Giáo án Vật lý 11 chương 7

I. Mục tiêu:

• Kiến thức: Học sinh biết được.

+ Cấu tạo, đường đi của tia sáng qua lăng kính , các công thức cơ bản của lăng kính.

+ Sự biến thiên góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới biến thiên.

+ Góc lệch cực tiểu và đường đi tia sáng trong trường hợp này.

+ Các trường hợp lăng kính phản xạ toàn phần.

• Kĩ năng:

+ Biết cách vẽ đường đi tia sáng qua lăng kính.

+ Biết ứng dụng định luật khúc xạ ánh sáng và phản xạ ánh sáng vào trường hợp lăng kính.

+ Vận dụng tốt các công thức vào lăng kính và biết cách tính góc lệch của tia ló đối với tia tới.

• Thái độ:

+ Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 chương 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoảng cách khác nhau nhưng mắt vẫn nhìn thấy rõ. Tại sao? Để trả lời câu hỏi đó ta cần nghiên cứu xem mắt có cấu tạo và hoạt động như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của mắt (9 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Đọc SGK, trả lời
- Đọc sách, tìm hiểu và mô tả
- Chiếu hình 50.1 SGK lên màn hình
- Yêu cầu HS dựa vào SGK nêu các bộ phận của mắt trên phương diện sinh học.
- GV thông báo cho học sinh biết về phương diện quang hình học, ta có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ gọi là “Thấu kính mắt”
- Cho học sinh tìm hiểu các bộ phận thuộc “thấu kinh mắt”
- GV dùng Crocodile (hoặc tranh) để hệ thống lại các bộ phận thuộc “thấu kính mắt”. Lưu ý: Giác mạc có độ dày và chiết suất 1,37
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự điều tiết. Điểm cực cận và điểm cực viễn (18 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- HS thảo luận, đưa ra câu trả lời
	+Mắt nhìn rõ vật khi ảnh của vật cho bới thấu kính mắt hiện rõ trên màng lưới, ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật. Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thay đổi, thì muốn cho mắt nhìn rõ vật, tiêu cự thấu kính mắt cần phải thay đổi sao cho ảnh của vật nằm trên màn lưới. Điều đó được thực hiện bằng cách thay đổi độ căng của cơ vòng, làm thay đổi độ cong của các mặt thể thủy tinh.
- HS thảo luận và trả lời: Khác
	+ Ở mắt, vị trí của thấu kính mắt không đổi, tiêu cự thay đổi.
	+ Ở máy ảnh, vị trí của thấu kính hội tụ thay đổi còn tiêu cự của nó không đổi.
- HS thực hiện quan sát và trả lời: Khi vật ở rất xa hoặc rất gần mắt thì mắt không thể nhìn rõ được.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1.a,b,c trên phiếu học tập:
	Vật càng xa thì f ä, Rä, thể thủy tinh càng dẹt, mắt càng ít điều tiết (có thể không cần điều tiết)
- HS trả lời:
	Mắt không tật là mắt khi không điều tiết fmax=OV
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 2.a,b,c trên phiếu học tập:
- Nếu câu hỏi: Mặc dù các vật đặt ở những khoảng cách khác nhau, nhưng mắt ta vẫn nhìn thấy rõ. Tại sao?
- GV đưa ra định nghĩa sự điều tiết. Dùng phần mềm minh họa sự điều tiết của mắt.
- Cho học sinh trả lời câu hỏi C1
- Cho HS thử quan sát bằng cách đưa 1 vật (chữ viết) rất xa hoặc lại gần mắt và nhận xét về sự nhìn rõ của mắt?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi 1.a,b,c trong phiếu học tập
- Nhận xét phiếu học tập của HS, minh họa bằng phần mềm giúp HS khẳng định sự đúng đắn và đưa ra định nghĩa điểm cực viễn (Cv). 
 Lưu ý: 
	 + Mắt không có tật điểm cực viễn ở vô cực.
	 + Khi quan sát vật ở điểm cực viễn, mắt không điều tiết, cơ vòng ở trạng thái nghỉ, mắt không mỏi. Thể thủy tinh dẹt nhất, tiêu cự lớn nhất, độ tụ nhỏ nhất. Tiêu cự của TK mắt nằm trên màng lưới fmax=OV. 
- Mắt không tật là mắt như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi 2.a,b,c trong phiếu học tập
Hoạt động 4: Tìm hiểu về góc trông vật và năng suất phân li của mắt (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
IV: Rút kinh nghiệm:
V : Bổ sung :
Bài 51: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Trình bày được các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và mắt lão, phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm các mắt đó.
Tư duy:
	Đề xuất được cách khắc phục tật cận thị, viễn thị, lão thị bằng cách đeo kính và chọn kính cho mắt cận thị và viễn thị.
Kĩ năng:
	Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các thông số liên quan đến kính cận, kính viễn, kính lão cần đeo cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính.	
CHUẨN BỊ
GV
Một chiếc kính cận, một chiếc kính viễn và một chiếc kính lão.
Chuẩn bị thêm một số phần mềm quang học, flash, máy vi tính và máy chiếu đa năng.
Nội dung ghi bảng
Bài 51: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Cận thị
a) Đặc điểm của mắt cận
- Không nhìn được xa, nhìn gần hơn mắt thường.
- Cv cách mắt một khoảng không lớn, Cc gần mắt hơn (so với mắt bình thường).
- Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi không điều tiết: nằm trước màng lưới.
b) Cách khắc phục tật cận thị
- Khắc phục tật cận thị là làm thế nào để mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường.
- Kính đeo sao cho vật ở xa cho ảnh nằm gần hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Các cách khắc phục:
+ Đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc. 
+ Phẫu thuật giác mạc làm giảm độ cong mặt ngoài giác mạc.
- Để mắt cận thị nhìn được vật ở xa vô cùng như mắt thường, phải chọn kính phân kì có tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến điểm cực viễn (coi như đeo kính sát mắt).
2. Viễn thị: 
a). Đặc điểm của mắt viễn 
- Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường.
- Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm sau màng lưới.
- Cv nằm ở sau màng lưới, Cc xa mắt hơn (so với mắt bình thường).
b) Cách khắc phục tật viễn thị
- Khắc phục tật viễn thị là làm thế nào để mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường.
- Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Các cách khắc phục :
+ Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.
+ Phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc.
-Để mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt thường, phải chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt viễn (coi như đeo kính sát mắt).
3. Lão thị:
a) Đặc điểm của mắt lão 
- Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường.
- Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm trên màng lưới.
- Cv nằm ở trên màng lưới, Cc xa mắt hơn (so với mắt thường)
b) Cách khắc phục tật lão thị:
- Khắc phục tật lão thị là làm thế nào để mắt lão nhìn gần rõ như mắt thường (giống như mắt viễn).
 - Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Các cách khắc phục: 
+ Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.
+ Phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc.
- Để mắt lão nhìn được vật ở gần như mắt thường, phải chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt lão (coi như đeo kính sát mắt).
HS
Ôn tập về cách khắc phục tật cận thị và lão thị trong chương trình vật lí 9.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(8 phút): Đặt vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của mắt cận.
Hoạt động học của HS
Hoạt động dạy của GV
Theo dõi GV đặt vấn đề.
Trả lời:
+ Không nhìn được xa, nhìn gần hơn mắt thường.
+Cv cách mắt một khoảng không lớn, Cc gần mắt hơn (so mắt bình thường).
+ Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm trước màng lưới
- Nêu vấn đề: Các tật thường gặp ở mắt là: cận thị, viễn thị và lão thị. Vậy các mắt này có đặc điểm như thế nào và có những cách nào khắc phục?
Hỏi: Hãy cho biết, đối với mắt cận thị so với mắt bình thường thì:
+ Khả năng nhìn xa và gần như thế nào?
+suy ra: vị trí điểm Cc và điểm Cv ở đâu? vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết?
Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu nguyên tắc khắc phục tật cận thị và các cách khắc phục tật cận thị.
Hoạt động học của HS
Hoạt động dạy của GV
Trả lời: đeo kính cận.
HS sờ vào kính nhận ra đó là kính phân kì.
HS thảo luận, vẽ hình và trả lời: vật ở xa , qua kính phân kì cho ảnh gần hơn, ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ mắt.
HS đề xuất cách cắt bỏ sao cho giác mạc mới có tác dụng phân kì hơn các chùm sáng tới giác mạc.
- Trả lời: Chọn kính phân kì có tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến điểm cực viễn.
Hỏi: Có cách nào để mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường?
-Tại sao đeo kính cận lại có thể giúp mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường? Hãy sờ vào chiếc kính cận để xem đó là kính gì?
- GV mô phỏng vai trò của kính phân kì trong việc khắc phục cận thị bằng phần mềm “Quang hình học- Mô phỏng và thiết kế”
- Nếu giác mạc có hình dạng như ở dưới mà một phần bất kì nào đó của nó có thể cắt bỏ được, thì nên cắt bỏ giác mạc như thể nào sao cho “vật ở xa, qua giác mạc mới cho ảnh gần hơn trước” .
- Nên chọn độ tụ kính phân kì như thế nào để mắt cận nhìn được vật ở xa vô cùng như mắt thường?
GV mô phỏng việc chọn tiêu cự của kính phân kì để mắt cận nhìn được vật ở xa vô cùng bằng phần mềm “quang học- mô phỏng và thiết kế ”, chường trình “tật cận thị - chọn kính hợp số”
Hoạt động 3 (3 phút): Tìm hiểu các đặc điểm của mắt viễn
Hoạt động học của HS
Hoạt động dạy của GV
Xem SGK
- Trả lời: 
+ CV nằm ở sau màng lưới, CC xa mắt hơn (so với mắt bình thường).
- Thông báo: Đối với mắt viễn so với mắt bình thường thì :
+ Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt bình thường 
- Thông báo: ví trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm sau màng lưới.
- Hỏi: vị trí điểm Ccvà đỉêm Cv ở đâu?
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu nguyên tắc khắc phục tật viễn thị và các cách khắc phục tật viễn thị
Hoạt động học của HS
Hoạt động dạy của GV
Trả lời : Đeo kính viễn.
- HS sờ vào kính viễn nhận ra đó là kính hội tụ. 
HS thảo luận, vẽ hình và trả lời: vật ở gần, qua kính hội tụ trong khoảng tiêu cự của kính cho ảnh xa hơn, ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- HS đề xuất cách cắt bỏ sao cho giác mạc mới có tác dụng hội tụ hơn các chùm sáng tới giác mạc.
-Trả lời: Chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt viễn.
-Nêu câu hỏi: Có cách nào để mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường?
- Tại sao đeo kính viễn thị lại có thể giúp cho mắt viễn nhìn gần rõ như mắt bình thường? Hãy sờ vào chiếc kính viễn để xem đó là kính gì? Tại sao đeo kính đó lại giúp mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường?
-GV mô phỏng vai trò của kính hội tụ trong việc khắc phục tật viễn thị bằng phần mềm, chương trình “mắt viễn thị - Cách sửa tật viễn thị”
- Nếu giác mạc có hình dạng như ở dưới mà một phần bất kì nào đó của nó có thể cắt bỏ được, thì nên cắt bỏ giác mạc như thế nào sao cho “ vật ở gần, qua giác mạc mới cho ảnh xa hơn trước ?”.
-Nên chọn độ tụ kính hội tụ như thế nào để mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt thường? 
- GV mô phỏng việc chọn tiêu cự của kính hội tụ để mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt thường bằng phần mềm quang học, chương trình “tật viễn thị - chọn kính

File đính kèm:

  • docchuong7.doc