Giáo án Vật lý 6

1. Bối cảnh năm học:

 - Năm học 2013 – 2014 bắt đầu trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cũng như thách thức đổi với mỗi thành viên trong đơn vị.

 - Nhà trường cơ sở vật chất cũng như con người để thực hiên thành công quá trình đạt trường chuẩn quốc gia.

 - Nhà trường đang tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, năm học “Xây dựng kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục”, “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học để nâng cao chất lượng .

 

2. Thuận lợi:

- Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong xã , BGH nhà trường và hội cha mẹ học sinh .

- Học sinh trên địa bàn xã đa số đều ngoan và một bộ phận học sinh tích cực học tập.

- Học sinh có đủ Sách giáo khoa , đồ dùng học tập .

- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Về bản thân :

 - Nhiệt tình trong công tác, đoàn kết tương trợ lẫn nhau.

- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động của nhà trường.

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh giỏi.
 + Học tập kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi của các đồng nghiệp trong trường và các trường bạn.
 + Có phương án bồi dưỡng học sinh khá giỏi ngay trong từng tiết trên lớp.
3. Nhiệm vụ 3: Đăng ký thi đua
	 LĐTT cấp huyện
III. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN
( Đối chiếu với chương trình, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học, hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN)
Môn vật lý 6
Tuần
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
Yêu cầu về chuẩn
Thiết bị
Đồ dùng
Nội dung giảm tải, tích hợp:
Kiến thức
Kĩ năng
1
1
BÀI 1-2. ĐO ĐỘ DÀI
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
-Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
Thước dây, thước kẻ, thước mét
Mục I “ đơn vị đo độ dài “ học sinh tự ôn tập, câu C1 đến C10 – Chuyển một số thành bài tập về nhà.
2
2
BÀI 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của bình chia độ.
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
Bình chia độ (250-5ml, 250-10ml, 250-25ml,...), bình tràn, 
- Mục II “ đo khối lượng “có thể dùng cân đồng hồ thay cho cân Rô – béc – van, có thể em chua biết- theo nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/08/2007 của CP thì “1 chỉ vàng có khối lượng là 3,75g”
3
3
BÀI 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
- Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Bình chia độ (250-5ml, 250-10ml, 250-25ml,...), bình tràn, chậu nước, vài hòn sỏi, dây buộc.
4
4
BÀI 5. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
Đo được khối lượng bằng cân
Cân Rôbecvan, hộp quả cân , vật mẫu ( Có thể dùng cân đồng hồ )
5
5
BÀI 6. LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Xe lăn, lò xo, lò xo lá tròn, giá đỡ TN có kẹp vạn năng, quả gia trọng, nam châm thẳng .
6
6
BÀI 7. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
- Học sinh biết được tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc của vật và gây ra sự biến dạng.
- Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, nhận xét, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Mặt phẳng nghiêng, giá đỡ TN có kẹp vạn năng, lò xo lá tròn, hòn bi .
7
7
BÀI 8.TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
Học sinh biết được trọng lực là lực hút của trái đất lên mọi vật., biết được trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới, biết được đơn vị đo lực là niutơn, trọng lượng quả cân 100g là 1 niutơn
Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, suy luận hợp lý
Giá đỡ TN, lò xo, quả nẳng 50g, dây dọi .
8
8
KIỂM TRA 1 TIẾT
HS nắm được các kiến thức cơ bản đã học. Nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong học kì I.
Rèn luyện cho học sinh có thái độ đúng đắn trong kiểm tra thi cử
9
9
BÀI 9. LỰC ĐÀN HỒI
- Học sinh bước đầu biết được khái niệm : biến dạng đàn hồi, tính chất đàn hồi, lực đàn hồi. 
- Biết được độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Có kỹ năng thí nghiệm, quan sát,nhận xét, rút ra kết luận chung
Thước kẻ, giá TN, lò xo, hộp quả nặng .
10
10
BÀI 10. LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC.
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
- Học sinh biết được cấu tạo đơn giản của 1 lực kế, công dụng của lực kế để đo lực, cách sử dụng
lực kế để đo lực. 
 - Biết được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng P = 10m.
Có kỹ năng sử dụng lực kế để đo lực, kỹ năng vận dụng công thức P = 10m
Lực kế ( 1N; 2,5N; 5N), hộp quả nặng .
11
11
BÀI 11. KHỐI LƯỢNG RIÊNG – BÀI TẬP
Học sinh hiểu được khối lượng riêng của 1 chất, đơn vị đo và ý nghĩa của các đại lượng này, biết được khối lượng riêng của 1 số chất thường gặp, 
nắm được công thức đồng thời biết 
Có óc suy luận, phân tích và khái quát hóa, kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm phân biệt được khối lượng và khối lượng riêng.
Bảng vẽ KLR của 1 số chất. Cân Rôbecvan, hộp quả cân, hòn sỏi, bình chia độ, cốc nước.
- Dạy thành 2 tiết- Mục III: Xác định trọng lượng riêng của một chất - không dạy
12
12
BÀI 11. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG – BÀI TẬP
Học sinh hiểu được trọng lượng riêng của 1 chất, đơn vị đo và ý nghĩa của các đại lượng này, biết được khối lượng riêng của 1 số chất thường gặp, 
nắm được công thức đồng thời biết xác định trọng lượng riêng của 1 chất bằng cách dùng cân và bình chia độ
Có óc suy luận, phân tích và khái quát hóa, kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm phân biệt được khối lượng và khối lượng riêng.
Bảng vẽ KLR của 1 số chất. Cân Rôbecvan, hộp quả cân, hòn sỏi, bình chia độ, cốc nước.
- Dạy thành 2 tiết- Mục III: Xác định trọng lượng riêng của một chất - không dạy
13
13
BÀI 12. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
Học sinh biết được cách xác định khối lượng riêng của sỏi bằng cân và bình chia độ.
Có kỹ năng sử dụng cân và bình chia độ
Lực kế (Cân Rôbecvan, hộp quả cân), bình chia độ, chậu nước, vài hòn sỏi .
14
14
BÀI 13. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
Học sinh biết được muốn kéo vật lên thì lực kéo ít nhất bằng trọng lượng vật và một số máy cơ đơn giản là mặt phẳng nghiêng, ròng rọc ,đòn bẩy.
Có kỹ năng thí nghiệm, so sánh, khái quát hóa vấn đề, kỹ năng liên hệ thực tế.
Giá TN, 2 lực kế 5N, quả nặng 200g .
15
15
BÀI 14. MẶT PHẲNG NGHIÊNG
Học sinh biết được dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng vật và mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo càng nhỏ.
Có kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, óc suy luận, khái quát hóa
Giá TN, lực kế 5N, quả nặng 200g ,mp nghiêng, 
16
16
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Ôn tập, củng cố các kiến thức đã học từ BÀI 1 đến BÀI 15
Có kĩ năng khái quát hoá các kiến thức đã học
Đề cương
17
17
KIỂM TRA HỌC KÌ I
HS nắm được các kiến thức cơ bản đã học. Đánh giá chất lượng học kì I. Định hướng cho học sinh có thói quen trong thi cử
Có kĩ năng khái quát hoá các kiến thức đã học. kỹ năng làm BÀI thi
18
18
BÀI 15. ĐÒN BẨY
Học sinh biết được cấu tạo của đòn bẩy gồm điểm tựa O và 1 điểm O1 tác dụng của trọng lượng vật, 1 điểm O2 tác dụng của lực nâng vật, và biết được khi OO2 > OO1 thì F2 < F1.
Có kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, óc nhận xét, suy luận và khái quát hóa.
Giá TN, lực kế 5N, quả nặng 200g , đòn bẩy và chốt lắp .
19
19
BÀI 16. RÒNG RỌC
 - Biết được tác dụng của ròng rọc động và ròng rọc cố định 
 - Nêu được thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống.
Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp
Giá TN, lực kế 5N, quả nặng 200g, 2 ròng rọc và dây buộc
20
20
BÀI 17. TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC
Hoc sinh ôn tập để nắm lại các kiến thức cơ bản trong chương I.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải những BÀI tập định tính, đưa kiến thức vào thực tế.
Kẻ bảng ô chữ ( nếu có )
21
21
BÀI 18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
Học sinh biết được chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, đồng thời biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Rèn luyện óc quan sát, nhận xét và rút ra được kết luận chung.
 - Rèn luyện vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
Bộ dãn nở khối ( h 18.1 )
22
22
BÀI 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
Học sinh biết được tính chất của chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi và các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng.
3 bình cầu chứa rượu, dầu, nước có nút cao su 1 lỗ cắm ống thuỷ tinh.
23
23
BÀI 20. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
Học sinh nắm được tính chất chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi đồng thời biết được các chất khí nở vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
 - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm, óc quan sát, nhận xét.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Cốc nước có pha màu, bình cầu có nút cao su 1 lỗ cắm ống thuỷ tinh .
Câu C8, C9- không yêu cầu HS trả lời
24
24
BÀI 21. MỘT SỐ ỨNG DỤNG
CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
- Học sinh nắm được chất rắn nở vì nhiệt gây ra lực rất lớn do đó phải ngăn ngừa sự tác hại của lực này trong thực tế. Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng này.
 - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích các hiện tượng vật lý xảy ra.
Bộ dãn nở dài (h 21.1), đèn cồn, băng kép ( nếu có ) .
- Thí nghiệm hình 21.1 chuyển thành thí nghiệm biểu diễn
- Biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Trong xây dựng (đường ray xe lửa, nhà cửa, cầu…) cần tạo ra khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó giãn nở.
+ Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
25
25
BÀI 22. NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI
Hoc sinh nắm được cấu tạo của các loại nhiệt kế thông dụng , 2 loại nhiệt giai Celciu và Fahrenheit.
Rèn luyện kỹ năng quan sát,suy luận để phát hiện kiến thức, biết đổi giá trị nhiệt độ từ nhiệt giai Celcius sang nhiệt giai Fahrenheit và ngược lại.
Nhiệt kế y tế , nhiệt kế dầu .
- Mục 2b, mục 3 tr 70 – Đọc thêm, nhiệt độ trong nhiệt giai kenvin,kí hiệu K
- Các biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.
+ Trong dạy học tại các trường phổ thông nên sử dụng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu.
+ Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
26
26
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ôn tập, kiểm tra, đánh giá các kiến thức về : sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí và ứng dụng của chúng, nhiệt kế, nhiệt giai.
Thực hiện tốt 1 BÀI kiểm tra
27
27
BÀI 23.THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ
Học sinh thực hành sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể và sử dụng nhiệt kế dầu để đo sự thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng nhiệt kế , bước đầu rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị.
- Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác, tinh thần hợp tác.
Đèn cồn, giá đỡ TN có kẹp, lưới chì, cốc nước, nhiệt kế y tế, dầu .
28
28
BÀI 24. SỰ NÓNG CHẢY 

File đính kèm:

  • docke hoach bo mon vat ly 6.doc