Giáo án Vật lý 6_ GV Lê Xuân Thiệt

I. MỤC TIÊU

1. Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo, bao gồm:

Ước lượng chiều dài cần đo; Chọn thước đo thích hợp; Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo; Đặt thước đúng, đặt mắt để nhìn và đọc đúng kết quả đo; Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

2. Rèn luyện tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ

Đối với mỗi nhóm

- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.

- Một thước dây hoặc thước met có ĐCNN đến 0,5 cm.

- Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “Bảng đo kết quả đo độ dài”.

- Tranh vẽ to minh họa ba trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia gần sau 1 vạch chia, giữa 2 vạch chia và gần trước vạch chia tiếp theo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định: giới thiệu môn học – chia nhóm (3ph)

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6_ GV Lê Xuân Thiệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy và chỉ rõ 3 yếu tố trên đòn bẩy đó.
HĐ 2: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào: 
-Hướng dẫn HS rút ra nhận xét: ở cả 3 đòn bẩy hình15.1,15.2,15.3 khoảng cách O2O>O1O. Dự đoán xem độ lớn của lực mà người tác dụng lên đIểm O2 để nâng vật so với trọng lượng của vật cần nâng như thế nào?
-Ghi dự đoán của HS lên bảng.
-Khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 thì độ lớn của lực bẩy F2 thay đổi so với trọng lực của vật cần nâng như thế nào?
-Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm.
-Yêu cầu HS đọc SGK để nắm vững mục đích TN và các bước thực hiện TN.
-Muốn F2 < F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mản điều kiện gì?
-Hướng dẫn HS thực hiện TN, cách lắp TN để thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 .
-Yêu cầu HS thực hiện TN câu C2 và ghi kết quả vào bảng 15.1 đã kẻ sẳn trong vở.
-Hướng dẫn HS nghiên cứu số liệu thu thập được, luyện cho HS cách diễn đạt bằng lời khoảng cách OO1 và OO2.
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận câu C3.
-Hướng dẫn HS thảo luận đi đến kết luận chung.
HĐ 3: Vận dụng: 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C4,C5,C6.
-Rèn luyện cách diễn đạt cho HS
-Quan sát hình15.2, 15.3 trên tranh.
-Đọc phần I và chỉ ra 3 yếu tố ( Điểm tựa, đIểm tác dụng của lực F1 và điểm tác dụng của lực F2 .
-Không.
-Trả lời câu C1, tham gia thảo luận trên lớp, bổ sung nếu cần.
-Cá nhân lấy thêm ví dụ và phân tích 3 yếu tố của đò bẩy đó.
*Ba yếu tố của đòn bẩy là:
+Điểm tựa O.
+Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
+Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
-Chú ý lắng nghe.
-Tham gia dự đoán.
-Nhận dụng cụ TN.
-Đọc SGK để nắm được mục đích TN và các bước thực hiện.
-Lắp TN theo sự hướng dẫn của GV và tiến hành TN.
-Mỗi HS ghi lại kết quả nhóm mình vào phiếu học tập.
-Trên cơ sở kết quả TN, cá nhân nghiên cứu và so sánh độ lớn lực F2 và trọng lượng F1 của vật trong 3 trường hợp thu được ở bảng 15.1.
-C/n chọn từ điền vào chỗ trống câu C3.
-Thảo luận để đi đến kết luận chung.
*Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
-Cá nhân suy nghĩ trả lời câu C4,C5,C6.
-Đọc phần ghi nhớ.
-Lấy ví dụ thực tế về dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy.
IV. CỦNG CỐ: (4ph)
-Gọi 1 HS đọc phàn ghi nhớ.
-Yêu cầu HS lấy 3 ví dụ thực tế các dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy
V. DẶN DÒ (2ph)
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1 đến 5/19+20.
-Ôn tập từ tiết 1 đến tiết 16 
Tuần 17
Tiết 17
ÔN TẬP
NS: 10/12/13
ND: 13/12/13
I. MỤC TIÊU
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
- Vận dụng kiến thức trong chương để giảI thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
- Có thái độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
	II. CHUẨN BỊ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg(ph)
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
20
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tậpCho học sinh nhắc lại một số kiến thức trọng tâm đã học trong Học kỳ 1. Chú ý cho phát biểu chuẩn xác các thuật ngữ vật lý.
2. Cần nhấn mạnh các kiến thức về lực và khối lượng tạo cơ sở vững chắc để giải bài tập vật lý một cách thành thạo.
Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng?
Trình bày các dấu hiệu để nhận biết có lực tác dụng vào vật?
Giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật có một quan hệ gì với nhau?
KLR và TLR của vật là gì?
Công thức và đơn vị.
Cho biết hệ thức liên hệ giữa KLR và TLR của cùng một vật.
Để đo độ dài ta dùng thước.
Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong...
Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a. Thả chìm vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
b. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ, thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến động chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
Giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P=10m, trong đó P là trọng lượng của vật đo bằng Newton còn m là khối lượng đo bằng kilogam.
- KLR của một chất được xác định bởi khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: D=m/V.
- Đơn vị KLR là kg/m3.
- TLR được xác định bởi trọng lượng của đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Công thức tính TLR theo KLR là d=10D.
20
Hoạt động 2: Luyện tập
Hướng dẫn giải
1. Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a. Thể tích của một tấn cát.
b. Trọng lượng của 3m3 cát.
1a. 
10 l= 1 dm3=10.10-3m3.
KLR của cát
 Vậy thể tích cát 
b. P=10m=10DV=10.1,5.103.3=45000N
2. 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính KLR của kem giặt và so sánh với KLR của nước. 
2. Thể tích V= 900cm3=9.10-4m3
Áp dụng công thức tính KLR ta tính được KLR của kem giặt là 1111 kg/m3, vậy KLR của kem giặt lớn hơn KLR của nước.
IV. CỦNG CỐ: (2ph)
- Theo từng phần trong bài 
V. DẶN DÒ (3ph)
- Học và làm các bài tập từ tiết 1- tiết 16 để chuẩn bị thi HKI
…………………………………..
Tuần 18
Tiết 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
NS: ..................
ND: .......................
…………………………………………………….
CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 19
RÒNG RỌC
NS: 31/12/2013
ND: 3/1/2014
I. MỤC TIÊU1. - Nêu được những ví dụ về sử dụng các lọại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
 -Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
2. - Có kĩ năng đo được lực kéo ở ròng rọc.
3. - Thái độ: cẩn thận, trung thực. 
II. CHUẨN BỊ
Lực kế có GHĐ 2N, một khối trụ kim loại có móc nặng 2N.
Một ròng rọc cố định, một ròng rọc động kèm theo giá đỡ, dây vắt qua ròng rọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Tg(ph)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
5
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống
Trong hình 41 là một phương án thứ tư trong việc nâng ống bêtông ra khỏi mương. Liệu có dễ dàng hơn không?
Một số người quyết định dùng ròng rọc để nâng vật lên
.
Hình 41
10
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của ròng rọc.
i. tìm hiỂu vỀ ròng rỌc
Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi C1.
Như thế nào là RRCĐ? Như thế nào là RRĐ?
Giáo viên có thể diễn giảng thêm cho học sinh về các loại ròng rọc nếu học sinh trả lời chưa chính xác và cho học sinh ghi tóm tắt vào vở.
- Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ.
RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật. 
15
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
ii. rÒng rỌc giÚp con ngưỜi lÀm viỆc dỄ dÀng hơn như thẾ nÀo?
a. Tổ chức cho HS làm thí nghiệm:
1. Thí nghiệm:
Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm.
Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và cách lắp ráp thí nghiệm.
Hình 42
Lưu ý cho học sinh mắc ròng rọc sao cho khối trụ khỏi rơi.
Yêu cầu nhóm học sinh thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
a. Chuẩn bị:
- Lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo (hình 42)
b. Tiến hành đo:
- Đo lực kéo theo phương thẳng đứng (trọng lượng của vật).
- Đo lực kéo vật qua RRCĐ.
- Đo lực kéo vật qua RRĐ.
c. Ghi chép:
Sau mỗi lần đo, HS ghi chép kết quả cẩn thận vào bảng Kết quả thí nghiệm.
b. Tổ chức cho học sinh nhận xét kết quả:
Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày kết quả thí nghiệm vào câu C3, và thống nhất câu trả lời.
2. Nhận xét:
Dựa vào kết quả và thực nghiệm nêu ra các nhận xét:
a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau.
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ.
3. Rút ra kết luận:
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm giáo viên hướng dẫn học sinh thống nhất phần kết luận theo câu hỏi C4: điền từ vào chỗ trống.
Giáo viên chú ý cho học sinh cách thảo luận và dùng các thuật ngữ.
RRCĐ có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Dùng RRĐ thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
3
Hoạt động 4: Ghi nhớ.
RRCĐ có giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
RRĐ làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
7
Hoạt động 5: Vận dụng.
4. Vận dụng:
Tìm những ví dụ về sử dụng ròng rọc.
Tùy vào học sinh: RRCĐ ở cột cờ, RRCĐ trong xây dựng dùng kéo bêtông lên cao.
Dùng ròng rọc có lợi gì?
Dùng RRCĐ cho ta đổi hướng của lực kéo. RRĐ cho ta lợi về lực
Cho biết sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 43 có lợi hơn? Tại sao?
Sử dụng hệ thống một RRCĐ ghép với RRĐ có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn của lực vừa lợi về phương của lực kéo (xem hình 43).
IV. CỦNG CỐ: (4ph)
- Đọc ghi nhớ
V. DẶN DÒ: (1ph)
- Học bài cũ. 
- Xem và soạn trước nội dung “Tự kiểm tra” trong bài TKCI Cơ học
Tuần 21
Tiết 20
TỔNG KẾT CHƯƠNG I. CƠ HỌC 
NS: 8/1/2014
ND: 10/1/2014
I. MỤC TIÊU1. Ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương.
2. Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng.
II. CHUẨN BỊ
Một số dụng cụ trực quan như nhãn có ghi khối lượng tịnh, kéo cắt tóc, kéo cắt kim loại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Tg(ph)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
15
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập
I. ÔN TẬP
Hướng dẫn cho HS trả lời 13 câu hỏi trong SGK.
Hướng trả lời, giáo viên chú ý cho học sinh sử dụng thuật ngữ chính xác khi trả lời.
1. Nêu tên các dụng cụ đo chiều dài, đo thể tích, đo khối lượng.
1. Thước, bình chia độ, bình tràn, lực kế cân.
2. Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là gì?
2. Lực.
3. Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
3. Làm cho vật bị biến dạng hoặc làm biến đội vận tốc của vật.
4. Nếu hai lực cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên mà nó vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
4. Hai lực 

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LI 6 CA NAM D.doc
Giáo án liên quan