su và một lò xo, theo em hai vật này có tính chất nào giống nhau? Chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
GV: Ta hãy nghiên cứu xem sự biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? Thông qua thí nghiệm trong hình 9.1.
HS: đọc phần thông tin trong SGK.
? Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ gì.
? Ta tiến hành thí nghiệm qua các bước như thế nào.
HS: Làm TN hình 9.1 theo nhóm, điền kết quả vào bảng 9.1.
GV: Từ kết quả thí nghiệm trên chúng ta rút ra được kết luận gì? Các em hãy thực hiện yêu cầu C1.
HS: Thảo luận và trả lời C1.
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV giới thiệu: Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi. Ta nói là xo là vật có tính chất đàn hồi. 
Vậy độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào? Chúng ta sang phần 2
HS đọc thông tin về độ biến dạng của lò xo.
GV: Dựa công thức đó các em hãy thực hiện C2.
HS làm việc theo nhóm bàn, sau 2phút cho kết quả.
GV: Tổng hợp ý kiến ghi kết quả vào bảng 9.1
Chuyển: Các em đã biết biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi. Vậy Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng trong thí nghiệm trên gọi là gì? Chúng ta sang phần II.
I- Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
1. Biến dạng của một lò xo.
* Thí nghiệm:
Bảng 9.1: Bảng kết quả
Số quả nặng 50g móc vào lò xo
Tổng trọng lượng các quả nặng
Chiều dài lò xo
Độ biến dạng của lò xo
0 quả
0 N
l0 = ...cm
0 cm
1 quả
....... N
l = ....cm
l - l0 = ......cm
2 quả
........ N
l = ....cm
l - l0 =........cm
3 quả
........ N
l = ....cm
l - l0 = ..... cm
* Rút ra kết luận:
C1 
(1) dãn ra ; (2) tăng lên ; (3) bằng 
Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi.
Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo.
- Độ biến dạng của lò xò là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: ∆l = l - l0 
C2 
HĐ2: Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
HS đọc thông tin trong SGK.
? Thế nào là lực đàn hồi.
GV: Trong thí nghiệm trên quả nặng đã chịu tác dụng của những lực nào? Những lực đó có quan hệ gì với nhau? Các em hãy thực hiện yêu cầu câu C3.
HS thảo luận theo nhóm bàn câu C3, sau 2phút đưa ra câu trả lời.
GV cùng HS nhận xét. 
Chuyển: Lực đàn hồi có đặc điểm gì? Chúng ta sang phần 2.
GV: Để tìm hiểu đặc điểm của lực đàn hồi các em thực hiện yêu cầu C4.
HS thảo luận câu C4, sau đó đưa ra câu trả lời.
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
Chuyển: Vận dụng các kiến thức về lực đàn hồi các em hãy trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
II- Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
1. Lực đàn hồi.
* Khái niệm: (SGK - 31)
C3 Lực đàn hồi cân bằng với trọng lượng của quả nặng. Như vậy cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của trọng lực.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi.
C4
C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
HĐ3: Vận dụng.
GV: Cho HS thảo luận trả lời C5 
HS suy nghĩ, thảo luận câu C5 trong 2 phút, sau đó trả lời.
HS nhận xét.
GV:Cho HS làm việc cá nhân C6 .
HS làm việc cá nhân với câu C6.
1HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt lại.
III- Vận dụng.
C5
a) (1) tăng gấp đôi 
b) (2) tăng gấp ba 
C6 Sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tính đàn hồi.
d) Củng cố.
? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi những kiến thức nào.
Học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết.
? Bằng cách nào em có thể nhận biết một vật có tính chất đàn hồi hay không đàn hồi? Hãy nêu một ví dụ minh hoạ.
Đáp án: Làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực gây ra biến dạng xem vật có trở lại hình dạng ban đầu không.
Ví dụ: Dùng tay ấn vào quả bóng cao su sau đó thả tay ra ta thấy quả bóng lại trở lại hình dạng ban đầu.
e) Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo SGK và vở ghi.
- Làm bài tập: 9.1, 0.3, 9.4, 9.5, 9.6, 9.8 (SBT - 31, 32).
- Đọc trước bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.
5. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 10: Bài 10. LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
	Ngày soạn: 08/10/2012
	Ngày dạy: 18/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
	Ngày dạy: 18/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh: 36. Vắng:..........
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
- Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế và cách dùng lực kế để đo lực.
- Sử dụng được công thức liên hệ hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.
b) Kĩ năng.
- Đo được lực bằng lực kế.
- áp dụng được công thức của mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng vào bài tập cụ thể.
c) Thái độ.
- Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
2. Đồ dùng dạy học
* Giáo viên: 
- Lực kế, quả nặng, dây buộc giá TN.
* Học sinh:
- Học bài cũ và đọc trước bài mới.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Nêu định nghĩa và đặc điểm của lực đàn hồi? Chữa bài 9.1 (SBT)
Đáp án: Khi lò xo bị biến dạng thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.
Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
c) Bài mới.
* Khởi động: Khi đi mua bán người ta thường dùng cân để xác định khối lượng của một vật. Ngoài ra người ta còn có thể dùng một cái lực kế. Vậy tại sao người ta có thể dùng lực kế thay cho cái cân? Chúng ta học bài hôm nay để biết được điều đó.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu lực kế.
GV: Chúng ta tìm hiểu lực kế qua phần thông tin SGK.
 HS đọc thông tin trong SGK.
? Lực kế dùng để làm gì.
? Có các loại lực kế nào, dùng để đo những lực nào.
HS: Trả lời.
GV: Một lực kế lò xo có cấu tạo như thế nào, chúng ta nghiên cứu phần 2.
GV: Các em hãy thực hiện yêu cầu câu C1 để tìm hiểu về cấu tạo của một lực kế. 
HS thảo luận và trả lời C1 theo nhóm bàn.
GV nhận xét sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1.
HS thảo luận theo nhóm với câu C2.
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
Chuyển: Để đo lực bằng một lực kế chúng ta làm như thế nào? Chuyển nghiên cứu II.
I- Tìm hiểu lực kế.
1. Lực kế là gì ?
- Là dụng cụ dùng để đo lực.
- Có nhiều loại lực kế, lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
- Có lực kế đo lực đẩy, lực kéo và cả lực đẩy lẫn lực kéo.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
C1 (1) lò xo 
 (2) kim chỉ thị 
 (3) bảng chia độ 
C2
- GHĐ: …. (N)
- ĐCNN: …. (N)
HĐ2: Đo một lực bằng lực kế.
GV: Trước tiên chúng ta tìm hiểu về cách đo lực.
GV yêu cầu HS thực hiện C3.
HS đọc C3.
HS suy nghĩ trong 1 phút và trả lời C3.
HS khác nhận xét.
GV: Dựa vào cách đo lực như trên, các em hãy thực hành đo lực trong câu C4, C5.
HS: Làm TN theo nhóm và thảo luận với câu C4 + C5
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: Ở tiết trước các em đã biết giữa trọng lượng và khối lượng của một vật có mối quan hệ với nhau. Vậy mối quan hệ đó được biểu thị bởi công thức nào? Chúng ta sang phần III.
I- Đo một lực bằng lực kế.
1. Cách đo lực.
C3: 
 (1) vạch 0 
 (2) lực cần đo
 (3) phương 
2. Thực hành đo lực.
C4: Treo quyển sách vào đầu của lò xo, sau đó đọc kết quả thu được.
C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng.
HĐ3: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
GV: Để tìm hiểu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật các em hãy thực hiện yêu cầu C6.
HS đọc C6, thảo luận theo nhóm bàn và đưa ra đáp án cho câu C6.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác cùng nhận xét.
? Vậy giữa trọng lượng và khối lượng của một vật có quan hệ gì với nhau.
Chuyển: Vận dụng các kiến thức trên các em hãy thực hiện các câu hỏi đưa ra trong phần vận dụng.
III- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
C6
a, ...... 100g = 1N 
b, ....... 200g = 2N 
c, ........ 1kg = 10N 
P = 10m
Trong đó:
P là trọng lượng của vật, đơn vị N
m là khối lượng của vật, đơn vị kg.
HĐ4: Vận dụng.
GV: Cho HS trả lời C7 
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời C7.
GV hướng dẫn HS câu C8, yêu cầu HS về nhà thực hiện.
GV:Yêu cầu HS thảo luận và trả lời C9
HS thảo luận và trả lời C9 theo nhóm bàn.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
IV- Vận dụng.
C7 Vì trọng lượng của một vật luôn luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật. Thực chất, “cân bỏ túi” chính là một lực kế lò xo.
C9 Ta có m = 3,2 tấn = 3200 kg
=> P = 10m = 103200 = 32000 N
d) Củng cố.
? Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những kiến thức nào.
- Học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết.
e) Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 10. 2 đến 10.8 (SBT )
- Đọc trước bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng.
5. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 11: Bài 11. KHỐI LƯỢNG RIÊNG - TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
	Ngày soạn: 15/10/2012
	Ngày dạy: 25/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
	Ngày dạy: 25/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh:

File đính kèm:

  • docGA VAT LY 6 CN.doc
Giáo án liên quan