Giáo án Vật lý 11 Tiết 1. điện tích. định luật cu-Lông

I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG

 - Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).

 - Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.

 - Vận dụng được định luật Cu-lông để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS. Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo.

Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, điện tích điểm, tương tác giữa các điện tích.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 Tiết 1. điện tích. định luật cu-Lông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ron để giải thích được các cách làm cho vật nhiễm điện.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.
- Chuẩn bị phiếu câu hỏi.
2. Học sinh
	 Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Phát biểu, biết biểu thức của định luật Cu-lông.
Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu thuyết electron.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của nguyên tử.
 Nhận xét ý kiến của học sinh.
 Giới thiệu điện tích, khối lượng của electron, prôtôn và nơtron.
 Yêu cầu học sinh cho biết tại sao bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.
 Giới thiệu điện tích nguyên tố.
 Giới thiệu thuyết electron.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì nguyên tử không còn trung hoà về điện.
 Yêu cầu học sinh giải thích sự nhiễm điện của các vật.
 Nêu cấu tạo nguyên tử.
 Ghi nhận điện tích, khối lượng của electron, prôtôn và nơtron.
 Giải thích sự trung hoà về điện của nguyên tử.
 Ghi nhận điện tích nguyên tố.
 Ghi nhận thuyết electron.
 Thực hiện C1.
 Cho biết khi nào thì nguyên tử không còn trung hoà về điện.
 Giải thích sư hình thành ion dương, cho ví dụ.
 Giải thích sự hình thành ion âm, cho ví dụ.
 Giải thích sự nhiễm điện dương, điện âm của vật.
I. Thuyết electron
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
a) Cấu tạo nguyên tử
 Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. 
 Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.
 Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của prôtôn.
 Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.
b) Điện tích nguyên tố
 Độ lớn điện tích của electron và của prôtôn là điện tích nhỏ nhất có thể có được, nên gọi chúng là điện tích nguyên tố. Kí hiệu e = |qe| = 1,6.10-19 C.
2. Thuyết electron
 Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật.
+ Electron có thể rời khỏi nguyên tử để đi từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.
+ Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm và được gọi là ion âm.
 + Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích ngyên tố dương (prôtôn). Nếu số electron ít hơn số prôtôn thì vật nhiễm điện dương.
Hoạt động3 (10 phút): Vận dụng thuyết electron.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu vật dẫn điện, vật cách điện.
 Y/c học sinh thực hiện C2, C3.
 Giới thiệu sự phân biệt vật dẫn điện, cách điện chỉ là tương đối.
 Yêu cầu học sinh giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C4
 Vẽ hình 2.3.
 Yêu cầu học sinh giải thích sự nhiễm điện do hưởng ứng.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C5.
 Ghi nhận các khái niệm vật dẫn điện, vật cách điện.
 Thực hiện C2, C3.
 Ghi nhận sự phân biệt vật dẫn điện, cách điện chỉ là tương đối.
 Giải thích.
 Thực hiện C4.
 Vẽ hình 2.3.
 Giải thích.
 Thực hiện C5.
II. Vận dụng
1. Vật dẫn điện và vật cách điện
 Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.
 Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do.
 Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối.
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc
 Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó.
3. Sự nhiễm diện do hưởng ứng
 Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương.
Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu định luật.
 Yêu cầu học sinh tìm ví dụ.
 Ghi nhận định luật.
 Tìm ví dụ minh hoạ.
III. Định luật bảo toàn điện tích
 Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.
Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
 Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 5, 6 sgk và 2.1, 2.2, 2.5, 2.6 sách bài tập.
 Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
 Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 08/8/2013.	Ngày dạy: 21/8/2013.
Tiết 3. BÀI TẬP
I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG
	- Nắm được lực tương tác giữa các điện tích điểm.
	- Nắm vững thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích.
	- Giải được các bài toán liên quan đến lực tương tác giữa các điện tích điểm.
	- Giải thích được các hiện tượng liên quan đến thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 	- Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.
	- Chuẩn bị thêm một số câu trắc nghiệm và một số bài tập tự luận khác. 
Học sinh: 	- Giải các câu trắc nghiệm và bài tập tự luận thầy cô đã ra về nhà.
	- Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải.
	- Các cách làm cho vật nhiễm điện.
	- Hai loại điện tích và sự tương tác giữa chúng.
	- Đặc điểm lực tương tác giữa các điện tích điểm,
	- Lực tương tác giữa nhiều điện tích điểm lên một điện tích điểm.
	- Thuyết electron.
	- Định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động 2 (15 phút): Giải một số câu trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu 2 học sinh lên bảng giải chi tiết các câu trắc nghiệm trong sách giáo khoa và sách bài tập.
 Yêu cầu các học sinh khác nhận xét bài giải của bạn.
 Sửa những thiếu sót (nếu có).
 Giải chi tiết các câu trắc nghiệm theo yêu cầu của thầy, cô.
 Nhận xét bài giải của bạn. 
Câu 5 trang 10: D
Câu 6 trang 10: C
Câu 5 trang 14: D
Câu 6 trang 14: A
Câu 1.2: D
Câu 1.3: D
Câu 2.5: D
Câu 2.6: A
Hoạt động 3 (15 phút): Giải một số bài tập tự luận.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Cu-lông.
 Yêu cầu học sinh tính |q|.
 Yêu cầu học sinh cho biết điện tích của mỗi quả cầu.
 Vẽ hình. Yêu cầu học sinh xác định các lực tác dụng lên mỗi quả cầu.
Viết biểu thức định luật.
Tính |q|
 Xác định điện tích của mỗi quả cầu mỗi quả cầu sau khi tách ra.
 Xác định các lực tác dụng lên mỗi quả cầu.
 Nêu điều kiện cân bằng.
 Tính q.
Bài 8 trang 10 
 Theo định luật Cu-lông ta có
 F = k = k
ð |q| = = 10-7(C)
Bài 1.7 
 Mỗi quả cầu sẽ mang một điện tích .
 Lực đẩy giữa chúng là F = k
 Điều kiện cân bằng : = 0
 Ta có: tan = 
 ð q = ±2l= ± 3,58.10-7C
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 08/8/2013.	Ngày dạy: 24/8/2013.
Tiết 4. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (Tiết 1)
I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG
	- Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.
	- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
	- Nắm được các yếu tố xác định véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo v

File đính kèm:

  • docon tap cho bai kiem tra ly 11 dau tien.doc
Giáo án liên quan