Giáo án Vật lý 11 cả năm

Phần I: ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC

Chương I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

Bài 1:

Tiết 1 : ĐIỆN TÍCH- ĐỊNH LUẬT CU - LÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm, điện tích, điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

 - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.

 - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2. Kĩ năng

- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.

 - Giải bài toán tương ứng tương tác tĩnh điện.

 - Làm vật nhiễm điện do cọ xát.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện

- Xem SGK Vật lí 7 để biết học sinh đã học gì ở THCS

2. Học sinh

- Xem lại kiến thức về phần này đã học ở lớp 7

 

doc115 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
L1:
- Để nhận ra nam châm ta thử tính chất hút sắt của nó.
- Các chất có thể dùng làm nam châm vĩnh cửu là: sắt, niken, côban, mangan, gadolinium, disprosiumhoặc là các hợp chất của nó.
PC2 - Nêu đặc điểm của nam châm.
TL2:
- Đặc điểm của nam châm.
 + Nam châm bao giờ cũng có hai phần có khả năng hút sắt mạnh nhất, hai phần đó gọi là cực bắc và cực nam. 
 + Các cực cùng loại thí đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ tính của dây dẫn (5’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC3.
- Trả lời C2.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời câu hỏi trong PC4.
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC3.
- Nêu câu hỏi C2.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC4.
PC3 - Dòng điện có đặc điểm gì giống nam châm?
TL3: - Dây dẫn mang dòng điện có khả năng tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện khác.
PC4 - Tương tác từ là gì?
TL4: - Tương tác từ là tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện, dòng điện với dòng điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm từ trường. (5’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC5.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- Nêu câu hỏi PC5.
- Xác nhận kiến thức.
PC5 - Từ trường là gì?
 - Hướng của từ trường được quy định thế nào?
TL5: 
- Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.
- Hướng từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm đường sức từ. (13’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC6.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- Nêu câu hỏi PC6.
(Có thể yêu cầu hs nhắc lại định nghĩa và tính chất của đường sức điện để tiện so sánh)
- Xác nhận kiến thức.
PC6 - Đường sức từ là gì?
 - Đặc điểm của đường sức từ do một dòng điện thẳng gây ra
 - Đặc điểm của đường sức từ do một dòng điện tròn gây ra
 - Đường sức từ có những tính chất gì?
TL6: 
- Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với hướng với từ trường tại điểm đó.
- Đường sức từ do một dòng điện thẳng gây ra có dạng là các đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện, có chiều xác định theo quy tắc “nắm tay phải”
- Đường sức từ do một dòng điện tròn gây ra có chiều xác định theo quy tắc mặt Nam-mặt Bắc.
- Các tính chất của các đường sức:
 + Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
 + Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
 + Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định.
 + Quy ước vẽ đường sức từ sao cho chỗ từ trường mạnh thì đường sức dày, chỗ đường sức yếu thì đường sức thưa.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về từ trường Trái Đất. (5’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK, trả lời các câu hỏi PC7.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- Yêu cầu hs đọc SGK, nêu câu hỏi PC7.
- Xác nhận kiến thức.
PC7 - Chứng minh sự tồn tại của từ trường Trái Đất.
 - Nêu đặc điểm của từ trường Trái Đất.
TL7: - Tại mỗi vị trí xác định, kim nam châm ở trạng thái tự do luôn định hướng xác định theo phương Bắc – Nam. Điều này chứng tỏ Trái Đất là nam châm.
- Đặc điểm của từ trường Trái Đất: Có thể chia thành 2 thành phần, một thành phần không đổi còn một thành phần biến thiên phức tạp. Trục của nam châm khổng lồ và trục của Trái Đất lệch nhau 110.
Hoạt động 6: Vận dụng, củng cố và giao bài tập về nhà. ( 8’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ
- Làm các bài tập 5,6 SGK
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ trong bài
- Yêu cầu hs làm các bài tập 5,6 SGK
* Giao bìa tập về nhà.
- Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
- Đọc trước bai 20“Lực từ-Cảm ứng từ”
Ngày Soạn: 22/12/2009 Ngày dạy: 23/12/2009
Tiết 39: LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nêu được khái niệm từ trường đều.
Trình bày được các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
Viết và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức tính lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện.
Trình bày được khái niệm cảm ứng từ.
Kĩ năng:
Xác định quan hệ về chiều giữa dòng điện, véc tơ cảm ứng từ và véc tơ lực từ.
Giải các bài toán liên quan đến nội dung của bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Phấn màu, thước kẻ.
Thí nghiệm xác định lực từ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số:(2’)
2. Kiểm tra bài cũ: câu hỏi P5, P6, P7 của bài trước?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ trường đều. (3’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục I.1, trả lời câu hỏi PC1. 
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1.
- Xác nhận kiến thức.
PC1 - Từ trường đều là gì?
TL1: - Từ trường đều là từ trường mà các đường sức của nó là những đường song song, cùng chiều và cách đều nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện, đặt trong từ trường đều. ( 15’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Chú ý, suy nghĩ để rút ra kết luận của bài.
- Trả lời câu hỏi C1, C2.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Giới thiệu và mô tả thí nghiệm hình 20.2.
- Hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm và trả lời từng ý của bài.
- Nêu câu hỏi C1, C2.
- Đưa ra quy tắc bàn tay trái:
- Xác nhận kiến thức cần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cảm ứng từ ( 15’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC2, PC3.
- Nêu câu hỏi PC2, PC3.
- Hướng dẫn HS trả lời từng ý.
PC2- Trình bày các đặc điểm của vectơ cảm ứng từ.
TL2:- Các yếu tố của khái niệm cảm ứng từ:
 + Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực.
 + Biểu thức: 
 + Điểm đặt: tại điểm đang xét.
 + Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
 + Đơn vị Tesla (T).
PC3- Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn đặt trong từ trường đều.
TL3: - Các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn :
 + Điểm đặt: đặt tại trung điểm của đoạn dây.
 + Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và đường cảm ứng từ.
 + Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái.
 + Độ lớn: F = BIl.sinα
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố và giao bài tập về nhà (10’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ
- Làm các bài tập 4, 5 SGK
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ trong bài
- Yêu cầu hs làm các bài tập 4, 5 SGK
* Giao bìa tập về nhà.
- Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
- Đọc trước bai 20“Lực từ-Cảm ứng từ”
Ngày soạn: 24 / 12 / 2009 Ngày dạy: 25 / 12 / 2009
Tiết 40. 
TỪ TRƯỜNG TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT.
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nêu được đặc điểm chung của từ trường.
Vẽ được hình dạng các đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng khác nhau.
Nêu được công thức tính cảm ứng từ trong các trường hợp đặc biệt.
Kĩ năng:
Xác định véc tơ cảm ứng từ tại mỗi điểm do dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
Giải các bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
. Các hình vẽ hình dạng các đường sức của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
Học sinh:
- Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 2’ )
- Sĩ số:..
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi PC2, PC3 của bài trước. ( 7’)
3. Bài mới:
Hoạt động 1 Tìm hiểu các đặc điểm chung của từ trường. ( 3’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK để trả lời.
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1.
- Gợi ý HS trả lời.
PC1 - Cảm ứng từ do dòng diện chạy trong dây dẫn sinh ra phụ thuộc những yếu tố nào?
TL1: - Cảm ứng từ do dòng diện chạy trong dây dẫn sinh ra:
 + Tỉ lệ với cường độ dòng điện sinh ra điện trường.
 + Phụ thuộc dạng hình học của dây dẫn.
 + Phụ thuộc vị trí điểm đang xét.
 + Phụ thuộc môi trường trong quanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. ( 7’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi PC2.
- Trả lời C1.
- Đọc SGK mục I, trả lời các câu hỏi PC3.
- Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm về đường sức, nêu câu hỏi PC2.
- Nêu câu hỏi C1.
- Nêu câu hỏi PC3.
PC2 - Nêu đặc điểm đường sức từ của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
TL2: - Là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn mà tâm chính là vị trí giao của dây dẫn với mặt phẳng đó. Chiều của đường sức xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải.
PC3 - Nêu biểu thức xác định độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I một khoảng r trong chân không.
TL3: - Biểu thức: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành hình tròn ( 9’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC4.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nêu câu hỏi PC4.
- Hướng dẫn hs trả lời
- Xác nhận kiến thức trong mục.
PC4 - Nêu đặc điểm đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn.
 - Nêu biểu thức tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây.
TL4: - Đặc điểm đường sức: Là những đường cong vô hạn ở hai đầu nằm trong các mặt phẳng chứa trục đi qua tâm của vòng dây. Có thể xác định được chiều đường sức bằng quy tắc nắm tay phải.
- Biểu thức độ lớn của cảm ứng từ tại tâm của vòng dây:
Hoạt động 4 Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây(10’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC5.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nêu câu hỏi PC5.
- Hướng dẫn hs trả lời
- Xác nhận kiến thức trong mục.
PC5 - Nêu đặc điểm đường sức sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây.
 - Viết biểu thức tính cảm ứng từ tại các điểm trong lòng ống dây.
TL5: - Các đường sức phía ngoài dây giống với đường sức sinh bởi nam châm thẳng. Các đường sức phía trong lòng ống là những đường thẳng song song cách đều nhau. Chiều của các đường sức trong lòng ống cũng được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải.
- Biểu thức c

File đính kèm:

  • docGA 11CB.doc